Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 12-1-2025: Từ 20/1, chủ mã số vùng trồng không trực tiếp xuất khẩu sẽ phải khai báo

Chủ Nhật, ngày 12/01/2025 | 14:39

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Cà Mau kim ngạch xuất khẩu tôm đạt gần 1 tỷ USD; Siết chặt kiểm soát hàng hóa phục vụ Tết; Mỗi giờ người Việt mua hơn 300 xe máy.

Từ 20/1, chủ mã số vùng trồng không trực tiếp xuất khẩu sẽ phải khai báo

 

Ảnh minh họa

Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố tiếp tục bố trí nguồn lực (kinh phí và con người) thực hiện kiểm tra, giám sát các vùng trồng, cơ sở đóng gói.

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố; các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng; đại diện các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói về việc tăng cường quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu.

Theo đó, từ ngày 20/1/2025, các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng sẽ dựa trên các báo cáo tổng hợp của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, làm cơ sở để thực hiện thủ tục kiểm dịch thực vật, cho các lô hàng trái cây tươi không do chủ sở hữu mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trực tiếp xuất khẩu.

Cục Bảo vệ thực vật cho biết, đơn vị đã nhận được cảnh báo đối với lô hàng trái cây tươi (sầu riêng và mít) xuất khẩu từ Việt Nam không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu, đặc biệt là của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC).

Cục Bảo vệ thực vật cho rằng, tình trạng này nếu không được kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế và nguy cơ cao sẽ đánh mất thị phần của Việt Nam.

Để tăng cường quản lý chất lượng của các lô hàng trái cây tươi xuất khẩu của Việt Nam và bảo đảm việc tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu; tránh nguy cơ bị áp các biện pháp kiểm soát từ nước nhập khẩu, thậm chí là dừng ngành hàng, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố tiếp tục bố trí nguồn lực (kinh phí và con người) để thực hiện kiểm tra, giám sát các vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu.

Đồng thời, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chương trình giám sát về an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn chất lượng trái cây xuất khẩu tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số; tuyên truyền, tập huấn để phổ biến rộng rãi quy định của nước nhập khẩu.

Cơ quan chuyên môn thông báo tạm dừng toàn bộ mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đối với các trường hợp không tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm.

Các vùng trồng, cơ sở đóng gói thực hiện việc kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và thực hiện truy xuất nguồn gốc như một điều kiện bắt buộc trong việc cấp và duy trì mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói theo yêu của nước nhập khẩu.

Cục Bảo vệ thực vật cũng đề nghị: Chủ mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nếu không trực tiếp xuất khẩu, mà cho phép các tổ chức/cá nhân khác xuất khẩu sản phẩm từ vùng trồng và đóng gói tại cơ sở đóng gói của mình, phải chủ động gửi thông báo bằng văn bản về cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.

Cà Mau: Kim ngạch xuất khẩu tôm đạt gần 1 tỷ USD

 

Ảnh minh họa

Trong năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau hơn 1,1 tỷ USD, tăng 5,86% so với cùng kỳ năm trước và vượt kế hoạch đặt ra. Trong đó, xuất khẩu tôm chiếm tỷ trọng chủ yếu, khoảng 80%.

Theo Sở Công thương Cà Mau, tăng trưởng xuất khẩu tôm năm qua nhờ vào sự cải thiện tích cực nhu cầu nhập khẩu thủy sản của các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản,…. Xu hướng tiêu dùng thế giới cũng chuyển dịch mạnh mẽ sang các sản phẩm thủy sản thay vì thịt gia súc, gia cầm truyền thống. Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia đã mang lại lợi thế đáng kể, đặc biệt về thuế quan.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, năm 2024, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh ước đạt 647.000 tấn, tăng 2% so năm 2023. Trong đó, sản lượng tôm ước đạt 252.000 tấn, tăng 4,5% so năm 2023.

Hiện tỉnh Cà Mau đang phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững; đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi, chuyển đổi mạnh từ nuôi tôm quảng canh sang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh, quảng canh cải tiến.

Thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh Cà Mau cho thấy, trong năm 2024, sản lượng tôm khai thác đạt 10.000 tấn. Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến đạt 188.000 ha. Diện tích nuôi tôm siêu thâm canh đạt 5.025,53 ha, tăng 5,21% so với cùng kỳ và đạt 96,64% kế hoạch. Các loại hình nuôi tôm khác như tôm-rừng đạt diện tích 20.907 ha, tôm-lúa 987 ha và nuôi tôm hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam đạt 250 ha.

Ngoài ra, ngành sản xuất tôm giống cũng có những bước tiến khi số lượng tôm giống kiểm dịch xuất bán tăng đáng kể, đạt gần 958,997 triệu con, tăng 291,182 triệu con so với cùng kỳ năm 2023. Nhờ đó, nguồn cung tôm giống chất lượng cao đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất trong và ngoài tỉnh.

