Thứ Tư, ngày 23/04/2025 | 05:27
ĐBSCL tìm “cú hích” phát triển từ đầu tư công (Bài 5: Vượt trũng, vươn xa).mp3
Để đảm bảo ĐBSCL có thể phát triển bền vững và tận dụng tối đa tiềm năng kinh tế, cần có những giải pháp chính sách mạnh mẽ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và gia tăng nguồn lực đầu tư.
Cơ sở hạ tầng giao thông đang được đầu tư mạnh mẽ.
Cần chiến lược dài hạn
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giảng viên cao cấp Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, nhấn mạnh vòng xoáy kinh tế là yếu tố có thể kiểm soát và đảo ngược nếu có chiến lược đầu tư hợp lý. Thay vì phản ứng bị động với khó khăn, ĐBSCL cần đầu tư thông minh, có chiến lược dài hạn và tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm để tạo sự bứt phá bền vững.
Xét về lĩnh vực thì nông nghiệp chiếm 41,2% diện tích đất lúa cả nước và tiếp tục là trụ cột của vùng. Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh gợi ý về việc chuyển đổi một phần diện tích đất lúa sang các hoạt động kinh tế có giá trị cao hơn là tiềm năng đáng kể, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, giữ vững bản sắc vùng đồng bằng.
Đầu tư công nghiệp của ĐBSCL liên tục đứng thứ 5 từ năm 2014, với tốc độ tăng trưởng chỉ 4,6% trong 1 thập kỷ qua. Có thể thấy, đầu tư cho công nghiệp tại ĐBSCL có sự cân bằng giữa khu vực tư nhân trong nước và FDI, mỗi bên đóng góp khoảng 50%. Tuy nhiên, để thúc đẩy tăng trưởng, vùng cần đồng thời cải thiện hạ tầng và môi trường đầu tư.
Năng lượng tái tạo là điểm sáng. ĐBSCL vươn lên vị trí thứ 3 cả nước về đầu tư năng lượng nhờ làn sóng đầu tư vào năng lượng tái tạo giai đoạn 2019-2021. Khu vực tư nhân trong nước đã dần trở thành nhóm đầu tư lớn nhất, đặc biệt trong các dự án điện gió và điện mặt trời. Tuy nhiên, tiềm năng điện sinh khối và tận dụng phế phẩm từ rác chưa được vùng khai thác hiệu quả.
Thị trường bất động sản cũng đang mở ra tiềm năng tăng trưởng. Với dự kiến tỷ lệ đô thị hóa tăng gấp rưỡi vào năm 2030, bất động sản có cơ hội phát triển nếu hạ tầng và công nghiệp được đẩy mạnh. Nhưng khả năng huy động và hấp thụ vốn của ĐBSCL vẫn ở mức thấp, là điểm nghẽn cần tháo gỡ. Đầu tư cho thương mại tại ĐBSCL chỉ chiếm khoảng 5% tổng đầu tư xã hội nhưng có tốc độ tăng trưởng cao gấp 1,7 lần trung bình cả nước. Nếu cải thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống logistics đang có tốc độ tăng trưởng chậm so với mặt bằng chung, khu vực này có thể tạo động lực kinh tế mới.
“Năm 2024, ĐBSCL có tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp cao nhất cả nước là 5%. Tuy nhiên, lại có hạn chế về chất lượng. Chúng ta phải làm cho quy mô doanh nghiệp lớn lên, quy mô vốn cao hơn, năng suất tăng trưởng tốt hơn, áp dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số tốt lên. Doanh nghiệp không thể tự làm được mà cần sự hỗ trợ. Sự đồng hành này cần sự phối hợp giữa chính quyền, hiệp hội doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp”, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh nhấn mạnh.
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cùng các tác giả đề xuất nâng cao hiệu quả đầu tư và ưu tiên các lĩnh vực có tính lan tỏa cao như hạ tầng số; tăng cường kết nối khu vực về hạ tầng và tư duy phát triển. Đặc biệt, cần tháo gỡ các rào cản về môi trường kinh doanh trước khi nghĩ đến các biện pháp hỗ trợ khác. Xây dựng chiến lược phát triển rõ ràng với các ưu tiên cụ thể.
Trong quá trình đó, nhà nước cần đóng vai trò trụ cột, đầu tư công tạo nền tảng thu hút đầu tư tư nhân. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy đầu tư tư nhân trong nước và coi đây là động lực tăng trưởng chính và cần sử dụng FDI có chọn lọc để tạo hiệu ứng lan tỏa và thúc đẩy đầu tư trong nước, kèm với việc tận dụng ODA cho các mục tiêu chiến lược như nâng cao năng lực và ứng phó biến đổi khí hậu. Báo cáo Kinh tế thường niên năm 2024 cũng khuyến nghị ĐBSCL nên tập trung vào chuyển đổi số, nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng xanh và phát triển nguồn nhân lực; tăng cường phối hợp giữa các cấp, ngành và địa phương.
