Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 25-2-2025: Nhiều quốc gia siết quy định với hàng nhập khẩu

Thứ Ba, ngày 25/02/2025 | 15:21

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Tăng cung vốn, hạ lãi suất cho vay; Tôm thương phẩm giá tăng gấp đôi, nông dân trúng đậm; Giá đậu tương tiếp tục giảm do triển vọng vụ mùa cải thiện tại Nam Mỹ.

Nhiều quốc gia siết quy định với hàng nhập khẩu

 

Xu hướng chung trên thế giới là hướng đến các sản phẩm đáp ứng tiêu chí xanh, phát triển bền vững. Ảnh minh họa

Thông tin với phóng viên Báo Công Thương, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý – Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu cho biết, mới đây, Quỹ H&M của Thụy Điển vừa công bố hợp tác với Quỹ Ellen MacArthur trong dự án The Fashion ReModel, nhằm thúc đẩy các mô hình kinh doanh tuần hoàn trong ngành thời trang, bao gồm cho thuê, sửa chữa, tái bán và tái chế. Đây là một bước tiến quan trọng hướng đến việc tách biệt doanh thu khỏi sản xuất mới, giảm phát thải khí nhà kính và tạo ra sự thay đổi bền vững trong ngành công nghiệp này.

Đây được cho là một trong những động thái của Thuỵ Điển nhằm đáp ứng Thoả thuận Xanh châu Âu của EU. Được thông qua ngày 15/1/2020, Thỏa thuận Xanh châu Âu định hình chiến lược của EU để đạt mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (trung hòa về phát thải) và trở thành khu vực kinh tế sử dụng ít nhất các nguồn lực tự nhiên vào năm 2050.

EU là một trong những thị trường lớn nhất của dệt may Việt Nam. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang EU ước đạt 4,3 tỷ USD, tăng 7,66%, chiếm tỷ trọng 9,77%. Tuy nhiên hiện nay, các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trong lĩnh vực dệt may tại thị trường EU, bao gồm Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia ASEAN như Myanmar, Campuchia, Lào và Indonesia... đang không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để chiếm thị phần. Đặc biệt, nhiều nước trong số này đã và đang tích cực chuyển đổi sang mô hình sản xuất dệt may bền vững để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Thỏa thuận Xanh. Trước áp lực này, ngành dệt may Việt Nam cần nhanh chóng bắt nhịp và đẩy mạnh quá trình chuyển đổi xanh để duy trì và nâng cao vị thế trên thị trường EU.

Ngoài ngành dệt may, nhiều ngành khác cũng đang gặp phải rào cản đối với hàng hoá nhập nhẩu từ EU. Theo Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam), năm 2024, EU phát đi 5.268 cảnh báo mối nguy đối với nông sản thực phẩm toàn cầu, trong đó, Việt Nam có 114 cảnh báo chiếm 2,2% số cảnh báo từ EU và tăng gần gấp đôi năm 2023. 2 tháng đầu năm 2025, EU phát đi 624 cảnh báo, trong đó, Việt Nam có 16 cảnh báo, chiếm 2,6%.

Đáng chú ý, 2 tháng đầu năm 2025, trong số 624 cảnh báo có 8 cảnh báo với thực phẩm mới, trong đó, có 4 cảnh báo liên quan đến sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 50%.

Song song với EU, một số thị trường khác cũng đang siết chặt các quy định đối với hàng nhập khẩu. Đơn cử, từ đầu tháng 1/2025, Trung Quốc bắt buộc tất cả lô sầu riêng nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam phải có giấy chứng nhận kiểm định chất vàng O (Auramine O) và cadmium, sau khi phát hiện dư lượng chất vàng O trong một số lô sầu riêng từ Thái Lan vào cuối năm 2024. Đây là chất nhuộm công nghiệp bị cấm trong thực phẩm do nguy cơ gây ung thư. Việc siết chặt kiểm tra khiến nhiều lô hàng từ Thái Lan, Malaysia và Việt Nam - 3 quốc gia xuất khẩu sầu riêng lớn nhất của Trung Quốc - bị ách tắc hoặc trả về

Tăng cung vốn, hạ lãi suất cho vay

 

Ảnh minh họa.

Các ngân hàng cần triển khai các giải pháp để duy trì mặt bằng lãi suất huy động theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 19.

