Thứ Năm, ngày 02/01/2025 | 10:05
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Năm 2025 đầy triển vọng của kinh tế Việt Nam; Phê duyệt nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; Gần 18.000 vụ hàng lậu, hàng giả 'tuồn' vào Việt Nam.
Chính thức giảm 2% thuế VAT đến hết tháng 6/2025
Ảnh minh hoạ
Với Nghị định 180 mới được Chính phủ ban hành, quy định giảm 2% thuế giá tri gia tăng sẽ được kéo dài đến hết tháng 6/2025.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT). Nghị định có hiệu lực từ 1/1/2025 đến hết ngày 30/6/2025. Với Nghị định 180, một số mặt hàng, dịch vụ được giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đến ngày 30/6/2025.
Trước đó theo Nghị định 72 của Chính phủ, quy định giảm 2% thuế VAT với một số nhóm mặt hàng sẽ hết hiệu lực vào 31/12/2024. Như vậy với Nghị định 180 mới được thông qua, việc giảm 2% thuế VAT sẽ được kéo dài thêm 6 tháng.
Theo Nghi định 180, quy định giảm 2% VAT sẽ áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%). Quy định này không áp dụng cho một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Cơ sở kinh doanh tính VAT theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế 8% với hàng hóa, dịch vụ. Cơ sở kinh doanh (gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính VAT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế khi xuất hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ trong diện được giảm.
Theo Bộ Tài chính, việc kéo dài thời gian giảm 2% thuế VAT tới hết tháng 6 dự kiến làm giảm thu ngân sách khoảng 25.000 tỷ đồng (tương đương 4.175 tỷ đồng một tháng). Trong đó, giảm ở khâu nội địa dự kiến 2.500 tỷ mỗi tháng và khâu nhập khẩu khoảng 1.500 tỷ.
Tuy nhiên, giảm 2% thuế VAT sẽ giúp người dân tiết kiệm được một khoản chi phí trong chi tiêu, sinh hoạt, từ đó kích cầu, tăng tiêu dùng, theo các chuyên gia. Bộ Tài chính cũng cho rằng việc này sẽ giúp sản xuất - kinh doanh sớm phục hồi, từ đó, đóng góp trở lại cho ngân sách nhà nước, nền kinh tế.
Chính sách giảm thuế VAT được thực hiện từ 2022 đến nay, nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sau COVID-19. 3 năm qua, giá trị khoản hỗ trợ từ chính sách này lên tới 123.800 tỷ đồng.
Năm 2025 đầy triển vọng của kinh tế Việt Nam
Ảnh minh họa
Báo chí quốc tế tiếp tục khẳng định kinh tế Việt Nam là một trong những điểm sáng nổi bật tại khu vực Đông Nam Á và trên thế giới trong năm 2025.
Trong lĩnh vực kinh tế, không chỉ là câu chuyện về sự phục hồi và tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, mà còn là minh chứng cho khả năng thích nghi và sáng tạo của một quốc gia đang vươn lên mạnh mẽ trong bức tranh kinh tế toàn cầu.
Với những nền tảng bền vững và chiến lược phát triển phù hợp, báo chí quốc tế tiếp tục khẳng định kinh tế Việt Nam là một trong những điểm sáng nổi bật tại khu vực Đông Nam Á và trên thế giới trong năm 2025. Đồng thời chỉ ra những yếu tố đóng góp tích cực cho triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm tới.
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, có nhiều yếu tố có thể đóng góp tích cực cho triển vọng kinh tế của Việt Nam năm 2025 như xuất khẩu tăng mạnh, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào nhiều, các cải cách trong nước diễn ra mạnh mẽ dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo mới và đầu tư cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh... Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phải kể đến một số thách thức lớn như sự biến động kinh tế toàn cầu hay các vấn đề trong nước như khả năng thiếu điện và tiêu dùng tương đối yếu.
Cũng liên quan đến vấn đề này, trang aseanbriefing.com có bài nhận định ngành thương mại điện tử của Việt Nam đang tăng trưởng nhanh nhờ dân số trẻ sành công nghệ và mức độ tích hợp phương tiện truyền thông xã hội. Điều này mang đến những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp. Những xu hướng chủ đạo gồm sự trỗi dậy của thương mại xã hội, thanh toán kỹ thuật số và thương mại xuyên biên giới, từ đó định vị Việt Nam là nhân tố quan trọng trong nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á.
Hiện thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đã trở thành một trong những ngành tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á. Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, nền kinh tế số của Việt Nam có tổng giá trị hàng hóa 36 tỷ USD năm 2024, tăng 5 tỷ USD so với năm 2023 và dự kiến sẽ đạt mức 90-200 tỷ USD vào năm 2030. Các động lực chính thúc đẩy thương mại điện tử tăng nhanh tại Việt Nam bao gồm truy cập di động trên diện rộng, tích hợp phương tiện truyền thông xã hội và thương mại xã hội, tầng lớp trung lưu mở rộng và đô thị hóa ngày càng tăng.