“ĐBSCL cần một cách tiếp cận đầu tư thông minh, hiệu quả và có chiến lược, tập trung vào việc giải quyết các nút thắt hiện tại, tăng cường kết nối và khai thác các tiềm năng đặc thù của vùng để đạt được sự phát triển bền vững. Việc cải thiện môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng là then chốt để thu hút đầu tư tư nhân, động lực tăng trưởng quan trọng nhất của vùng”, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh nhấn mạnh.
Ở góc nhìn khác, ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh ĐBSCL (VCCI Cần Thơ), cho biết: ĐBSCL đã chậm lại so với mặt bằng chung cả nước. Các địa phương cần phải tập trung có quan tâm tháo gỡ, trước hết là giải ngân đầu tư công. Đây là động lực quan trọng để giúp nền kinh tế cũng như điều kiện phát triển tốt hơn. Khi giải ngân đầu tư công quyết liệt, triển khai nhanh sẽ đóng góp vào tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế, tạo điều kiện cho hạ tầng, thu hút các nhà đầu tư từ bên ngoài.
Vấn đề thứ hai là môi trường kinh doanh. Dù ĐBSCL có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh khá tốt, nhưng so với các địa phương năng động khác, vùng vẫn còn nhiều dư địa cải cách và cần hành động quyết liệt hơn. Môi trường đầu tư và chính sách tốt sẽ là yếu tố then chốt để thu hút nhà đầu tư. Thứ ba, từ vấn đề về đầu tư công và hạ tầng sẽ mang yếu tố quyết định đến những vấn đề khác như giáo dục đào tạo. ĐBSCL là một trong những vùng có tỷ lệ lao động được đào tạo thấp nhất cả nước, do đó các địa phương cần phải quan tâm và chủ động đẩy mạnh công tác đào tạo lực lượng lao động này để cung ứng nguồn lực cho phát triển. Công tác thứ tư đó là về quy hoạch. Hiện nay, đã có quy hoạch vùng và quy hoạch các địa phương, cần phải đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước theo sát đúng quy hoạch để chúng ta có những định hướng phát triển tốt.
“Qua quá trình làm việc với các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức xúc tiến quốc tế thì ĐBSCL còn ít được các nhà đầu tư biết đến. Điều đó cho thấy rằng công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh của địa phương chưa đủ nhiều, chưa đủ mạnh làm cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài biết đến so với các vùng miền khác. Trong những khảo sát của chúng tôi và làm việc với các tổ chức quốc tế, chúng tôi ghi nhận rằng thông tin các địa phương về vùng ĐBSCL chưa được đẩy mạnh, các địa phương cần phải tập trung vấn đề này”, ông Nguyễn Phương Lam nhấn mạnh.
Chính sách hiệu quả
Theo các chuyên gia, việc xác định đúng ưu tiên đầu tư là yếu tố then chốt để đảm bảo các nguồn vốn được sử dụng hiệu quả. Tiếp theo, nâng cao hiệu quả đầu tư là điều kiện tiên quyết để đảm bảo nguồn lực được sử dụng đúng mục tiêu và tạo ra tác động kinh tế - xã hội lâu dài. Bên cạnh đó, các giải pháp gia tăng nguồn lực đầu tư cần được triển khai đồng bộ để huy động vốn hiệu quả từ nhiều nguồn khác nhau.
Các ưu tiên đầu tư quan trọng nhất ở ĐBSCL được chỉ ra là việc xác định chính xác các ưu tiên đầu tư là vô cùng quan trọng. Trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng, biến đổi khí hậu và chuyển đổi mô hình kinh tế, các chính sách đầu tư cần hướng tới các lĩnh vực có tác động lan tỏa lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn và cải thiện chất lượng cuộc sống người dân.
Chính phủ cần ưu tiên đầu tư mạnh mẽ vào phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ nhằm giảm chi phí logistics, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng và khả năng cạnh tranh kinh tế của vùng. Việc đầu tư vào các tuyến cao tốc quan trọng, hệ thống cảng biển nước sâu, đường thủy nội địa và phát triển mạng lưới đường sắt sẽ giúp cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận thị trường, thu hút thêm đầu tư tư nhân và tạo động lực cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển.
