Cơ hội vàng cho xuất khẩu nông sản ĐBSCL

Bài 3: Nâng cao chất lượng để chinh phục thị trường

Thứ Sáu, ngày 24/01/2025 | 06:12

Nhờ uy tín, chất lượng ngày càng được cải tiến, nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL đã khẳng định được vị thế trong xuất khẩu, mang về giá trị cao cho doanh nghiệp và người dân.

Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics đưa vào hoạt động máy chiếu xạ với công suất 1.000 tấn/ngày đêm.

Bước tiến mới

Chanh không hạt là một trong những loại nông sản thế mạnh của Hậu Giang, được nhiều bà con chọn trồng để phát triển kinh tế, với diện tích theo Cục Thống kê tỉnh hiện hơn 2.970ha. Bà Nguyễn Thị Thuyết, Giám đốc HTX nông nghiệp Thạnh Phước, huyện Châu Thành, cho biết nhờ đẩy mạnh liên kết xuất khẩu cùng với việc tuân thủ các tiêu chuẩn sản xuất mà chanh không hạt của HTX đã thành công có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

“Mình tự đóng, ra hàng, chế biến xuất khẩu luôn. Còn đối tác bên kia người ta lấy tiền cho mình. Ngoài chanh của Hậu Giang, HTX còn mua chanh của các tỉnh khác để đảm bảo cung ứng đủ cho các đơn hàng xuất khẩu”, bà Thuyết thông tin.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp thuận lợi trong xuất khẩu nông sản, các cơ sở hạ tầng hiện đại cũng được đầu tư mạnh mẽ. Cuối tháng 11-2024, Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics đã khai trương Nhà máy chiếu xạ nông sản công suất 1.000 tấn sản phẩm/ngày đêm tại Cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành. Nhà máy giúp chiếu xạ nhanh chóng các mặt hàng trái cây tươi, trái cây chế biến, nông thủy hải sản...

Ông Phạm Tiến Hoài, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh cho biết, Trung tâm logistics dành cho nông sản là chìa khóa vàng mở cánh cửa cho ngành nông sản Việt Nam phát triển và hướng ra thế giới.

“Chi phí logistics của nông sản Việt Nam rất cao, chiếm 30% nên mất lợi thế so với nhiều nước trong khu vực. Nhà máy hoạt động sẽ góp phần tiết kiệm chi phí xuống còn 15%, cải thiện chất lượng nông sản, tạo ra các thế mạnh giúp cho ngành nông sản đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm nông sản của các nước trong khu vực cũng như thế giới, nhất là các mặt hàng trái cây tươi, trái cây chế biến”, ông Hoài khẳng định.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024 của nước ta đạt 7,12 tỉ USD, tăng 27,1% so với năm 2023. Đây là năm đầu tiên, ngành rau quả đã chạm và vượt qua ngưỡng 7 tỉ USD. Với dư địa xuất khẩu còn rất lớn, dự báo ngành hàng rau quả có khả năng bứt phá trong thời gian tới, đạt mốc 10 tỉ USD vào năm 2027.

Cần có chiến lược bền vững

Thống kê của Bộ Công thương, đến nay, vùng ĐBSCL đang đóng góp khoảng 31% GDP toàn ngành nông nghiệp với khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sản nuôi, khai thác, 60% lượng cá xuất khẩu và xấp xỉ 70% trái cây các loại... Trong tốp các địa phương có sản lượng nuôi, khai thác thủy hải sản cung ứng cho thị trường toàn cầu, tập trung hầu hết tại vùng ĐBSCL gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang (con tôm); các tỉnh như An Giang, Ðồng Tháp nổi tiếng với cá da trơn.

Theo Cục Xúc tiến thương mại, các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc đang ổn định trở lại, mở ra cơ hội cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là vùng ĐBSCL, với nhiều hoạt động xúc tiến thương mại gia tăng cả về tần suất và quy mô.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương, cho rằng: “Xây dựng cơ chế, hợp tác trong xúc tiến xuất khẩu của vùng, có thể tính đến chuyện xây dựng thương hiệu cho một nhóm hoặc một vài nhóm ngành hàng của vùng. Phải có một hoặc một vài hội chợ chuyên ngành quốc tế cho cả vùng để tạo ra được thương hiệu vùng và cộng hưởng được nguồn lực sức mạnh của hoạt động xúc tiến thương mại của mỗi địa phương và đóng góp cho cả vùng”.

Ngoài lợi thế về chất lượng, nhiều loại trái cây Việt Nam có đặc tính rải vụ nên xuất khẩu rau quả được đánh giá còn nhiều dư địa. Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích rải vụ của 5 loại cây (thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng và nhãn) tại các tỉnh ĐBSCL đã chiếm trên 62% tổng diện tích thu hoạch, sản lượng rải vụ chiếm trên 54% tổng sản lượng. Vấn đề cốt lõi là phải quan tâm đến chất lượng nông sản để giữ vững uy tín trên thị trường.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt, ngành rau quả là một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam hiện nay, ngành hàng đã tăng trưởng liên tục trong thời gian qua. Trong đó, vùng ĐBSCL đóng góp khoảng 60-70% tổng sản lượng rau quả của cả nước.

