Thứ Năm, ngày 22/05/2025 | 15:09
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Hơn 1,1 triệu tỷ đồng tín dụng chảy vào bất động sản TP Hồ Chí Minh; Giá xăng giảm, giá dầu tăng từ 15h00 chiều 22/5; Tiêu thụ gạo tại Nhật Bản giảm mạnh do giá tăng gần gấp đôi.
Trung Quốc cập nhật thêm 829 mã vùng trồng, 131 mã đóng gói sầu riêng của Việt Nam
Việc mở rộng danh sách mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ảnh minh họa
Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) vừa chính thức cập nhật 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) vừa chính thức cập nhật 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Việc mở rộng danh sách mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Các địa phương và doanh nghiệp cần chủ động tận dụng cơ hội này đồng thời bảo đảm nghiêm túc tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm nhằm xuất khẩu một cách bền vững.
Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, sầu riêng tươi và sầu riêng đông lạnh có thể xuất khẩu sang hơn 20 quốc gia, tuy nhiên từ sau khi ký Nghị định thư sầu riêng với Trung Quốc, có hơn 90% sản lượng sầu riêng Việt Nam được tiêu thụ tại thị trường của quốc gia này. Tuy nhiên, yêu cầu kỹ thuật của Trung Quốc rất cao, ngày càng nâng hàng rào kỹ thuật, đặc biệt là yêu cầu về an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, tình trạng giả mạo, mua bán mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói vẫn diễn ra dẫn đến việc không thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi cần. Đặc biệt, không kiểm soát được chất lượng sầu riêng.
Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cũng cảnh báo việc thu hoạch khi trái chưa đạt độ chín sinh lý, trái non, già và chạy theo lợi nhuận dẫn đến nhiều lô hàng sau khi xuất sang Trung Quốc được phản ảnh sầu riêng bị sượng. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng, hình ảnh và thương hiệu của sầu riêng Việt Nam.
Trong các mặt hàng rau quả xuất khẩu năm 2024, sầu riêng dẫn đầu với đóng góp tới 3,3 tỷ USD, chiếm 46% trong tổng kim ngạch xuất khẩu quả toàn ngành hàng. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng chính, với 3,2 tỷ USD, chiếm 97% tổng lượng sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam. Sầu riêng cũng chiếm tới 74% trong tổng giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Sự tăng trưởng vượt bậc của sầu riêng đến từ việc Trung Quốc cho phép nhập khẩu chính ngạch mặt hàng này từ giữa năm 2023. Thêm vào đó, sầu riêng đông lạnh của Việt Nam cũng được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc vào năm 2024, điều này càng giúp đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu loại trái cây này.
Mỗi năm thị trường Trung Quốc nhập khẩu khoảng 7 tỷ USD sầu riêng tươi, con số này dự kiến sẽ vượt mức 10 tỷ USD trong thời gian tới. Ngoài ra, quốc gia 1,4 tỷ dân còn chi đến 1 tỷ USD nhập khẩu sầu riêng đông lạnh. Do đó, mục tiêu xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam trong năm 2025 là 3,5 tỷ USD.
Trước tiềm năng tiêu thụ lớn, diện tích trồng sầu riêng cả nước đã tăng nhanh chóng, đạt gần 180.000 ha với sản lượng khoảng 1,5 triệu tấn vào năm 2024. Theo đánh giá của Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, sự phát triển bột phát này đang tiềm ẩn nhiều rủi ro như manh mún vùng trồng, khó kiểm soát chất lượng, thiếu nước tưới và lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Trong giai đoạn từ nay đến 2030, mục tiêu lớn nhất của ngành không còn là mở rộng diện tích mà là nâng cao độ tin cậy. Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật sẽ đẩy mạnh áp dụng mô hình giám sát rủi ro, xử lý nghiêm các vùng trồng, cơ sở vi phạm, bao gồm việc thu hồi mã số, dừng cấp phép, kiểm tra đột xuất và phối hợp với nước nhập khẩu để thực thi hậu kiểm tại gốc.
Hơn 1,1 triệu tỷ đồng tín dụng chảy vào bất động sản TP Hồ Chí Minh
Ảnh minh họa
Tổng dư nợ tín dụng bất động sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đến hết tháng 4 đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 30% tổng dư nợ trên địa bàn.
Mức dư nợ này cũng tăng 2,85% so với cuối năm ngoái. Trong đó, tín dụng bất động với nhóm vay mua nhà, chuyển quyền sử dụng đất để xây, sửa chữa nhà ở... chiếm đa số và cũng tăng nhẹ so với cuối năm ngoái.
Tín dụng nhà ở xã hội, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 2, đã tăng trở lại trong hai tháng gần đây. Đến cuối tháng 4, tổng dư nợ tín dụng nhà ở xã hội đạt hơn 2.700 tỷ đồng, tăng 4,84% so với tháng trước.
