Thứ Bảy, ngày 11/01/2025 | 14:39
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Sầu riêng chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả; Giá vàng tăng không ngừng; EU nhập khẩu lượng khí đốt kỷ lục từ Nga.
Gần 88 triệu khách hàng đã xác thực sinh trắc học ngân hàng
Những người chưa cập nhật sinh trắc học không thể thực hiện các giao dịch chuyển tiền trực tuyến. Ảnh minh họa
Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện đã có gần 88 triệu khách hàng đối chiếu sinh trắc học, đạt tỷ lệ trên 75% số lượng khách hàng cá nhân có giao dịch trên kênh số.
Cho đến thời điểm này, những người chưa cập nhật sinh trắc học và những giấy tờ tùy thân hết hạn đã không thể thực hiện các giao dịch chuyển tiền trực tuyến. Với trường hợp những người già, người khuyết tật, người yếu thế... không thể đến ngân hàng để cập nhật sinh trắc học, các ngân hàng khuyến cáo khách hàng hoặc người thân cần liên hệ ngay với ngân hàng để được hỗ trợ, nhằm sớm cập nhật các giấy tờ theo đúng quy định, tránh bị gián đoạn kéo dài.
Sau ngày 1/1/2025, ngoài việc cập nhật sinh trắc học thì những giấy tờ tuỳ thân như chứng minh thư sẽ không còn hiệu lực. Do vậy, nhiều trường hợp khách hàng do chưa cập nhật giấy tờ mới, sẽ bị gián đoạn trong giao dịch ngân hàng.
Nhiều ngân hàng đã khuyến cáo khách hàng cần phải cập nhật giấy tờ tuỳ thân hoặc thực hiện uỷ quyền cho người thân vì sự hỗ trợ chỉ là nhất định và sự hỗ trợ của các ngân hàng cũng cần tuân thủ quy định của pháp luật.
Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện đã có gần 88 triệu khách hàng đối chiếu sinh trắc học, đạt tỷ lệ trên 75% số lượng khách hàng cá nhân có giao dịch trên kênh số. Tình trạng gian lận, lừa đảo trong các giao dịch ngân hàng cũng đã giảm tới hơn 50%.
Theo lộ trình, phương thức sinh trắc học cũng sẽ được áp dụng đối với các doanh nghiệp, từ 1/7/2025. Khi tất cả các tài khoản ngân hàng được định danh, xác thực rõ ràng thì tình trạng tài khoản ảo, lừa đảo, gian lận, mất tiền trong tài khoản sẽ được giảm thiểu.
Sầu riêng chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả
Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng ở các thị trường chủ lực đều tăng mạnh. Ảnh minh họa
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã lập kỷ lục 7,2 tỷ USD, cao hơn 1,6 tỷ USD so với năm 2023. Đây là bước nhảy vọt đầy ấn tượng, đánh dấu cột mốc quan trọng trên hành trình hướng tới mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong tương lai gần.
Trong các mặt hàng xuất khẩu, sầu riêng chiếm ưu thế khi mang về khoảng 3,4 tỷ USD, tương đương 45% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả, tăng gấp 7,8 lần so với năm 2022. Chuối tươi cũng ghi nhận bước tiến lớn, đạt doanh thu 380 triệu USD, tăng trưởng 30%, vượt qua các đối thủ mạnh như Philippines và Ecuador tại thị trường Trung Quốc.
Còn theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 11 tháng năm 2024, nhập khẩu sầu riêng của nước này đạt 1,53 triệu tấn, trị giá 6,83 tỷ USD, tăng 9,4% về lượng và tăng 3,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng từ các nguồn cung Việt Nam, Philippines, Malaysia, nhưng giảm nhập khẩu từ Thái Lan. Trong đó, Việt Nam chiếm 47% thị phần tại thị trường này.
Giá bình quân nhập khẩu sầu riêng vào Trung Quốc trong 11 tháng năm 2024 đạt mức 4.464 USD/tấn, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá bình quân nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam vào Trung Quốc giảm 8%, xuống mức 3.975 USD/tấn; từ Philippines giảm 31,8%, xuống 2.408 USD/tấn. Ngược lại, giá bình quân nhập khẩu sầu riêng từ Thái Lan vào Trung Quốc tăng 0,6%, lên mức 4.938 USD/tấn.
Đáng chú ý, mới đây, trang CNBC đưa tin, Việt Nam đã trở thành “gã khổng lồ” mới trên thị trường sầu riêng toàn cầu, với giá trị xuất khẩu đạt khoảng 3,3 tỷ USD năm 2024.
CNBC đánh giá, Việt Nam đã đạt được thành công vượt trội nhờ vào chiến lược tổng thể bao gồm nâng cao chất lượng, đổi mới công nghệ và mở rộng thị trường quốc tế. Với diện tích trồng sầu riêng lên tới 150.000 ha, Việt Nam tận dụng hiệu quả các khu vực như Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng cao để sản xuất sầu riêng chất lượng cao quanh năm.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký kết thỏa thuận thương mại chiến lược với Trung Quốc qua Nghị định thư xuất khẩu năm 2022, cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, theo dõi sản phẩm và áp dụng công nghệ đông lạnh hiện đại.
