Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 21-3-2025: Việt Nam thuộc TOP 30 nước tăng trưởng thương mại cao nhất

Thứ Sáu, ngày 21/03/2025 | 10:52

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Hơn 4.000 ha cây ăn quả ở Đắk Lắk được cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu; Giá heo hơi vẫn "neo" ở mức cao; Hơn 1.000 nhà máy thịt của Mỹ được gia hạn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Việt Nam thuộc TOP 30 nước tăng trưởng thương mại cao nhất

 

Sầu riêng đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn cho ngành rau quả trong năm 2024. Ảnh minh họa

Theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2023 đạt khoảng 683 tỷ USD.

Kết quả này đưa Việt Nam đứng thứ 20 về xuất khẩu với kim ngạch khoảng 352 tỷ USD và top 23 thế giới về nhập khẩu với kim ngạch khoảng 331 tỷ USD. 

Đặc biệt, Việt Nam tiếp tục là quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tốc độ tăng trưởng thương mại, vượt qua nhiều nền kinh tế lớn trong khu vực.

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu tăng 14,3% và nhập khẩu tăng 16,7%, thặng dư thương mại 24,77 tỷ USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như nông sản, thủy sản và công nghiệp chế biến đều tăng trưởng ấn tượng. Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông sản, thủy sản ước đạt 35,46 tỷ USD (tăng 20,6%), trong khi nhóm công nghiệp chế biến ước đạt 312,59 tỷ USD (tăng 13,9%).

Việt Nam hiện là thành viên của 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó, có nhiều FTA thế hệ mới với quy mô lớn và tiêu chuẩn cao, tiêu biểu như CPTPP, EVFTA và RCEP, giúp hàng hóa Việt Nam thâm nhập các thị trường lớn với mức thuế ưu đãi. Việc tham gia các FTA giúp Việt Nam mở rộng cơ hội xuất khẩu sang các thị trường lớn với mức thuế ưu đãi. Nhờ đó, các mặt hàng chủ lực như dệt may, nông sản, điện tử và thủy sản có thể tiếp cận sâu rộng hơn vào các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài nhờ môi trường kinh doanh ổn định, vị trí địa lý thuận lợi và chi phí nhân công cạnh tranh. Các tập đoàn lớn như Samsung, Intel, Foxconn, LG, Nike và Adidas đã mở rộng quy mô sản xuất tại Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI không chỉ đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo mà còn đóng góp lớn vào xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao như điện thoại, máy tính và linh kiện điện tử.

Việt Nam đã tập trung phát triển các ngành hàng có thế mạnh nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực giúp Việt Nam đạt được mức tăng trưởng cao bao gồm: Điện thoại và linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, dệt may, nông sản, thủy sản, cà phê, hạt điều và gạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Sự đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu giúp Việt Nam hạn chế rủi ro phụ thuộc vào một số ngành nhất định và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Sự dịch chuyển sản xuất của các doanh nghiệp quốc tế ra khỏi Trung Quốc đã mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam. Việt Nam sở hữu vị trí địa lý chiến lược tại khu vực Đông Nam Á, thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việc đầu tư vào các khu công nghiệp, trung tâm logistics và cảng biển đã giúp Việt Nam cải thiện năng lực sản xuất và mở rộng vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cải thiện chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều chính sách cải cách nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Công điện số 22/CĐ-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó nêu rõ, tập trung rà soát kỹ lưỡng, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, ít nhất 30% chi phí kinh doanh (chi phí tuân thủ); bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết. Đồng thời, tiếp tục gia hạn, giảm thuế để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Mặc dù đạt được thành tựu ấn tượng khi lọt vào top 30 quốc gia có tăng trưởng thương mại cao nhất thế giới, tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số thách thức lớn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động. Nhiều thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản đang đối mặt với lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế chậm lại, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm sút. Ngoài ra, các nước xuất khẩu lớn trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia hay Bangladesh đang đẩy mạnh cải thiện năng lực sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu...

Hơn 4.000 ha cây ăn quả ở Đắk Lắk được cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu

 

Sầu riêng sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân Đắk Lắk, đang được đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu. Ảnh minh họa

Với diện tích cây ăn quả ngày càng tăng, chất lượng trái cây ngày càng được nâng lên, tỉnh Đắk Lắk đang tích cực hỗ trợ nhà vườn đăng ký cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu.