“Chúng ta phải đẩy mạnh chất lượng. Muốn đẩy mạnh chất lượng thì có nhiều cách, nhưng trong đó các địa phương cần có những chương trình tập huấn, nâng cao trình độ công nghệ thông tin để giúp cho nông dân có thể áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, dễ dàng thực hiện truy xuất nguồn gốc. Khi làm được như vậy sẽ tạo ra thương hiệu của vùng nguyên liệu, từ đó hình thành thương hiệu quốc gia sẽ không còn sợ không có người mua”, ông Đặng Phúc Nguyên nhấn mạnh.

Cũng theo ông Nguyên, đối với sản xuất rau quả ĐBSCL cần hướng đến tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để xúc tiến vào các thị trường, nhất là những thị trường khó tính, yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn, chất lượng.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, chia sẻ: “Xây dựng những vùng, những chuỗi liên kết sản xuất lớn vì khi xuất khẩu chúng ta phải đảm bảo được số lượng hàng hóa. Thứ hai là chất lượng. Thứ ba là đảm bảo truy xuất nguồn gốc, xuất xứ cũng như nhãn hiệu, thương hiệu trên các thị trường. Để làm được điều này cần có sự liên kết, phối hợp. Thời gian tới, chúng ta cần phối hợp, đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức chính ngạch để các sản phẩm đi vào các thị trường lớn, khó tính”.

Bên cạnh đó, để xuất khẩu bền vững rất cần có chiến lược phát triển bền vững, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu. Đặc biệt là có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ, lưu thông. Cùng với đó, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong Nghị định thư đã ký.

MỘNG TOÀN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Vui xuân không quên đồng ruộng

06:10 24/01/2025

Với tình hình thời tiết hiện nay nắng mưa xen kẽ, sáng sớm se lạnh kèm theo sương mù là điều kiện thuận lợi cho dịch hại xuất hiện và tấn công trên các trà lúa Đông xuân;

Dồi dào hàng hóa tết

05:50 24/01/2025

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí mua sắm đã bắt đầu trở nên sôi động.

Đảm bảo hoạt động thanh toán qua ATM diễn ra thông suốt

05:48 24/01/2025

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị tốt về kỹ thuật, lượng tiền đáp ứng kịp thời để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra ổn định, thông suốt, phục vụ tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Nơi mua sắm hàng hóa cuối năm

05:46 24/01/2025

Vào những ngày này, bên cạnh các chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh, Hội chợ Xuân Hậu Giang - Ất Tỵ 2025 cũng là nơi mua sắm được nhiều người dân trong tỉnh lựa chọn để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán.

Hướng dẫn hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đăng ký, kê khai, nộp thuế

05:44 24/01/2025

(HG) - Theo Cục Thuế Hậu Giang, Tổng Cục Thuế công bố Cổng thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số (gọi tắt là Cổng TMĐT HKD).

Chuyển đổi 2.412,5ha đất chuyên trồng lúa sang trồng cây hàng năm và trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản

05:41 24/01/2025

(HG) - UBND tỉnh vừa có Quyết định Ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2025.

Xuân về bên dòng Xà No

05:38 24/01/2025

Hậu Giang với hệ thống kênh rạch chằng chịt, trong đó công trình lịch sử kênh xáng Xà No được mệnh danh là “Con đường lúa gạo trăm năm của vùng Nam bộ” luôn giúp người dân nơi đây phát triển về đời sống vật chất và tinh thần;

Thi công xuyên tết trên dự án giao thông trọng điểm

05:30 24/01/2025

Những ngày giáp tết, trên các công trường cao tốc ở ĐBSCL, không khí làm việc vẫn rất sôi động và khẩn trương.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 23-1-2025: WB dự đoán GDP Việt Nam cao nhất khu vực Đông Á

10:44 23/01/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Việt Nam đứng thứ 5 về xuất khẩu thủy sản tại Singapore; Số tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng lập kỷ lục mới; Nhu cầu dầu thế giới có thể tăng 1,3 triệu thùng/ngày.

Mô hình kinh tế tuần hoàn cho lợi nhuận từ 30-46 triệu đồng/ha/vụ

08:34 23/01/2025

(HG) - Sáng ngày 22-1, tại UBND xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh tổ chức tổng kết mô hình kinh tế tuần hoàn lúa - cá - vịt. Tham dự có ngành nông nghiệp và người dân thực hiện mô hình tại huyện Vị Thủy, huyện Phụng Hiệp và đông đảo người dân xã Vĩnh Thuận Tây.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Tặng 30 phần quà cho đoàn viên, người lao động bị bệnh hiểm nghèo

09:44 24/01/2025

(HGO) - Chiều ngày 23-1, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức tặng 30 phần quà cho đoàn viên, người lao động bị bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, với tổng số tiền gần 20 triệu đồng.

Bài 3: Nâng cao chất lượng để chinh phục thị trường

06:12 24/01/2025

Nhờ uy tín, chất lượng ngày càng được cải tiến, nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL đã khẳng định được vị thế trong xuất khẩu, mang về giá trị cao cho doanh nghiệp và người dân.

Thêm niềm vui cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn

06:11 24/01/2025

Những ngày này, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Châu Thành và các cơ sở hội đang tất bật các hoạt động chăm lo tết cho hội viên, phụ nữ trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Vui xuân không quên đồng ruộng

06:10 24/01/2025

Với tình hình thời tiết hiện nay nắng mưa xen kẽ, sáng sớm se lạnh kèm theo sương mù là điều kiện thuận lợi cho dịch hại xuất hiện và tấn công trên các trà lúa Đông xuân;