Giá vàng tăng không ngừng
Ảnh minh họa
Tại thời điểm khảo sát lúc 13h ngày 11/01/2025, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau:
Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 84,8 - 86,8 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 100.000 đồng giá mua và tăng mạnh 600.000 đồng giá bán. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán là 2,0 triệu đồng.
Cũng trong phiên giao dịch đang diễn ra, các doanh nghiệp vàng bạc đá quý khác như PNJ, DOJI, Phú Quý và Bảo Tín Minh Châu đều tăng hơn nửa triệu đồng/lượng giá bán vàng miếng, đưa giá bán lên vùng tương đương Công ty SJC.
Riêng Công ty Mi Hồng là doanh nghiệp điều chỉnh giá vàng miếng thấp hơn với mức tăng 100.000 đồng ở cả 2 chiều mua - bán, hiện niêm yết tại vùng 85,3 - 86,3 triệu đồng/lượng.
Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước (Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV) niêm yết giá vàng miếng SJC 86,2 triệu đồng/lượng.
Về phía vàng nhẫn, vàng nhẫn SJC 99,99 ghi nhận giá mua vào là 84,8 triệu VNĐ/lượng, tăng 100.000 đồng so với phiên trước, trong khi giá bán đạt 86,6 triệu/lượng, tăng 600.000 đồng.
Nhẫn tròn Phú Quý 999.9 ghi nhận giá mua vào là 85,2 triệu/lượng, tăng 300.000 đồng, và giá bán là 86,6 triệu/lượng, tăng 400.000 đồng. Đặc biệt, nhẫn tròn PNJ 999.9 có giá mua vào 85,4 triệu VNĐ/lượng và giá bán 86,8 triệu/lượng, mức giá bán cao nhất trong khu vực.
Vàng nhẫn tròn trơn Bảo Tín Minh Châu ghi nhận giá mua vào là 85,5 triệu/lượng, tăng 400.000 đồng, và giá bán đạt 86,9 triệu/lượng, tăng 500.000 đồng. Tương tự, nhẫn ép vỉ Vàng Rồng Thăng Long cũng ghi nhận mức giá tương tự. Trong khi đó, nhẫn 999.9 Ngọc Thẩm có giá mua vào thấp nhất là 83,6 triệu/lượng và giá bán đạt 85,8 triệu/lượng.
EU nhập khẩu lượng khí đốt kỷ lục từ Nga
Ảnh minh họa
Nga đã vượt qua Qatar để trở thành nhà cung cấp LNG lớn thứ hai của EU trong năm 2024 và chỉ xếp sau Mỹ.
Tờ The Guardian hôm 9/1 trích dẫn dữ liệu từ công ty phân tích năng lượng Rystad Energy cho thấy các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã mua khối lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) kỷ lục từ Nga trong năm 2024, bất chấp cam kết ngừng tiêu thụ nhiên liệu từ quốc gia bị trừng phạt này vào năm 2027.
Mặc dù lượng khí đốt nhập khẩu qua đường ống từ Nga đã giảm đáng kể do xung đột Ukraine và vụ phá hoại đường ống Nord Stream vào tháng 9/2022, EU vẫn tiếp tục mua LNG của Nga với khối lượng kỷ lục. Loại nhiên liệu này mới chỉ bị nhắm đến một phần trong đợt trừng phạt mới nhất của khối này.
Dữ liệu của Rystad Energy cho thấy các tàu vận chuyển LNG đã chở 17,8 triệu tấn khí từ Nga cập cảng châu Âu trong năm 2024, tăng 2 triệu tấn so với năm 2023.
Theo ông Jan-Eric Fahnrich, nhà phân tích khí đốt tại Rystad Energy, Nga đã vượt qua Qatar để trở thành nhà cung cấp LNG lớn thứ hai của EU trong năm 2024 và chỉ xếp sau Mỹ.
Ông Vaibhav Raghunandan, nhà phân tích về thị trường Nga tại Crea, nói rằng lý do cho sự gia tăng nêu trên khá đơn giản. LNG của Nga được chào bán với mức giá hợp lý hơn so với các nhà cung cấp khác. Do không có lệnh trừng phạt nào đối với mặt hàng này, các công ty đang hoạt động vì lợi ích riêng của họ và mua ngày càng nhiều khí đốt từ nhà cung cấp rẻ nhất.
Ước tính mới nhất vượt quá các tính toán gần đây của hãng tin Bloomberg. Hồi đầu tuần, Bloomberg cho biết các lô hàng LNG từ Nga đến EU trong năm 2024 đã tăng vọt lên 15,5 triệu tấn, so với mức khoảng 10,5 triệu tấn LNG năm 2020.
