Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 12-8: Ngành chăn nuôi hướng tới mục tiêu xuất khẩu tỷ USD

Thứ Hai, ngày 12/08/2024 | 15:46

Cùng những tin tức Tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Xuất khẩu cà phê gặp bất lợi do tình hình thời tiết; Con tôm rớt giá lại bị dịch bệnh, ngư dân điêu đứng; EU sắp thanh tra thủy sản nuôi và mật ong của Việt Nam;

Ngành chăn nuôi hướng tới mục tiêu xuất khẩu tỷ USD

 

Ngành chăn nuôi hướng tới mục tiêu xuất khẩu tỷ USD. Ảnh minh họa

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong quý II/2024, Việt Nam xuất khẩu được 6,19 nghìn tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 25,95 triệu USD, tăng 15,8% về lượng và tăng 9,5% về trị giá so với quý I/2024; so với quý II/2023 tăng 36,3% về lượng và tăng 8,8% về trị giá.

Thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các nước thuộc khu vực châu Á, trong đó xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc), chiếm 41,59% về lượng và chiếm 56,46% về trị giá trong tổng xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của cả nước, với 2,57 nghìn tấn, trị giá 14,65 triệu USD, tăng 0,8% về lượng, nhưng giảm 6,5% về trị giá so với quý I/2024; so với quý II/2023 tăng 25% về lượng và tăng 16,6% về trị giá.

Trong quý II/2024, các chủng loại thịt và sản phẩm từ thịt xuất khẩu chủ yếu gồm: Thịt khác và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (chủ yếu là thịt ếch đông lạnh) được xuất khẩu chủ yếu sang Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ…; thịt heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (chủ yếu là thịt heo sữa nguyên con đông lạnh và thịt heo nguyên con đông lạnh) được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Hồng Kông; thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (chủ yếu là chân gà đông lạnh) được xuất khẩu chủ yếu sang Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc, Lào… Đáng chú ý, xuất khẩu các chủng loại thịt và các sản phẩm từ thịt đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2023.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều hoạt động xúc tiến xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt. Trong đó, sản phẩm gia cầm, đặc biệt là các sản phẩm chế biến chín đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc… và một số thị trường thuộc Liên minh châu Âu.

Thời gian tới, dự báo, xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, các mặt hàng xuất khẩu chính chủ yếu vẫn là thịt heo sữa đông lạnh, thịt heo đông lạnh, chân gà đông lạnh, thịt ếch đông lạnh…

Trong bức tranh chung của ngành chăn nuôi, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nửa đầu năm 2024, xuất khẩu các sản phẩm này đạt 240 triệu USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, chiếm phần lớn là các sản phẩm thịt chế biến, tiếp đến là thịt heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh…

Xuất khẩu cà phê gặp bất lợi do tình hình thời tiết

 

Nguồn cung cà phê của Việt Nam hiện vẫn chưa được cải thiện (Ảnh: TTXVN)

Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), sau ba tuần giảm liên tiếp, giá hai mặt hàng cà phê tuần qua ghi nhận mức tăng lần lượt 0,3% với Arabica, lên 5.076,14 USD/tấn và 1,81% với Robusta, len 4.162 USD/tấn. Lo ngại sương giá xảy ra tại Brazil cùng biến động tỷ giá USD/BRL là hai nguyên nhân chính tạo ra những đợt biến động mạnh trên biểu đồ giá cà phê trong tuần qua.

Đầu tuần, giá hai mặt hàng cà phê tăng mạnh khi Viện Khí tượng Quốc gia Brazil (Inmet) công bố khối không khí lạnh dự kiến sẽ tràn vào các vùng trồng cà phê của Brazil, nhiệt độ sẽ giảm trong khoảng hai ngày (10 - 11/8). Điều này làm dấy lên lo ngại sương giá sẽ xảy ra.

Ở thời điểm hiện nay, sương giá không ảnh hưởng quá lớn lên nguồn cung cà phê vụ 2024-2025 khi nông dân đã thu hoạch khoảng 90% sản lượng dự kiến. Tuy vậy, nguồn cung cà phê những vụ tiếp theo khả năng cao sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề do nguy cơ cây cà phê chết lạnh do tác động từ sương giá.

Thêm vào đó, tuần qua, chênh lệch giữa đồng USD và đồng Real của Brazil đã thu hẹp 3,86%, về mức thấp nhất trong gần một tháng. Chênh lệch tỷ giá làm gia tăng tâm lý hạn chế bán cà phê của nông dân Brazil do thu về ít ngoại tệ hơn, đặc biệt trong bối cảnh triển vọng nguồn cung cà phê tại quốc gia này đã giảm bớt tích cực.