Giới chuyên gia nhận định, tín dụng bất động sản tăng trở lại phần nào phản ánh niềm tin vào khả năng phục hồi của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất cho vay có xu hướng giảm và chính sách hỗ trợ người mua nhà ngày càng rõ ràng hơn. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý vẫn cần theo dõi sát sao để đảm bảo dòng vốn vào bất động sản phát triển lành mạnh, tránh rủi ro nợ xấu.
Theo báo cáo thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh và vùng phụ cận (Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh) của đơn vị tư vấn DKRA Group, 3 tháng đầu năm, nguồn cung và lực cầu đất nền đều cải thiện. Khu vực này có 102 dự án, với hơn 6.530 sản phẩm đất nền chào bán sơ cấp, tăng 5,3% so với cùng kỳ. Nguồn cung mới phân bố chủ yếu tại Long An (2.000 nền), Bình Dương (1.800 nền) và Đồng Nai (1.450 nền), TP Hồ Chí Minh (300 nền)...
Thanh khoản tại các địa phương này cũng cải thiện với 430 nền đất được giao dịch, tỷ lệ tiêu thụ đạt 6,6%. Dù còn khiêm tốn, so với mức tiêu thụ năm ngoái (74 nền), con số này đã tăng gấp 6 lần.
Tuy nhiên, thị trường căn hộ TP Hồ Chí Minh ghi nhận sự trầm lắng cả cung lẫn cầu trong quý đầu năm nay, theo hãng tư vấn bất động sản Knight Frank Việt Nam. Cụ thể, 3 tháng đầu năm, thành phố chỉ ghi nhận 689 căn hộ được bán ra thành công, tỷ lệ tiêu thụ giảm, chỉ đạt 16%.
Giá xăng giảm, giá dầu tăng từ 15h00 chiều 22/5
Giá xăng giảm, giá dầu tăng từ chiều 22/5. Ảnh minh họa
Giá xăng dầu được liên Bộ điều chỉnh từ 15h00 chiều nay (22/5). Giá xăng E5RON92 giảm 60 đồng/lít, xăng RON95-III giảm 60 đồng/lít; giá dầu diesel tăng 180 đồng/lít; dầu hỏa tăng 90 đồng/lít, mặt hàng dầu mazut kỳ này cũng tăng 350 đồng/lít so với kỳ trước (15/5).
Giá xăng dầu mới được liên Bộ Công Thương - Tài chính thông báo điều chỉnh từ 15h00 chiều nay (22/5).
Theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 60 đồng/lít so với kỳ điều hành trước, giá bán mới sẽ là 19.120 đồng/lít. Giá xăng RON95-III không cao hơn 19.530 đồng/lít, sau khi được điều chỉnh giảm 60 đồng/lít so với giá bán lẻ từ ngày 15/5.
Cũng từ 15h00 chiều 22/5, giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 17.400 đồng/lít (tăng 180 đồng so với mức bán lẻ hiện hành); Giá dầu hỏa không cao hơn 17.310 đồng/lít (tăng 90 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành). Trong kỳ điều hành này, giá dầu mazut 180CST 3.5S tăng 350 đồng/lít so với kỳ trước, giá bán mới là 16.510 đồng/kg.
Theo liên Bộ Công Thương - Tài chính, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 15/5 - 22/5) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng lên, chính sách thuế mới của Mỹ do Tổng thống Mỹ đưa ra đối với nhiều quốc gia, cuộc họp sắp tới của OPEC+ về kế hoạch tăng nguồn cung… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua có diễn biến lên xuống tùy mặt hàng.
Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 15/5 và kỳ điều hành ngày 22/5 là: 84,560 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (giảm 0,112 USD/thùng, tương đương giảm 0,15%); 86,838 USD/thùng xăng RON95 (giảm 0,190 USD/thùng, tương đương giảm 0,22%); 93,208 USD/thùng dầu hỏa (giảm 3,268 USD/thùng, tương đương giảm 3,39%); 93,290 USD/thùng dầu diesel 0,05S (giảm 4,836 USD/thùng, tương đương giảm 4,93%); 489,698 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (giảm 5,800 USD/tấn, tương đương giảm 1,17%).
Đây là lần thứ 21 trong năm 2025, các mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh giá. Trong đó mặt hàng xăng RON95 có 10 lần tăng và 11 lần giảm, E5RON92 có 11 lần tăng và 10 lần giảm, dầu diesel có 10 lần tăng, 10 lần giảm và 1 lần giữ giá và dầu mazut có 12 lần tăng và 9 lần giảm giá.