Lãi suất cho vay của các ngân hàng được tính toán dựa trên lãi suất huy động cộng chi phí hoạt động, dự phòng rủi ro và biên lợi nhuận. Lãi suất huy động tăng, thường sẽ kéo theo lãi suất cho vay tương ứng. Ngược lại, muốn giảm lãi suất cho vay, ngân hàng phải hạ được lãi suất huy động, tiết giảm chi phí hoạt động, chia sẻ một phần lợi nhuận với khách hàng. Trong đó, kiểm soát chi phí huy động, như chỉ đạo xuyên suốt của Thủ tướng thời gian qua là giải pháp trực tiếp nhất giúp người dân, doanh nghiệp có thể vay vốn với lãi suất hợp lý, mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Mở rộng nguồn tiền gửi không kỳ hạn CASA nhằm tranh thủ tối đa nguồn vốn giá rẻ, tiết giảm chi phí hoạt động, chủ động giảm lãi suất lên tới hàng nghìn tỷ đồng thông qua hạ lãi suất cho vay đã được nhiều ngân hàng liên tục triển khai thời gian qua nhằm giữ chân khách hàng hiện hữu cũng như thu hút thêm khách hàng mới. Tuy nhiên, tuỳ theo từng ngân hàng mà dư địa để tối ưu hoá chi phí sẽ khác nhau.

Theo thống kê mới nhất của Vietstock, biên lợi nhuận ròng bình quân NIM của 27 ngân hàng cổ phần cuối năm 2024 chỉ còn 2,18%, giảm khá mạnh, tới hơn 1/3 so với cuối năm 2023.

Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Khối Phân tích - Khách hàng Cá nhân - Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định: "Đây là mức khá thấp đối với các ngân hàng. Như vậy, nếu để mức thấp hơn thì việc tối ưu cho việc huy động vốn của các ngân hàng sẽ trở nên rất khó. Các ngân hàng vẫn có khuynh hướng tìm các nguồn vốn dài hạn có lãi suất tốt".

Theo các chuyên gia, lúc này rất cần phát huy vai trò hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, có thêm cơ chế để Ngân hàng Nhà nước đưa tiền vào thị trường, thêm công cụ để Ngân hàng Nhà nước cung ứng vốn dài hạn như mở bán giấy tờ có giá kỳ hạn dài 6 tháng hay 1 năm, thay vì chỉ 1 - 2 tuần như hiện nay. Hay cho phép ngân hàng thương mại được đem tài sản thế chấp đi cầm cố, vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước như trước đây.

Các ngân hàng thương mại cũng mong muốn được gỡ vướng một số quy định pháp lý liên quan đến trích lập dự phòng tín dụng được quy định tại Nghị định 68 ban hành 2024 như quy định ngân hàng phải trích lập dự phòng 100% cho các khoản vay dù mới chỉ quá hạn 1 - 2 năm,trong khi vẫn đang có tài sản đảm bảo giá trị cao. Thực hiện các giải pháp này, sẽ giúp ngân hàng thương mại có thêm năng lực cung ứng tín dụng cho nền kinh tế.

Tôm thương phẩm giá tăng gấp đôi, nông dân trúng đậm

 

Ngư dân Bến Tre thu hoạch tôm với niềm vui trúng mùa, trúng giá. Ảnh minh họa

Tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, vụ tôm nguyên liệu đầu năm nay, giá tăng đột biến nên nông dân trúng đậm, lợi nhuận hàng tỷ đồng.

Ở thời điểm này, giá tôm thẻ chân trắng và tôm sú tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre đang tăng ở mức cao. Loại tôm từ 25 - 30 con/kg giá 180.000 - 210.000 đồng, tôm 40 con/kg giá trên 150.000 đồng/kg, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức giá này mỗi kg tôm người nuôi có lãi trên 100.000 đồng.

Giá tôm nguyên liệu tăng cao do “cầu vượt cung”, đợt rồi tỉ lệ tôm bị dịch bệnh hao hụt nhiều dẫn đến sản lượng tôm thương phẩm hiện nay giảm; trong khi đó nhu cầu tiêu thụ tôm trong nước và xuất khẩu tăng mạnh. 

Toàn tỉnh Bến Tre  hiện có 36.000ha nuôi tôm nước lợ, trong đó diện tích nuôi công nghệ cao hơn 3.600 ha chủ yếu tôm thẻ chân trắng. Riêng tỉnh Tiền Giang có khoảng 4.800 ha mặt nước nuôi tôm; trong đó có hơn 3.100 ha nuôi thâm canh, 300 ha nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao, chiếm khoảng 15% trên tổng diện tích nuôi tôm thâm canh trong tỉnh. Hầu hết các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại 2 địa phương này đều đạt hiệu quả, có lãi hàng tỷ đồng/vụ.