Hãng tư vấn StoneX hạ dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của Brazil xuống còn 65,9 triệu bao loại 60 kg, thấp hơn 1,7% so với dự báo trước đó. Nguyên nhân cắt giảm sản lượng chủ yếu do sự sụt giảm sản lượng Robusta. Sản lượng cà phê Robusta dạng hạt hiện ước tính đạt 21,2 triệu bao, thấp hơn 6,8% so với dự báo trước.

Đến cuối tuần, lo ngại sương giá tại Brazil lắng dịu cộng với số liệu xuất khẩu cà phê trong tháng 7 của Việt Nam bất ngờ tăng 9,7% so với tháng trước và cao hơn ước tính 70.000 tấn của Tổng cục Thống kê đã khiến giá sụt sâu và giảm đà tăng cả tuần.

Niên vụ 2023/2024, sản lượng cà phê của Việt Nam ước đạt 1,47 triệu tấn - mức thấp nhất trong 4 năm, giảm 20% so với niên vụ 2022/2023 (số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn). Sản lượng cà phê niên vụ 2024/2025 nhiều khả năng sẽ vẫn giảm do yếu tố thời tiết không thuận lợi.

 Còn Tổ chức Cà phê Quốc tế ICO vẫn duy trì dự báo về nguồn cung cà phê toàn cầu niên vụ 2023/2024 thấp hơn 5,83% so với vụ trước. Mức tiêu thụ toàn cầu cho niên vụ 2023/2024 đạt 177 triệu bao (bao 60kg), tăng 2,25% so với niên vụ 2022/23.

ICO cũng dự báo thế giới có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu cà phê Robusta lên tới 35 triệu bao vào năm 2040 do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nhu cầu tiêu thụ tăng. Đến năm 2050, có khả năng một nửa diện tích trồng cà phê arabica sẽ không còn thích hợp, gây áp lực lên giá cà phê toàn cầu.

Con tôm rớt giá lại bị dịch bệnh, ngư dân điêu đứng

 

Con tôm công nghệ cao đạt năng suất, chất lượng nhưng giá vẫn bị sụt giảm kéo dài

Gần đây, giá con tôm nguyên liệu sụt giảm sâu lại bị dịch bệnh thiệt hại nặng; trong khi đó giá thức ăn thủy sản ở mức cao, nhiều ngư dân tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre thua lỗ.

Khoảng 3 tháng nay, giá tôm nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Bến Tre bị giảm sâu. Hiện tại giá tôm thẻ chân trắng nuôi công nghệ cao loại 30 con/kg dao động từ 120.000 - 122.000 đồng/kg; loại 25 con/kg 130.000 - 132.000 đồng/kg; loại 20 con/kg 155.000 - 160.000 đồng/kg, loại 50-70 con /kg, giá bán khoảng 90.000 đồng/kg, giảm khoảng 30% so với 3 tháng trước. Riêng tôm sú cỡ 40 con/kg giá khoảng 120.000 - 130.000 đ/kg; cỡ 30 con/kg giá khoảng 165.000 - 170.000 đ/kg, giảm nhiều so với trước đây.

Tại tỉnh Bến Tre, nhiều ao nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình công nghệ cao còn bị nhiễm bệnh đường ruột trắng không thể điều trị nên dẫn đến thiệt hại lớn. Nếu như trước đây, người nuôi tôm có thể có lợi nhuận từ 50.000-70.000/kg, hiện nay mỗi kg tôm chỉ có thể lãi từ 20.000-40.000 đồng. Tuy nhiên do giá thức ăn ở mức cao lại bị dịch bệnh nên nhiều mô hình bị thua lỗ nặng, nhất là các mô hình nuôi tôm công nghiệp thì rủi ro lại càng cao.

Ông Lê Văn Sấm chủ trang trại 45 ha nuôi tôm công nghệ cao tại xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre cho biết: "Nuôi tôm năm nay gặp khó khăn nhiều, giá quá thấp, vụ này bị dịch bệnh nhiều, đa số bị đường ruột trắng do nhiễm HB, gây thua lỗ. Đầu ra thì các nhà máy khi thu mua đủ đơn hàng lại đè giá xuống. Bên cạnh đó là ảnh hưởng tình hình thế giới; còn phía trong nước các nhà máy mở vùng nguyên liệu quá nhiều, khi trúng vụ thì mua hạn chế ngoài dân. Bây giờ mô hình còn bấp bênh, tôi cũng thả nuôi cầm chừng".