Bên cạnh đó, trong thời đại chuyển đổi số ngày nay, công nghệ số là điều kiện tiền đề và công cụ then chốt để nâng cao hiệu quả đầu tư và năng lực cạnh tranh kinh tế ở ĐBSCL cũng như tăng cường kết nối giữa ĐBSCL với phần còn lại của cả nước và thế giới. Vì vậy, Chính phủ và bản thân các tỉnh cần ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng số, thúc đẩy chính quyền số, thương mại điện tử, đào tạo kỹ năng số. Ngoài ra, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và đổi mới công nghệ là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự phát triển bền vững của ĐBSCL. Đầu tư vào hệ thống thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu để đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
Phát triển công nghiệp chế biến là một ưu tiên quan trọng để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm thủy sản và nông nghiệp của ĐBSCL. Đầu tư vào năng lượng tái tạo đặc biệt là điện gió và điện năng lượng mặt trời sẽ giúp ĐBSCL tận dụng lợi thế tự nhiên và thúc đẩy nền kinh tế xanh. Đầu tư phát triển các ngành dịch vụ bao gồm tài chính - tín dụng, bất động sản, bán buôn - bán lẻ và xuất nhập khẩu…
Các giải pháp chính sách cần tập trung vào việc xác định chính xác ưu tiên, nâng cao hiệu quả đầu tư và mở rộng nguồn lực tài chính từ cả khu vực công và tư nhân, trong đó, đầu tư công hiệu lực và hiệu quả là điều kiện then chốt để thu hút đầu tư tư nhân vào ĐBSCL. Để thực hiện các mục tiêu này, sự phối hợp giữa trung ương và địa phương, giữa các địa phương trong vùng và giữa Nhà nước với các hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết.
MỘNG TOÀN
07:48 23/04/2025
(HG) - Ông Trần Bá Thức, Phó Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Châu Thành, cho biết: Trong tháng 4 này, phòng giao dịch đã đẩy nhanh giải ngân vốn kịp thời đến hộ vay có nhu cầu vay vốn trên địa bàn huyện. Đến nay đã giải ngân hết nguồn vốn được giao hơn 37,7 tỉ đồng, với 638 hộ vay. Nguồn vốn tập trung cho vay vào các chương trình như cho vay giải quyết việc làm trên 17,6 tỉ đồng, nước sạch vệ sinh môi trường 9,5 tỉ đồng, hộ cận nghèo 1,1 tỉ đồng...
07:47 23/04/2025
(HG) - Sáng ngày 22-4, Ban chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng (Ban chỉ đạo) tỉnh có buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) huyện Phụng Hiệp và đơn vị chủ rừng là Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Khu bảo tồn) về thực hiện nhiệm vụ PCCCR.
07:47 23/04/2025
(HG) - Theo kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang về thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy
05:29 23/04/2025
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt như hiện nay, đồng thời kèm theo xuất hiện một số sinh vật gây hại trên đồng ruộng; do đó, để cây lúa phát triển tốt theo từng giai đoạn sinh trưởng, hiện nông dân tại nhiều cánh đồng trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực chăm sóc vụ lúa Hè thu.
10:58 22/04/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Tiền Giang nhân rộng cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng trái cây; Các ngân hàng giữ mốc lãi suất 6%; Đồng USD thấp nhất 3 năm.
09:57 22/04/2025
(HG) - Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành A vừa giải ngân cho 52 hộ vay vốn ở thị trấn Một Ngàn, với số tiền trên 1,7 tỉ đồng.
08:32 22/04/2025
(HG) - Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phụng Hiệp vừa tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động của quý I, triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2025.
08:25 22/04/2025
Bám sát chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi,
08:23 22/04/2025
Chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu đang mở ra làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam.
14:46 21/04/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá vàng đảo chiều tăng 3 triệu đồng/lượng; Điều chỉnh tăng lương hưu từ ngày 1/7; 42 hồ chứa thủy lợi ở Đắk Lắk đã cạn nước.
07:57 23/04/2025
(HG) - Chiều ngày 22-4, Công an tỉnh tổ chức Lễ truy tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng ba và trao tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho lực lượng an ninh, trật tự cơ sở. Đến dự, có ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Trần Văn Chính, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
07:54 23/04/2025
(HG) - Sáng ngày 22-4, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Sở Nội vụ và UBND thành phố Vị Thanh tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025. Dự lễ, có bà Thái Thu Xương, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh…
07:53 23/04/2025
(HG) - Chiều ngày 22-4, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; cùng các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tỉnh ủy có cuộc họp xét khen thưởng cho các tổ chức đảng và đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền (2020-2024).
07:47 23/04/2025
(HG) - Sáng ngày 22-4, Ban chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng (Ban chỉ đạo) tỉnh có buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) huyện Phụng Hiệp và đơn vị chủ rừng là Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Khu bảo tồn) về thực hiện nhiệm vụ PCCCR.