Thứ Năm, ngày 19/12/2024 | 10:41
Sức bật mới cho đồng bằngBài 3 Liên kết để PT (1).MP3
Việc liên kết phát triển du lịch với Thành phố Hồ Chí Minh đã mang lại những bước tiến đáng kể cho ngành du lịch ĐBSCL. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần phải làm để khai thác tối đa các tiềm năng chưa được tận dụng.
Ngành du lịch tỉnh Hậu Giang đang tập trung triển khai điểm đến, tuyến du lịch mang tính điểm nhấn, đặc sản của ĐBSCL.
Ngành du lịch ĐBSCL đang tập trung triển khai điểm đến, tuyến du lịch mang tính điểm nhấn.
Cần sự thay đổi
Du lịch là một trong 4 trụ cột kinh tế mà Hậu Giang đang tập trung phát triển. Năm 2024, tỉnh đón lượng khách tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm trước. Để du lịch phát triển tương xứng tiềm năng, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch có kế hoạch cụ thể cho phát triển để du lịch của tỉnh đi vào thực chất. Quan tâm hơn nữa việc kêu gọi, thu hút đầu tư vào ngành du lịch; hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có ý tưởng, đam mê làm du lịch. Ngành du lịch cũng tập trung triển khai điểm đến, tuyến du lịch mang tính điểm nhấn, đặc sản của ĐBSCL, từ đó nâng cao chất lượng trụ cột du lịch của tỉnh.
Trong việc liên kết, phát triển du lịch với Thành phố Hồ Chí Minh, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đề xuất: “Thành phố Hồ Chí Minh cần có không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm ĐBSCL. Nếu du khách cần xem nét văn hóa ĐBSCL thì có trình chiếu, giới thiệu cho họ xem. Nếu họ có nhu cầu, muốn đi thì có tour, tuyến để họ đi theo các tour, tuyến mà chúng ta đã liên kết với nhau”.
Thống kê từ 100 doanh nghiệp lữ hành tại Thành phố Hồ Chí Minh, hơn 5,7 triệu lượt khách đã tham gia các chương trình du lịch liên kết, khám phá văn hóa, sinh thái và ẩm thực đặc trưng của ĐBSCL. Các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò chính trong việc khai thác các sản phẩm du lịch này, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. Tại ĐBSCL, các doanh nghiệp đã và đang triển khai các chương trình để thu hút khách du lịch, đồng thời tăng cường liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh để mở rộng thị phần từ thành phố triệu dân.
Ông Trần Anh Thuy, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bến Tre, đề xuất cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Bến Tre, đặc biệt là sản phẩm OCOP và sản phẩm từ dừa tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và các thị trường tiềm năng quốc tế. Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mang đậm sắc thái địa phương.
Bến Tre có 5 điểm đến vào TOP 50 điểm đến du lịch được bình chọn là điểm đến tiêu biểu ĐBSCL: Nông trại Hải Vân Sân chim Vàm Hồ, Du lịch Cồn Phụng, Ben Tre Riverside Resort - Khu vườn sinh thái Bên Sông (Riverside Garden), Du lịch sinh thái Người Giữ Rừng, Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu. Bến Tre tập trung củng cố và phát triển các chương trình tham quan, tuyến du lịch nội tỉnh, nội vùng; tiếp tục kết nối các tỉnh thành hoàn thiện và phát triển tuyến “Non nước hữu tình” (Thành phố Hồ Chí Minh - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng - Cần Thơ - Bạc Liêu - Cà Mau) và một số tuyến liên kết 6 tỉnh: Long An - Tiền Giang - Bến Tre - Vĩnh Long - Trà Vinh - Đồng Tháp…
Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Bến Tre cho hay du lịch Bến Tre luôn vận động không ngừng, thay đổi từ tư duy truyền thống sang tư duy “xanh” để kịp thời thích ứng và đưa ra chiến lược kinh doanh, xây dựng sản phẩm theo hướng bền vững, hướng tới cộng đồng, phát triển du lịch “xanh”.