Theo Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh Bến Tre đến nay, tỉnh đã phát triển được hơn 3.430 ha tôm công nghệ cao, đạt 85,76% kế hoạch. Đến cuối năm nay địa phương có kế hoạch phát triển 500 ha và phấn đấu phát triển đạt 4.000 ha vào cuối năm 2025.

Riêng tại tỉnh Tiền Giang có khoảng 300 ha ao tôm nuôi theo mô hình công nghệ cao, chiếm khoảng 15% diện tích nuôi tôm thâm canh toàn tỉnh, tập trung nhiều ở huyện cù lao Tân Phú Đông, huyện Gò Công Đông. Do vốn đầu tư, chi phí nuôi ở mức cao, giá cả lại không ổn định đã ảnh hưởng đến sự phát triển mô hình thủy sản này.

EU sắp thanh tra thủy sản nuôi và mật ong của Việt Nam

 

Ảnh minh họa

Từ ngày 24/9 đến 17/10, đoàn kiểm tra của EU sẽ tiến hành thanh tra thủy sản nuôi và mật ong của Việt Nam

Mục tiêu nhằm đánh giá hoạt động kiểm soát dư lượng của Việt Nam đối với các mặt hàng này khi xuất khẩu sang EU; thẩm định xem Việt Nam có tuân thủ quy trình và đáp ứng được các tiêu chuẩn của EU hay không.

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, EU là thị trường lớn và có giá trị tham chiếu với nhiều thị trường khác, nên kết quả thanh tra sẽ tác động trực tiếp đến xuất khẩu của hai ngành hàng này của nước ta

Các địa phương, doanh nghiệp, vùng nuôi trồng cần chuẩn bị tốt hồ sơ và giám sát chặt chẽ vùng nuôi để đảm bảo chất lượng.

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường; Cục Thủy sản,... đã đưa ra những kiến nghị, giải pháp, phương án để cơ quan các cấp, các địa phương, doanh nghiệp, vùng nuôi trồng thủy sản chuẩn bị tốt các hồ sơ, tài liệu, giải pháp khắc phục cảnh báo cho Đoàn thanh tra Liên minh châu Âu sang thanh tra, kiểm tra.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nhận định, việc khắc phục những cảnh báo của EU đối với nuôi thủy sản là rất khó nhưng vẫn phải nỗ lực để khắc phục, tháo gỡ nếu không sẽ đánh mất thị trường.

Để làm được điều này, ông Tiệp cho rằng, vai trò của địa phương, doanh nghiệp, người dân và người dân rất quan trọng.

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, trong Luật An toàn thực phẩm, trách nhiệm sử dụng nguyên liệu để chế biến thực phẩm đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm là trách nhiệm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không kiểm soát được là do doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể đổ lỗi do người dân. Doanh nghiệp mua nguyên liệu của người dân phải có trách nhiệm giám sát, hỗ trợ để người dân cung ứng nguyên liệu đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Ông Nguyễn Như Tiệp lưu ý tất cả doanh nghiệp (đặc biệt là những doanh nghiệp có lô hàng cảnh báo) phải có hồ sơ kiểm soát môi trường, hồ sơ kiểm soát tồn dư hóa chất, kháng sinh tại doanh nghiệp, hồ sơ khắc phục cảnh báo. Các hồ sơ này phải khớp với hồ sơ tại cơ quan địa phương, cơ quan trung ương (hồ sơ điều tra phát hiện, hồ sơ điều tra xác định nguyên nhân, hồ sơ khắc phục). Đối với các doanh nghiệp đã có lô hàng cảnh báo, nếu không có đủ hồ sơ sẽ không được xuất khẩu trở lại hoặc bị áp dụng biện pháp tăng cường. Dù có những quy định mới gây khó khăn nhưng đã xuất khẩu sang thị trường nào thì phải đáp ứng yêu cầu, quy định của thị trường đó.

Về phía nhà nước, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường sẽ tiếp tục cập nhật thông tin định hướng triển khai đến các đơn vị, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp chuẩn bị tốt để chuẩn bị đón Đoàn thanh tra EU. Đề nghị các địa phương, doanh nghiệp khi tiếp nhận các văn bản cập nhật thông tin định hướng triển khai kế hoạch nên đọc kỹ và làm theo yêu cầu hướng dẫn, nhằm tránh xảy ra sự cố khi Đoàn thanh tra EU sang kiểm tra.