Báo cáo cũng cho biết, các khoản đầu tư của Chính phủ Việt Nam vào hạ tầng kỹ thuật số, bao gồm Chương trình chuyển đổi số quốc gia nhằm đơn giản hóa các thủ tục hải quan, cải thiện kết nối internet và tăng cường hệ thống thanh toán… càng thúc đẩy tiềm năng của Việt Nam với tư cách là điểm đến cho thương mại điện tử xuyên biên giới.
Phê duyệt nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia
Ảnh minh họa
Mục tiêu lập Quy hoạch nhằm đánh giá nhu cầu tiêu thụ điện của các năm qua, rà soát dự báo nhu cầu điện các năm 2021-2024...
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1710/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch điện 8).
Mục tiêu lập Quy hoạch nhằm đánh giá nhu cầu tiêu thụ điện của các năm qua, rà soát dự báo nhu cầu điện các năm 2021-2024, đưa ra các phương án nhu cầu điện giai đoạn 2025-2030 và giai đoạn 2031-2050.
Đồng thời, nghiên cứu các phương án phát triển nguồn và lưới điện, lựa chọn một số phương án có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt và có tính khả thi cao, đảm bảo cung cấp điện an toàn liên tục cho phát triển kinh tế xã hội, sử dụng tiết kiệm hiệu quả tài nguyên năng lượng, xem xét tới việc phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo; có xét đến trao đổi xuất, nhập khẩu điện với các nước trong khu vực, đề xuất các phương án phát triển hệ thống điện toàn quốc giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Phân tích tính khả thi của phương án phát triển hệ thống điện về các mặt: tiến độ xây dựng nguồn và lưới điện đồng bộ; nguồn vốn và khả năng huy động vốn; đánh giá về tác động môi trường và lập Báo cáo môi trường chiến lược (ĐMC) trong phát triển điện lực; nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu về cơ chế, chính sách phát triển ngành điện, tổ chức thực hiện quy hoạch, đảm bảo phát triển bền vững ngành điện.
Thời hạn lập quy hoạch thực hiện dự kiến không quá 30 tháng kể từ khi Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện 8 được phê duyệt và lựa chọn xong đơn vị tư vấn lập điều chỉnh Quy hoạch.
Chi phí lập điều chỉnh Quy hoạch điện 8 sử dụng từ nguồn vốn đầu tư công của Bộ Công Thương được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định cụ thể về chi phí lập điều chỉnh Quy hoạch điện 8 theo đúng hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về định mức cho hoạt động quy hoạch, quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan.
Bộ Công Thương là cơ quan tổ chức lập điều chỉnh Quy hoạch điện 8, có trách nhiệm đảm bảo việc triển khai thực hiện các bước theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật khác có liên quan.
Các bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong quá trình lập quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật.
Gần 18.000 vụ hàng lậu, hàng giả 'tuồn' vào Việt Nam
Lực lượng Hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý gần 18.000 vụ việc vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại trong năm 2024. Ảnh: TCHQ
Tổng cục Hải quan cho biết, năm 2024 ngành hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý gần 18.000 vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả với tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 31.350 tỷ đồng.
Tổng cục Hải quan cho biết, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả năm 2024 diễn biến phức tạp trên các tuyến, loại hình, địa bàn và cả trên không gian mạng. Hàng hóa vi phạm đa dạng, không chỉ sản xuất trong nước mà còn sản xuất ở nước ngoài, sau đó đưa vào thị trường trong nước tiêu thụ bằng nhiều đường khác nhau.
Đặc biệt, năm qua nổi lên tình trạng các đối tượng lợi dụng hình thức kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, các mạng xã hội và lợi dụng hoạt động bưu chính, chuyển phát nhanh, sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để thực hiện các hành vi buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tại tuyến biên giới phía Bắc, nhiều đối tượng lợi dụng chính sách tạo thuận lợi thương mại để thực hiện mua gom, mang vác, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Tại tuyến biên giới miền Trung, hoạt động vi phạm chủ yếu là mua bán, vận chuyển trái phép pháo nổ, động vật hoang dã; xăng dầu lậu, vận chuyển trái phép đường cát, rượu, bia, hàng điện tử, các chất ma tuý. Đáng chú ý, các đối tượng kinh doanh hàng cấm, hàng lậu sử dụng các thủ đoạn như xé lẻ hàng hóa, vận chuyển bằng xe môtô, xe khách, xe có tải trọng nhẹ từ biên giới đưa vào nội địa tiêu thụ; hoạt động vào các ngày nghỉ, dịp lễ, Tết…
Tuyến biên giới đất liền phía Nam xảy ra tình trạng thẩm lậu các mặt hàng như: pháo nổ, thuốc lá điếu, đường kính, tiền, vàng, ngoại tệ, mỹ phẩm... Các đối tượng lợi dụng địa hình bằng phẳng, sử dụng các thủ đoạn chia nhỏ, xé lẻ hàng hóa, vào đêm tối hoặc sáng sớm để vận chuyển trái phép hàng hóa…
Tuyến cảng biển tập trung vào các cảng lớn tại Hải Phòng, TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, hàng hóa vi phạm với số lượng lớn, đa dạng về mặt hàng cũng như loại hình vi phạm (quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, nhập kinh doanh…). Tuyến biển miền Trung nổi lên hiện tượng ma tuý gắn định vị trôi dạt trên biển.