Dù đạt điều nhiều kết quả tích cực nhưng ngành tôm Cà Mau cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể, bên cạnh vấn đề chi phí logistics đã được các chuyên gia đầu ngành đánh giá là một trong những thách thức lớn cho xuất khẩu thời gian tới, thì cũng còn nhiều vấn đề nội tại trong sản xuất và chế biến tôm của tỉnh cần khắc phục, như: Hệ thống hạ tầng phục vụ nuôi trồng còn thiếu và không đồng bộ; chất lượng giống còn thấp; công nghiệp chế biến tuy có cải tiến nhưng còn thấp so với một số nước; sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn phát thải thấp là xu thế nhưng trong ngành tôm mới chỉ ở sơ khai.

Siết chặt kiểm soát hàng hóa phục vụ Tết

 

Ảnh minh họa

Bên cạnh các chương trình khuyến mãi, giảm giá thì các siêu thị cũng kiểm soát chặt chất lượng sản phẩm, nhất là khi lượng hàng Tết rất dồi dào, đa dạng nguồn cung.

Để đảm bảo chất lượng hàng hóa Tết đến tay người tiêu dùng, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, chương trình Tích xanh trách nhiệm hiện đã có 9 nhà phân phối tham gia. Qua đó, không chỉ nâng cao trách nhiệm giám sát chéo chất lượng hàng hóa của nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng, mà đây còn là bộ lọc để ngăn chặn những mặt hàng kém chất lượng len lỏi vào thị trường.

"Ngoài tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, chúng tôi có quy trình riêng để có thể kiểm soát chất lượng được chặt chẽ hơn…", ông Nguyễn Đức Toàn - Giám đốc thương mại MM Mega Market Việt Nam cho hay.

Ông Ngô Hồng Y - Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết: "Chúng tôi yêu cầu tất cả hệ thống phân phối, cơ sở mà kinh doanh thực phẩm phục vụ Tết cam kết thứ nhất đảm bảo chất lượng cung cấp; thứ hai là xác định rõ nguồn gốc của sản phẩm bán ra cho người dân trên địa bàn thành phố".

Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các nhà bán lẻ cung cấp nguồn hàng ổn định, đồng thời khuyến nghị người dân tránh xa thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Những giải pháp này không chỉ giúp bảo đảm nguồn cung hàng hóa Tết chất lượng mà còn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm tiết kiệm và an toàn trong dịp cao điểm cuối năm.

Mỗi giờ người Việt mua hơn 300 xe máy

 

Ảnh minh họa

Số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) cho thấy trong quý IV, doanh số 5 thành viên gồm Honda Việt Nam, Piaggio Việt Nam, Việt Nam Suzuki, SYM Việt Nam và Yamaha Motor Việt Nam đạt 760.734 xe, tăng gần 11% so với quý trước.

Như vậy sau 2 quý đầu năm chứng kiến sức mua xe máy gần như đi ngang, nửa cuối năm ghi nhận lượng tiêu thụ xe 2 bánh tại Việt Nam có sự tăng trưởng đáng kể qua từng quý, giúp thị trường xe máy Việt có màn "về đích" tương đối thành công.

Lũy kế từ đầu năm, doanh số 5 thành viên VAMM tại Việt Nam đạt 2,653 triệu xe, tăng 5,46% so với năm 2023. Số liệu bán hàng này tương đương với việc cứ mỗi giờ trôi qua trong năm vừa rồi, người Việt lại mua mới hơn 302 xe máy.

Dù ghi nhận tăng trưởng, lượng tiêu thụ xe máy tại Việt Nam vẫn chưa thể tìm lại mốc 3 triệu xe/năm như giai đoạn 2016-2019 hay từng đạt được hồi năm 2022. Trước đó vào năm 2023, báo cáo của VAMM cho thấy người Việt đã mua tổng cộng 2,516 triệu xe máy các loại từ 5 thành viên của hiệp hội.

Đặc biệt, trong 5 ông lớn trên chỉ có duy nhất Honda Việt Nam công bố doanh số bán hàng. Công ty Honda Việt Nam (HVN) cho biết, kết quả kinh doanh xe máy và ô tô của Liên doanh này trong năm 2024 đều tăng, lần lượt ở mức 2,8% và 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, ở mảng kinh doanh xe máy, trong tháng 12/2024, Honda Việt Nam đã bán được 230.509 xe các loại, tăng 4,3% so với tháng trước. Tính chung cả năm 2024, tổng doanh số xe máy đạt 2.147.025 xe, tăng 2,8% so với năm 2023. Thị phần xe máy của Honda trong Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) năm 2024 dù giảm 2,09% so với năm 2023, nhưng vẫn chiếm đến 80,9%.

Trong năm tài chính 2025 (tính từ tháng 4/2024 đến tháng 3/2025), doanh số lũy kế đến tháng 12/2024 đạt 1.664.770 xe, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, Honda Việt Nam còn xuất khẩu 28.023 xe máy sang nhiều thị trường khác nhau, đánh dấu sự nỗ lực trong việc tăng cường hoạt động xuất khẩu.