Theo Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn (RASFF) của Cơ quan thực thi các chính sách của EU về an toàn sức khỏe và thực phẩm (DG-SANTE), các lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị cảnh báo dư lượng hóa chất, kháng sinh đang tăng nhanh ở mức nghiêm trọng. Tỷ lệ mẫu vi phạm trong chương trình giám sát dư lượng vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện. Chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm, không được phép sử dụng vẫn được phát hiện sử dụng trên thủy sản.

HOÀI TÂM tổng hợp

Xem thêm

Đảm bảo cung cấp điện dịp lễ 30-4 và 1-5

06:07 21/04/2025

Để phục vụ tốt nhu cầu sử dụng điện của người dân và các hoạt động chính trị - xã hội trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã triển khai nhiều phương án đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn tỉnh.

Đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

06:01 21/04/2025

(HG) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố gồm: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng chỉ đạo chủ đầu tư các dự án thành phần phối hợp chặt chẽ với tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công thúc đẩy tiến độ thi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Bài 3: Khi chính sách trở thành đòn bẩy phát triển vùng

05:53 21/04/2025

Đầu tư công đang tạo lực đẩy mạnh mẽ giúp ĐBSCL tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng, mở ra dư địa lớn để bứt phá. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này, các địa phương phải vượt qua nhiều thách thức về giải phóng mặt bằng, năng lực tổ chức thực hiện và phối hợp vùng.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 20-4-2025: 'Cháy' vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4

20:53 20/04/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Nhập khẩu thịt heo tăng so với cùng kỳ năm 2024; Lương cao vẫn khó tuyển lao động; Giá gạo Ấn Độ thấp nhất 5 tháng.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 19-4-2025: Thu hơn 34.000 tỷ đồng từ thương mại điện tử trong 3 tháng đầu năm

11:00 19/04/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Mở rộng gói tín dụng tiếp sức cho nông, lâm, thủy sản; Giá vàng bất ngờ giảm rất mạnh; Nắng nóng diện rộng làm tăng nguy cơ cháy rừng.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 18-4-2025: Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

10:53 18/04/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Mở cánh cửa xuất khẩu sầu riêng đông lạnh; Kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh đạt hơn 2,4 tỷ USD; Vàng miếng vọt lên đỉnh 120 triệu đồng/lượng.

Nông dân thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân

07:29 18/04/2025

(HG) - Qua rà soát của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, nông dân Hậu Giang vừa thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân 2024-2025, với tổng diện tích gần 73.767ha, năng suất lúa bình quân đạt 7,79 tấn/ha;

Kiểm tra hoạt động kinh doanh sữa

07:21 18/04/2025

(HG) - Nhằm tăng cường công tác quản lý thị trường, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm sữa lưu thông trên thị trường, sáng ngày 17-4,

Bài 2: Mở lối cho doanh nghiệp bứt phá

06:56 18/04/2025

Trước những thách thức ngày càng rõ nét của ĐBSCL, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng bắt nhịp, vừa thích ứng linh hoạt, vừa kiến tạo giá trị mới với tầm nhìn dài hạn, góp phần mở ra lối đi mới cho vùng đất giàu tiềm năng nhưng nhiều vòng xoáy.

Tín hiệu tích cực và kỳ vọng bứt phá

06:18 18/04/2025

Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều biến động, ngành công nghiệp Hậu Giang vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định, thể hiện vai trò là trụ cột trong phát triển kinh tế của tỉnh.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hướng đến 100% cán bộ, giảng viên, học viên trở thành công dân số

07:05 21/04/2025

(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Viettel Hậu Giang triển khai cài đặt các phần mềm hỗ trợ giảng dạy và học tập, hướng đến mục tiêu 100% cán bộ, giảng viên, học viên trở thành công dân số.

Đảm bảo cung cấp điện dịp lễ 30-4 và 1-5

06:07 21/04/2025

Để phục vụ tốt nhu cầu sử dụng điện của người dân và các hoạt động chính trị - xã hội trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã triển khai nhiều phương án đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn tỉnh.

Học tập suốt đời - Kim chỉ nam cho hành trình bước vào kỷ nguyên mới

06:06 21/04/2025

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, tạo nên những biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, cuộc Cách mạng chuyển đổi số với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và các công nghệ số đang làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, quản lý và tổ chức đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, để “sánh vai với cường quốc năm châu”.

Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

06:03 21/04/2025

Hơn 3 tháng đầu năm nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố Ngã Bảy được kiểm soát tốt nhờ sự chủ động “phòng bệnh hơn chữa bệnh” với nhiều giải pháp hiệu quả.