Đắk Lắk hiện có trên 68.300 ha cây ăn quả, tập trung một số loại cây như: sầu riêng, bơ, chanh dây, nhãn, vải… chiếm gần 18% tổng diện tích cây trồng lâu năm. Tuy nhiên, diện tích được cấp mã số vùng trồng để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu còn hạn chế.

Đến nay, Đắk Lắk mới chỉ có 109 vùng trồng được cấp mã số xuất khẩu với tổng diện tích hơn 4.000 ha. Tập trung cho các loại cây trồng như sầu riêng, xoài, vải, nhãn, chuối, ớt. Do đó, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ người dân thực hiện quy trình cấp mã số vùng trồng, giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm và đáp ứng yêu cầu kiểm tra thực vật của các nước nhập khẩu.

Theo ông Nguyễn Hắc Hiển, Chi Cục trưởng Chi Cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk, việc cấp mã số vùng trồng không chỉ giúp nâng cao chất lượng nông sản mà còn mở ra cơ hội xuất khẩu, tránh rủi ro về thị trường. Thời gian tới, Chi cục tiếp tục phối hợp với các địa phương tập trung hướng dẫn người dân tổ chức sản xuất, áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác thực hành nông nghiệp tốt, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn cấp mã số vùng trồng từ các đơn vị nhập khẩu.

“Quy định cấp mã vùng trồng phải có diện tích tối thiểu 10 ha. Mà để có 10 ha thì phải có liên kết với nông dân. Do đó trong thời gian tới chúng tôi sẽ tổ chức sản xuất thực hiện theo chuỗi và lấy trung tâm là mã vùng trồng và đội ngũ quản lý tổ hợp tác, hợp tác xã phải là người đầu tàu dẫn dắt những đơn vị này để thực hiện” - ông Hiển nhấn mạnh.

Giá heo hơi vẫn "neo" ở mức cao

 

Đến trung tuần tháng 3/2025, giá có dấu hiệu chững lại và giảm nhẹ ở 3 miền nhưng vẫn ở mức cao. Ảnh minh họa: Nguyễn Quang

Cục Chăn nuôi và Thú y, thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết: Tình hình giá vật nuôi cơ bản ổn định, cá biệt những tháng qua giá thịt gia cầm và trứng giảm mạnh, trong khi giá heo hơi tăng cao, ngược quy luật những năm trước.

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi và Thú y, đến tháng 3/2025, giá heo hơi tăng lên 79.000 - 82.000 đồng/kg tại Nam Trung bộ. Giá kỷ lục được ghi nhận tại Đông Nam bộ (thủ phủ chăn nuôi heo - Đồng Nai ngày 6/3) là trên 83.000 đồng/kg.

Trước đó, giá heo hơi trong tháng 1/2025 được ghi nhận tăng khoảng 10 -12% so với cuối năm 2024, dao động từ 66.000 - 69.000 đồng/kg.

Đến tháng 2/2025, mặt hàng này tiếp tục tăng lên 72.000 - 78.000 đồng/kg, tăng khoảng 15-18% so với tháng 1/2025. Đến trung tuần tháng 3/2025, giá có dấu hiệu chững lại và giảm nhẹ ở 3 miền.

Hiện giá heo hơi bình quân tại miền Bắc dao động khoảng 74.000 - 75.000 đồng/kg, miền Trung từ 75.000 - 80.000 đồng/kg, miền Nam là 80.000 - 81.000 đồng/kg. Dự báo giá sẽ “neo” quanh mức này đến hết tháng 3.

Ông Nguyễn Xuân Đường, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi heo Việt Nam cho biết, nguyên nhân tăng giá là do dịch bệnh xảy ra cuối năm 2024 tại các tỉnh phía Nam gây thiệt hại đàn heo nái.

Ngoài ra, khu vực này thắt chặt quản lý môi trường, tổng rà soát lên kế hoạch di dời trang trại lớn, chăn nuôi gia công ra khỏi vùng không được phép chăn nuôi.

Do đó, nhiều thời điểm, trại heo thương phẩm, trại chăn nuôi gia công để trống chuồng hoặc đưa vào nuôi không hết công suất. Một lý do khác, là tác động tích cực của kết quả rà soát, thắt chặt nhập khẩu heo và sản phẩm thịt heo không đúng quy định.