Ở mảng kinh doanh ô tô, trong tháng 12/2024, Honda Việt Nam đã giao đến tay khách hàng 2.374 xe, giảm 49% so với tháng trước. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2024, tổng doanh số ô tô đạt 28.267 xe, tăng 19% so với năm trước.

Trong năm tài chính 2025, doanh số lũy kế đến tháng 12/2024 đạt 22.148 xe, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy những nỗ lực đẩy mạnh doanh số bán hàng dù đối mặt với những thách thức trong ngành.

HOÀI TÂM tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Ngoại giao kinh tế: Động lực mới cho tăng trưởng và hội nhập

14:28 12/01/2025

Ngoại giao kinh tế đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến động chính trị, kinh tế, mở ra nhiều cơ hội mới, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 11-1-2025: Gần 88 triệu khách hàng đã xác thực sinh trắc học ngân hàng

14:39 11/01/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Sầu riêng chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả; Giá vàng tăng không ngừng; EU nhập khẩu lượng khí đốt kỷ lục từ Nga.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 10-1-2025: Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 7%

10:35 10/01/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Xuất khẩu hạt điều ghi nhận mức kỷ lục mới; Thưởng Tết tăng 13%; NHNN giao chỉ tiêu tín dụng cho các ngân hàng thương mại ngay từ đầu năm.

Sầu riêng nghịch vụ bán giá cao kỷ lục

08:30 10/01/2025

(HG) - Những ngày qua, các thương lái vào tận vườn mua sầu riêng Thái loại đẹp có giá lên đến hơn 210.000 đồng/kg.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 9-1-2025: Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt gần 4 tỷ USD

10:03 09/01/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ tăng kỷ lục; TP Hồ Chí Minh tăng cường giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ trong dịp Tết; Giá xăng hôm nay dự báo tăng lần thứ hai liên tiếp trong năm mới 2025.

Chủ động phòng, chống xâm nhập mặn trước, trong và sau tết

09:06 09/01/2025

(HG) - Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2025 tại Nam bộ sẽ kéo dài, khắc nghiệt với nhiệt độ cao và lượng mưa thiếu hụt, đặc biệt là tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước trong sinh hoạt và gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp sẽ diễn ra gay gắt. Do đó, để chủ động trong công tác phòng,

15 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã có dự án đầu tư với kinh phí hơn 122,5 tỉ đồng

09:04 09/01/2025

(HG) - Thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án), ngành nông nghiệp tỉnh đề ra mục tiêu xây dựng 15 mô hình hợp tác xã (HTX) và 3 liên hiệp HTX

Thực hiện 10 cuộc thanh tra chuyên ngành nông nghiệp

09:04 09/01/2025

(HG) - Theo Sở NN&PTNT tỉnh, trong năm 2024, Thanh tra chuyên ngành của đơn vị đã tiến hành 10 cuộc thanh tra các doanh nghiệp trên địa bàn. Qua đó, đã tiến hành thanh tra tại 159 cơ sở, bốc được 85 mẫu gửi phân tích chất lượng, cụ thể phân bón 27 mẫu; thuốc bảo vệ thực vật 26 mẫu; thuốc thú y 1 mẫu và 31 mẫu thức ăn chăn nuôi.

Ngành công thương về đích ấn tượng

09:03 09/01/2025

Năm 2024 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành công thương tỉnh với nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Định hướng lớn cho ngành nông nghiệp bứt phá

09:01 09/01/2025

Năm 2025, không chỉ được xác định có ý nghĩa quan trọng là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, mà ngành nông nghiệp tỉnh còn xem đây là năm tăng tốc, bứt phá nên đã đề ra nhiều định hướng trọng tâm cần thực hiện nhằm tạo nền tảng, tiền đề cho giai đoạn kế tiếp.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

“Eo sèo” điều trị nội trú tuyến huyện

14:33 12/01/2025

Mạng lưới trung tâm y tế, bệnh viện (gọi chung là bệnh viện) tuyến huyện hầu như không đạt chỉ tiêu điều trị nội trú. Đây là trăn trở lớn cho năm 2025 của ngành y tế tỉnh.

Không để người dân thiếu phương tiện về quê ăn tết

14:32 12/01/2025

Trước nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa tăng cao dịp tết, ngành chức năng trong tỉnh đã có nhiều giải pháp vận tải, bố trí xe, đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân, không để ùn ứ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm và tặng quà tết tại Hậu Giang

14:30 12/01/2025

(HG) - Sáng ngày 12-1, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, cùng Đoàn công tác của Quốc hội đến thăm, tặng quà Tết Ất Tỵ 2025 cho gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Ngoại giao kinh tế: Động lực mới cho tăng trưởng và hội nhập

14:28 12/01/2025

Ngoại giao kinh tế đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến động chính trị, kinh tế, mở ra nhiều cơ hội mới, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.