“Chúng tôi vận động tất cả các doanh nghiệp, đơn vị hãy chung tay giữ môi trường xanh và kêu gọi họ làm những tour, những sản phẩm mà mỗi du khách dù là quốc tế hay nội địa sẽ trở thành một thành viên để cùng với cộng đồng người dân địa phương, cùng với chính quyền địa phương tạo nên một mảng xanh cho tỉnh Bến Tre. Đặc biệt quan tâm nhất đó là vấn đề về phát triển thảm xanh. Tập trung nhất hiện nay là xu hướng đang được tất cả mọi người quan tâm, đó là chỉ số carbon trong phát triển kinh tế xanh của từng địa phương”, bà Nguyễn Thị Ngọc Dung chia sẻ.
Để du lịch phát triển xứng tầm, ông Trần Anh Thuy, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bến Tre, đề xuất cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Bến Tre, đặc biệt là sản phẩm OCOP và sản phẩm từ dừa tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và các thị trường tiềm năng quốc tế. Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mang đậm sắc thái địa phương.
“Tăng cường liên kết du lịch, nhất là du lịch sinh thái, văn hóa. Hỗ trợ xây dựng, quảng bá các tour du lịch, liên kết Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre. Trong đó, tập trung vào các sản phẩm du lịch sinh thái, làng nghề truyền thống. Hỗ trợ Bến Tre hệ thống hạ tầng giao thông và phát triển các tuyến du lịch đường thủy”, ông Trần Anh Thuy chia sẻ.
Bên cạnh đó, ông Thuy cho rằng cần tiếp tục kiến nghị với Trung ương hỗ trợ nguồn lực đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông, nhất là tuyến đường bộ ven biển kết nối các tỉnh như: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng với Thành phố Hồ Chí Minh, hỗ trợ tỉnh Bến Tre nâng cấp các cầu, có độ tĩnh không thấp.
Nhìn nhận điểm chung hiện nay của 13 tỉnh, thành ĐBSCL trong phát triển du lịch chủ yếu là từ đặc trưng vùng sông nước. Tuy nhiên, theo ông Mai Hoàng Việt, Giám đốc Công ty CP Dịch vụ Du lịch Công tử Bạc Liêu, để phát triển du lịch bền vững, cần có sản phẩm đặc trưng để phục vụ du khách, thu hút khách hàng tiềm năng, đặc biệt là khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.
“Cần có đề án nghiên cứu phát triển du lịch đặc trưng từng tỉnh, thành tạo nên sự liên kết, tránh nhàm chán cho du khách. Ngoài ra, cơ sở lưu trú cần nâng cao chất lượng sản phẩm, số lượng để đáp ứng nhu cầu lưu trú ngày càng cao của du khách. Hiện nay, theo tôi biết còn nhiều tỉnh, thành chưa có khách sạn tiêu chuẩn cao cấp từ 4-5 sao”, ông Việt đề xuất.
Đại diện Hiệp hội du lịch tỉnh An Giang nhấn mạnh, trong liên kết vùng, cần xây dựng các tour và tuyến du lịch hấp dẫn để giữ chân du khách ở lại lâu hơn. Những tour này nên có nội dung phong phú và sinh động giúp du khách tận hưởng và trải nghiệm, qua đó khuyến khích họ chi tiêu nhiều hơn trong thời gian lưu trú. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch đang rất cần nguồn vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên, hiện nay các tổ chức tín dụng cho lĩnh vực này chưa nhiều. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có sự tiếp xúc và hỗ trợ để tiếp cận nguồn vốn với mức lãi suất hợp lý.
Xây dựng kế hoạch dài hạn
Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho rằng trong hợp tác phát triển du lịch, thành phố và các tỉnh, thành ĐBSCL cần hợp tác chặt chẽ để xác định lộ trình hợp lý cho khách du lịch quốc tế, đảm bảo họ lưu lại Việt Nam trong số trung bình 12 ngày. Cần xác định số ngày du khách ở Thành phố Hồ Chí Minh và số ngày họ tham quan ĐBSCL, cũng như xây dựng các tour tuyến và sản phẩm du lịch phù hợp để phối hợp hiệu quả.
“Chúng ta có rất nhiều lễ hội nhưng làm riêng lẻ, mỗi lễ hội gần như tự làm, không có phối hợp. Làm sao mỗi tháng có một sự kiện lễ hội nào đó để du khách có thể đến, tham gia. Thậm chí những hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại của 13 tỉnh cùng nhau thực hiện. Cái này phải ngồi lại với nhau mới tính được”, ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.