Ông Đường nhận định: "Giá heo dự báo sẽ còn tốt từ nay đến cuối năm, chắc chắn sẽ trở về mức giá khoảng 65.000 đến 70.000đ/kg. Giá cao tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn, thực tế việc tái đàn là cần thiết vì chúng ta có thị trường, nhưng chúng ta phải kiểm soát và quản trị thật là tốt về chăn nuôi an toàn sinh học và chất lượng con giống… Làm tốt hai khâu này thì việc tái đàn mới mang lại kết quả".

Hơn 1.000 nhà máy thịt của Mỹ được gia hạn xuất khẩu sang Trung Quốc

Động thái gia hạn giấy phép của Trung Quốc giúp nhiều nông dân Mỹ thở phào trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang. Ảnh: Vietnamplus

Trung Quốc đã gia hạn giấy phép xuất khẩu đến năm 2030 cho hơn 1.000 nhà máy thịt lợn (heo), gia cầm của Mỹ vào quốc gia trên 1,4 tỷ dân.

Trang web chính thức của Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa cập nhật danh sách hơn 1.000 nhà máy chế biến thịt của Mỹ có giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc. Những giấy phép này được cấp theo Thỏa thuận Thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1, ký kết vào năm 2020, nhưng đã hết hạn vào đầu năm nay.

Động thái gia hạn giấy phép đến năm 2030 giúp nhiều nông dân và hãng chế biến thịt tại Mỹ thở phào, trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump gây căng thẳng thương mại với hàng loạt đối tác lớn như Trung Quốc và Canada. Việc ông Trump áp thuế nhập khẩu lên các nước này làm dấy lên nguy cơ nông sản Mỹ bị trả đũa quy mô lớn, do Trung Quốc và Canada cũng là các nước nhập khẩu nông sản lớn.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump cũng phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, khiến Bắc Kinh nhiều lần đáp trả, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản. Hai nước sau đó đàm phán, ký kết thỏa thuận thương mại. Mỹ giảm bớt thuế nhập khẩu, còn Trung Quốc cam kết mua thêm hơn 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ Mỹ trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid-19, Trung Quốc không đạt được mục tiêu nhập khẩu như đã cam kết. Điều này khiến chính quyền Mỹ liên tục gây áp lực để đảm bảo quyền lợi cho ngành nông nghiệp và thực phẩm của nước này.

"Chúng tôi rất vui mừng khi thấy tiến triển này. Hy vọng tin tốt cũng sẽ sớm đến với các nhà máy thịt bò", Joe Schuele, người phát ngôn Hiệp hội xuất khẩu thịt Mỹ cho biết.

Mặc dù thịt lợn và gia cầm Mỹ đã được tiếp tục cấp phép xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng các nhà máy chế biến thịt bò vẫn chưa nhận được quyết định tương tự. Giấy phép với hàng trăm nhà máy thịt bò Mỹ hiện vẫn trong trạng thái "hết hiệu lực". Do dư cung thịt bò trong nước, Bắc Kinh phải hạn chế bò nhập khẩu để ổn định giá cả và bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước.

Bên cạnh đó, xuất khẩu gia cầm của Mỹ cũng đang chịu ảnh hưởng vì dịch cúm gia cầm bùng phát. Trung Quốc hiện vẫn là một trong những thị trường quan trọng nhất đối với thịt gia cầm Mỹ, nhưng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng.

Theo thống kê, năm 2024, Mỹ xuất khẩu thịt nhiều thứ 3 sang Trung Quốc, sau Brazil và Argentina, chiếm 9% tổng thịt nhập khẩu của Bắc Kinh. Trong năm ngoái, tổng giá trị thịt Mỹ xuất sang Trung Quốc đạt 2,5 tỷ USD.

Đầu tháng này, Bắc Kinh áp thuế trả đũa với 21 tỷ USD nông sản Mỹ, trong đó có 10% thuế với thịt lợn, thịt bò và sản phẩm từ sữa. Động thái này được đưa ra sau khi thuế nhập khẩu của Mỹ với Mexico, Canada và Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 4/3.