Tuyến hàng không tập trung vào các sân bay quốc tế như: Nội Bài - Hà Nội, Tân Sơn Nhất - TPHCM, Đà Nẵng, Cam Ranh - Khánh Hòa. Các mặt hàng vi phạm như: Tiền, ngoại tệ, vàng, kim cương, thuốc lá, tiền chất, ma tuý, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng tiêu dùng khác... Các đối tượng thường lợi dụng loại hình bưu chính, chuyển phát nhanh, hàng xách tay, quà biếu, tặng, hành lý ký gửi… để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa.
Tại địa bàn ngoài cửa khẩu trong các khu công nghiệp nổi lên tình trạng “sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế không đúng mục đích mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan Hải quan” để trốn thuế.
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2024, ngành hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý gần 18.000 vụ việc vi phạm, tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 31.350 tỷ đồng, tăng 12,5% về số vụ và tăng 151,3% về trị giá hàng hoá vi phạm so với năm ngoái, Cơ quan hải quan đã khởi tố 27 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 173 vụ; số tiền thu nộp ngân sách hơn 893 tỷ đồng, tăng 79,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
HOÀI TÂM tổng hợp
14:51 05/02/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Từ 1/3, ô tô điện không còn được miễn 100% lệ phí trước bạ; Ngành Thuế đặt mục tiêu thu vượt dự toán tối thiểu 10%; Giá vàng chiều nay tăng nóng sát ngày vía Thần Tài.
07:13 05/02/2025
(HG) - Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang xác định tiếp tục đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp; nâng cao tỷ lệ lắp đầy các khu, cụm công nghiệp được hình thành.
07:11 05/02/2025
(HG) - Hiện nay, thương lái mua dừa khô của nông dân tại huyện Châu Thành A từ 80.000-110.000 đồng/chục (12 trái), tăng từ 20.000-30.000 đồng/chục. Riêng dừa tươi
05:55 05/02/2025
(HG) - Để từng bước phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, tạo ra lượng hàng hóa chất lượng phục vụ xuất khẩu, định hướng năm 2025, huyện Phụng Hiệp sẽ tập trung ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp.
05:55 05/02/2025
Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại, việc chuyển đổi từ tư duy sản xuất chú trọng số lượng sang chất lượng đang trở thành xu hướng tất yếu. Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã vận dụng tư duy này vào thực tiễn mang lại hiệu quả thiết thực.
05:50 05/02/2025
Chủ động phòng, chống cháy nổ liên quan đến điện không chỉ giúp bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình mà còn góp phần đảm bảo an toàn lưới điện.
18:25 04/02/2025
Việc mở ra các cửa hàng, điểm bán sản phẩm OCOP là một bước tiến quan trọng tạo sức lan tỏa rộng rãi, khẳng định thương hiệu Hậu Giang, giúp sản phẩm được tiêu thụ dễ dàng và nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân.
10:53 04/02/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam sụt giảm; Tiêu thụ điện giảm kỷ lục dịp Tết; TikTok chi gần 3,8 tỷ USD xây dựng trung tâm dữ liệu tại Thái Lan.
06:24 04/02/2025
(HG) - Sáng ngày 3-2 (mùng 6 tết), các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã mở cửa khai Xuân Ất Tỵ. Theo đó, ngay trong buổi sáng đã có rất nhiều khách hàng đến các ngân hàng như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hậu Giang (Agribank Hậu Giang),
06:13 04/02/2025
Với quan điểm “Giao thông mở đường cho kinh tế - xã hội phát triển”, thời gian qua, bằng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và sự đồng lòng, tham gia đóng góp của người dân, tỉnh Hậu Giang đã tập trung lãnh đạo,
18:02 05/02/2025
(HGO) - Chiều ngày 5-2, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Hội nghị bàn giao công việc Chính ủy Bộ CHQS tỉnh.
10:01 05/02/2025
(HGO) - Sáng ngày 5-2, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng lương Tỉnh uỷ, cùng với các thành viên Hội đồng có cuộc họp xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.
07:13 05/02/2025
(HG) - Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang xác định tiếp tục đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp; nâng cao tỷ lệ lắp đầy các khu, cụm công nghiệp được hình thành.
07:11 05/02/2025
(HG) - Theo UBND tỉnh, qua 10 năm triển khai thi hành Luật Tiếp công dân năm 2013, từ ngày 1-7-2014 đến ngày 1-7-2024, tỉnh ghi nhận nhiều kết quả đáng kể.