Cũng theo ông Phan Văn Mãi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương cần ngồi lại với nhau vẽ nên bản đồ du lịch của vùng và ĐBSCL để cùng xuất hiện với nhau trong kinh doanh, trong các sự kiện. Xây dựng khái niệm du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và ĐBSCL chứ không phải riêng từng địa phương. Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm sẽ mời tư vấn làm việc này. Khi có thiết kế, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mời các công ty du lịch tham gia vào.
“Sự kiện “Trên bến dưới thuyền” sắp tới tại Thành phố Hồ Chí Minh phải làm sao để sự xuất hiện của các địa phương ĐBSCL tại sự kiện này thật sự nổi bật. Không chỉ là mua bán những sản vật cụ thể mà đó là sự trao đổi, đóng góp của ĐBSCL cho đời sống vật chất và tinh thần, cho sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại”, ông Phan Văn Mãi bày tỏ.
MỘNG TOÀN
Bài 4: Để hợp tác đi vào chiều sâu
06:01 23/05/2025
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các nghề truyền thống không chỉ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, giúp nông thôn phát triển hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, tạo nội lực cho địa phương xây dựng NTM.
05:56 23/05/2025
Những đánh giá, chia sẻ từ doanh nghiệp không chỉ phản ánh sự đồng hành hiệu quả của chính quyền địa phương mà những góp ý chân tình đó còn mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững cho tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp trong tương lai.
05:45 23/05/2025
(HG) - Qua tổng hợp của Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, hiện toàn tỉnh có 46/51 xã đạt tiêu chí số 17 về Môi trường và An toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới.
05:44 23/05/2025
(HG) - Để chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trong năm nay trên địa bàn tỉnh tiếp tục đi vào chiều sâu, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn và giải quyết các vấn đề bức xúc trong xây dựng NTM;
05:30 23/05/2025
(HG) - Thông tin từ Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), ngày 21-5 vừa qua,
05:12 23/05/2025
Chưa bao giờ giá dừa nguyên liệu ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lên cơn sốt như hiện nay với khoảng 210.000-230.000 đồng/chục (12 trái).
15:09 22/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Hơn 1,1 triệu tỷ đồng tín dụng chảy vào bất động sản TP Hồ Chí Minh; Giá xăng giảm, giá dầu tăng từ 15h00 chiều 22/5; Tiêu thụ gạo tại Nhật Bản giảm mạnh do giá tăng gần gấp đôi.
06:58 22/05/2025
(HG) - Khối lượng xây lắp dự án Đường tỉnh 929, đoạn từ Đường tỉnh 931B đến Quốc lộ 61, đạt trên 90%. Dự án này có chiều dài 4,9km với tổng mức đầu tư 300 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 đến năm 2025.
05:11 22/05/2025
Không chỉ giả danh nhân viên ngành điện để gọi điện nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân, gần đây, các đối tượng lừa đảo còn sử dụng chiêu trò tinh vi hơn, đó là tạo lập trang website giả mạo ngành điện nhằm đánh lừa người dùng.
05:09 22/05/2025
(HG) - UBND tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản trả lời các kiến nghị của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam về việc đề nghị xem xét xác nhận và chỉnh lý, bổ sung quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
06:03 23/05/2025
Nhìn lại chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được triển khai giai đoạn qua cho thấy, điều này đã góp phần thu hút nhà đầu tư để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tại tỉnh nhà.
06:01 23/05/2025
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các nghề truyền thống không chỉ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, giúp nông thôn phát triển hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, tạo nội lực cho địa phương xây dựng NTM.
06:00 23/05/2025
Kết nối đơn vị đào tạo, mời gọi sinh viên ngành công nghệ thông tin về địa phương, tổ chức các chương trình huấn luyện…
05:56 23/05/2025
Những đánh giá, chia sẻ từ doanh nghiệp không chỉ phản ánh sự đồng hành hiệu quả của chính quyền địa phương mà những góp ý chân tình đó còn mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững cho tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp trong tương lai.