Dù vậy, với quyết định gia hạn giấy phép lần này, nhiều doanh nghiệp Mỹ hy vọng sẽ có thêm cơ hội tiếp cận thị trường Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh xuất khẩu nông sản Mỹ đang chịu nhiều áp lực.

HOÀI TÂM tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Đảm bảo cung cấp điện dịp lễ 30-4 và 1-5

06:07 21/04/2025

Để phục vụ tốt nhu cầu sử dụng điện của người dân và các hoạt động chính trị - xã hội trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã triển khai nhiều phương án đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn tỉnh.

Đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

06:01 21/04/2025

(HG) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố gồm: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng chỉ đạo chủ đầu tư các dự án thành phần phối hợp chặt chẽ với tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công thúc đẩy tiến độ thi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Bài 3: Khi chính sách trở thành đòn bẩy phát triển vùng

05:53 21/04/2025

Đầu tư công đang tạo lực đẩy mạnh mẽ giúp ĐBSCL tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng, mở ra dư địa lớn để bứt phá. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này, các địa phương phải vượt qua nhiều thách thức về giải phóng mặt bằng, năng lực tổ chức thực hiện và phối hợp vùng.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 20-4-2025: 'Cháy' vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4

20:53 20/04/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Nhập khẩu thịt heo tăng so với cùng kỳ năm 2024; Lương cao vẫn khó tuyển lao động; Giá gạo Ấn Độ thấp nhất 5 tháng.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 19-4-2025: Thu hơn 34.000 tỷ đồng từ thương mại điện tử trong 3 tháng đầu năm

11:00 19/04/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Mở rộng gói tín dụng tiếp sức cho nông, lâm, thủy sản; Giá vàng bất ngờ giảm rất mạnh; Nắng nóng diện rộng làm tăng nguy cơ cháy rừng.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 18-4-2025: Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

10:53 18/04/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Mở cánh cửa xuất khẩu sầu riêng đông lạnh; Kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh đạt hơn 2,4 tỷ USD; Vàng miếng vọt lên đỉnh 120 triệu đồng/lượng.

Nông dân thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân

07:29 18/04/2025

(HG) - Qua rà soát của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, nông dân Hậu Giang vừa thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân 2024-2025, với tổng diện tích gần 73.767ha, năng suất lúa bình quân đạt 7,79 tấn/ha;

Kiểm tra hoạt động kinh doanh sữa

07:21 18/04/2025

(HG) - Nhằm tăng cường công tác quản lý thị trường, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm sữa lưu thông trên thị trường, sáng ngày 17-4,

Bài 2: Mở lối cho doanh nghiệp bứt phá

06:56 18/04/2025

Trước những thách thức ngày càng rõ nét của ĐBSCL, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng bắt nhịp, vừa thích ứng linh hoạt, vừa kiến tạo giá trị mới với tầm nhìn dài hạn, góp phần mở ra lối đi mới cho vùng đất giàu tiềm năng nhưng nhiều vòng xoáy.

Tín hiệu tích cực và kỳ vọng bứt phá

06:18 18/04/2025

Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều biến động, ngành công nghiệp Hậu Giang vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định, thể hiện vai trò là trụ cột trong phát triển kinh tế của tỉnh.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hướng đến 100% cán bộ, giảng viên, học viên trở thành công dân số

07:05 21/04/2025

(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Viettel Hậu Giang triển khai cài đặt các phần mềm hỗ trợ giảng dạy và học tập, hướng đến mục tiêu 100% cán bộ, giảng viên, học viên trở thành công dân số.

Đảm bảo cung cấp điện dịp lễ 30-4 và 1-5

06:07 21/04/2025

Để phục vụ tốt nhu cầu sử dụng điện của người dân và các hoạt động chính trị - xã hội trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã triển khai nhiều phương án đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn tỉnh.

Học tập suốt đời - Kim chỉ nam cho hành trình bước vào kỷ nguyên mới

06:06 21/04/2025

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, tạo nên những biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, cuộc Cách mạng chuyển đổi số với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và các công nghệ số đang làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, quản lý và tổ chức đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, để “sánh vai với cường quốc năm châu”.

Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

06:03 21/04/2025

Hơn 3 tháng đầu năm nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố Ngã Bảy được kiểm soát tốt nhờ sự chủ động “phòng bệnh hơn chữa bệnh” với nhiều giải pháp hiệu quả.