Tuy nhiên, EU cũng đã đưa ra một số lệnh trừng phạt mới nhằm hạn chế việc tái xuất LNG Nga. Từ tháng 6/2024, các tàu chở LNG của Nga bị cấm thực hiện chuyển hoặc xuất khẩu lại sang các nước thứ ba, với thời gian chuyển tiếp kéo dài 9 tháng.
Dù EU đã tuyên bố quyết tâm thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng Nga, dữ liệu cho thấy điều này không dễ dàng. Nga vẫn giữ vai trò quan trọng trong nguồn cung năng lượng cho châu Âu, đặc biệt là khi các nguồn năng lượng thay thế chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu.
Việc EU nhập khẩu LNG Nga ở mức kỷ lục là minh chứng cho thấy, dù có trừng phạt hay nỗ lực chính trị, bài toán năng lượng vẫn là thách thức lớn mà EU chưa thể giải quyết triệt để.
HOÀI TÂM tổng hợp
10:35 10/01/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Xuất khẩu hạt điều ghi nhận mức kỷ lục mới; Thưởng Tết tăng 13%; NHNN giao chỉ tiêu tín dụng cho các ngân hàng thương mại ngay từ đầu năm.
08:30 10/01/2025
(HG) - Những ngày qua, các thương lái vào tận vườn mua sầu riêng Thái loại đẹp có giá lên đến hơn 210.000 đồng/kg.
10:03 09/01/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ tăng kỷ lục; TP Hồ Chí Minh tăng cường giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ trong dịp Tết; Giá xăng hôm nay dự báo tăng lần thứ hai liên tiếp trong năm mới 2025.
09:06 09/01/2025
(HG) - Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2025 tại Nam bộ sẽ kéo dài, khắc nghiệt với nhiệt độ cao và lượng mưa thiếu hụt, đặc biệt là tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước trong sinh hoạt và gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp sẽ diễn ra gay gắt. Do đó, để chủ động trong công tác phòng,
09:04 09/01/2025
(HG) - Thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án), ngành nông nghiệp tỉnh đề ra mục tiêu xây dựng 15 mô hình hợp tác xã (HTX) và 3 liên hiệp HTX
09:04 09/01/2025
(HG) - Theo Sở NN&PTNT tỉnh, trong năm 2024, Thanh tra chuyên ngành của đơn vị đã tiến hành 10 cuộc thanh tra các doanh nghiệp trên địa bàn. Qua đó, đã tiến hành thanh tra tại 159 cơ sở, bốc được 85 mẫu gửi phân tích chất lượng, cụ thể phân bón 27 mẫu; thuốc bảo vệ thực vật 26 mẫu; thuốc thú y 1 mẫu và 31 mẫu thức ăn chăn nuôi.
09:03 09/01/2025
Năm 2024 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành công thương tỉnh với nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
09:01 09/01/2025
Năm 2025, không chỉ được xác định có ý nghĩa quan trọng là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, mà ngành nông nghiệp tỉnh còn xem đây là năm tăng tốc, bứt phá nên đã đề ra nhiều định hướng trọng tâm cần thực hiện nhằm tạo nền tảng, tiền đề cho giai đoạn kế tiếp.
08:58 09/01/2025
(HG) - Ông Mai Thanh Lâm, ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, đang thu hoạch khổ qua bán cho thương lái, cho biết, dịp Tết Ất Tỵ, gia đình ông trồng được 1.000m2 khổ qua Thái. Nhờ thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh nên khổ qua phát triển tốt cho năng suất cao. Hiện tại, khổ qua của ông Lâm đã thu hoạch được 7 đợt trái, trung bình 3 ngày thu hoạch một lần được từ 130-150kg, thương lái vào tận nơi thu mua với giá 14.000 đồng/kg.
08:56 09/01/2025
Thời gian qua, Công ty Điện lực Hậu Giang đã đẩy mạnh các hoạt động tri ân khách hàng sử dụng điện, thông qua việc sửa chữa, bảo dưỡng, đầu tư hệ thống điện định kỳ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng.
16:02 11/01/2025
Trong xu thế ngày càng chú trọng tối tính đa dụng và tiết kiệm trong thiết kế, sử dụng vật liệu nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường và tối ưu hóa chi phí đang dần trở thành điểm nhấn.
05:50 11/01/2025
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Nhặt được 400 triệu đồng, nam sinh viên Tiền Giang trả lại người đánh rơi; Thảm họa cháy rừng ở California có thể do chập điện; Oscar dời ngày trao giải vì cháy rừng ở Mỹ; Thái Lan cấm nhập khẩu rác thải nhựa.
18:22 10/01/2025
(HGO) - Sáng ngày 10-1, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp triển khai nhiệm vụ của Tổ công tác tiếp công dân,
18:19 10/01/2025
(HG) - Sáng ngày 10-1, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, có buổi tiếp Đoàn công tác Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm, chúc tết UBND tỉnh.