Tiêu thụ gạo tại Nhật Bản giảm mạnh do giá tăng gần gấp đôi
Ảnh minh họa
Nhiều người Nhật cho biết họ đang ăn ít gạo hơn, hoặc không thể duy trì thói quen ăn gạo hàng ngày như trước do giá tăng cao.
Giá gạo tại Nhật Bản đã tăng liên tục hơn 10 tuần, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, khiến người dân buộc phải cắt giảm tiêu thụ hoặc tìm lựa chọn thay thế.
Giá bán lẻ gạo trung bình ở Nhật Bản hiện đã vượt 4.200 Yen (tương đương khoảng 29,5 USD) cho mỗi túi 5 kg. Đây là mức giá được nhiều người dân đánh giá là "không thể chịu đựng được", nhất là khi nó đã tăng gấp đôi so với năm ngoái.
"Đối với người dân thường, đây là mức giá không thể chịu đựng được. Giá đã tăng gấp đôi", một người dân chia sẻ.
Nhiều người Nhật cho biết họ đang ăn ít gạo hơn, hoặc không thể duy trì thói quen ăn gạo hàng ngày như trước.
"Gạo là thứ chúng tôi ăn mỗi ngày. Giá thực phẩm tăng là vấn đề đau đầu nhất. Tôi đã không thể ăn gạo hàng ngày trong tháng qua, chỉ hai hoặc ba lần một tuần. Trước đây, tôi ăn gạo thường xuyên hơn, nhưng bây giờ thì chắc chắn là ít hơn", một người khác nói.
Từ tháng 3, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu tung gạo dự trữ khẩn cấp ra thị trường nhằm hạ nhiệt giá cả. Tuy nhiên, biện pháp này đến nay vẫn chưa mang lại nhiều hiệu quả.
HOÀI TÂM tổng hợp
16:53 23/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Ngăn chặn lô hàng giả hơn 8 tỷ đồng; Tàu khách liên vận quốc tế Việt - Trung hoạt động trở lại từ 25/5; 15.000 tấn vải thiều sớm sẵn sàng phục vụ thị trường.
06:01 23/05/2025
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các nghề truyền thống không chỉ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, giúp nông thôn phát triển hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, tạo nội lực cho địa phương xây dựng NTM.
05:56 23/05/2025
Những đánh giá, chia sẻ từ doanh nghiệp không chỉ phản ánh sự đồng hành hiệu quả của chính quyền địa phương mà những góp ý chân tình đó còn mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững cho tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp trong tương lai.
05:45 23/05/2025
(HG) - Qua tổng hợp của Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, hiện toàn tỉnh có 46/51 xã đạt tiêu chí số 17 về Môi trường và An toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới.
05:44 23/05/2025
(HG) - Để chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trong năm nay trên địa bàn tỉnh tiếp tục đi vào chiều sâu, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn và giải quyết các vấn đề bức xúc trong xây dựng NTM;
05:30 23/05/2025
(HG) - Thông tin từ Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), ngày 21-5 vừa qua,
05:12 23/05/2025
Chưa bao giờ giá dừa nguyên liệu ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lên cơn sốt như hiện nay với khoảng 210.000-230.000 đồng/chục (12 trái).
06:58 22/05/2025
(HG) - Khối lượng xây lắp dự án Đường tỉnh 929, đoạn từ Đường tỉnh 931B đến Quốc lộ 61, đạt trên 90%. Dự án này có chiều dài 4,9km với tổng mức đầu tư 300 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 đến năm 2025.
05:11 22/05/2025
Không chỉ giả danh nhân viên ngành điện để gọi điện nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân, gần đây, các đối tượng lừa đảo còn sử dụng chiêu trò tinh vi hơn, đó là tạo lập trang website giả mạo ngành điện nhằm đánh lừa người dùng.
05:09 22/05/2025
(HG) - UBND tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản trả lời các kiến nghị của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam về việc đề nghị xem xét xác nhận và chỉnh lý, bổ sung quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
16:53 23/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Ngăn chặn lô hàng giả hơn 8 tỷ đồng; Tàu khách liên vận quốc tế Việt - Trung hoạt động trở lại từ 25/5; 15.000 tấn vải thiều sớm sẵn sàng phục vụ thị trường.
14:27 23/05/2025
Lịch sử báo chí cách mạng Cà Mau là hành trình đấu tranh bằng ngòi bút, bản lĩnh của những Nhà báo. Đó là hành trình không ngừng đổi mới để thích ứng, phát triển, hoàn thành sứ mệnh chính trị và trách nhiệm xã hội.
06:03 23/05/2025
Nhìn lại chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được triển khai giai đoạn qua cho thấy, điều này đã góp phần thu hút nhà đầu tư để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tại tỉnh nhà.
06:01 23/05/2025
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các nghề truyền thống không chỉ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, giúp nông thôn phát triển hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, tạo nội lực cho địa phương xây dựng NTM.