Giá đậu tương tiếp tục giảm do triển vọng vụ mùa cải thiện tại Nam Mỹ

 

Ảnh minh họa

Khép lại phiên giao dịch đầu tuần, giá đậu tương giảm nhẹ 1% về mức 384,9 USD/tấn, đánh dấu phiên suy yếu thứ hai liên tiếp. Thị trường tiếp tục chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, trong đó, điều kiện thời tiết thuận lợi hơn tại Brazil và Argentina đã gây áp lực lên giá đậu tương trong phiên giao dịch ngày hôm qua.

Thời gian gần đây, thời tiết tại Nam Mỹ đã cải thiện đáng kể, đặc biệt tại Argentina, khi lượng mưa tăng và phân bố đồng đều hơn. Điều này giúp cây trồng phát triển thuận lợi, làm giảm lo ngại về nguy cơ thiếu hụt sản lượng do khô hạn trước đó. Dù vẫn còn một số khu vực tại Bắc Argentina và một phần Brazil tiếp tục chịu ảnh hưởng của khô hạn, nhưng nhìn chung điều kiện thời tiết tiến triển tích cực hơn.

Trong khi đó, tại Brazil, lượng mưa giảm tại các vùng trung tâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu hoạch đậu tương. Theo báo cáo từ công ty tư vấn AgRural, tiến độ thu hoạch đậu tương niên vụ 2024-2025 của Brazil đạt 39%, gần sát mức 40% cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, dữ liệu từ Patria Agronegocios cho thấy nông dân nước này đã thu hoạch 37,63% diện tích đậu tương, so với mức 38,03% cùng kỳ năm trước. Tiến độ thu hoạch khả quan giúp nguồn cung đậu tương từ Brazil dồi dào hơn, đồng thời tạo áp lực lên giá mặt hàng này.

Ở chiều ngược lại, báo cáo Giao hàng Xuất khẩu (Export Inspections) từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy, trong tuần qua, lượng đậu tương xuất khẩu đạt 858.000 tấn, tăng so với mức 726.000 tấn của tuần trước. Tính từ đầu niên vụ 2024-2025, tổng khối lượng đậu tương xuất khẩu của Mỹ đã đạt 36,9 triệu tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ niên vụ trước.

Dữ liệu trên phản ánh hoạt động xuất khẩu đậu tương của Mỹ vẫn duy trì ổn định, ngay cả khi Brazil đang gia tăng nguồn cung ra thị trường. Đây được xem là yếu tố giúp hạn chế đà giảm của giá đậu tương trong phiên giao dịch hôm qua.

Tương tự đậu tương, hai sản phẩm chế biến là khô đậu tương và dầu đậu tương cũng đồng loạt giảm giá. Điều kiện thời tiết thuận lợi tại Argentina – quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu đậu tương thành phẩm – dự kiến sẽ giúp gia tăng nguồn cung trong thời gian tới, qua đó tạo thêm áp lực lên giá các mặt hàng này.

HOÀI TÂM tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 14-5-2025: Ngành thuế thu hồi gần 5.000 tỷ đồng qua áp dụng tạm hoãn xuất cảnh

10:38 14/05/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Vải vào vụ sớm, đơn hàng xuất khẩu tăng vọt; Giá xoài Úc chỉ còn… 1.000 đồng/kg; Giá xăng dự báo tăng 400 đồng/lít sau 2 lần giảm liên tiếp trong tuần.

Huyện Phụng Hiệp: Khởi công cầu giao thông nông thôn

07:06 14/05/2025

(HG) - Ngày 13-5, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, phối hợp nhà tài trợ tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu Đặng Văn Quang, tại ấp Phụng Sơn A, xã Tân Long.

Hậu Giang có 51 Tổ khuyến nông cộng đồng

06:06 14/05/2025

(HG) - Thông tin từ Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, hiện toàn tỉnh có 51 Tổ khuyến nông cộng đồng tại 51/51 xã trên địa bàn tỉnh, với 562 thành viên. Thành viên của các tổ chủ yếu là hoạt động kiêm nhiệm từ Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách lĩnh vực kinh tế và viên chức khuyến nông, viên chức trồng trọt và bảo vệ thực vật, các hội đoàn thể, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn 51 xã của tỉnh.

4 tháng đầu năm toàn tỉnh tiết kiệm được là 8,23 triệu kWh

06:03 14/05/2025

(HG) - Tháng 4-2025 sản lượng điện tiết kiệm toàn tỉnh Hậu Giang là 2,46 triệu kWh (tăng 16,5% so cùng kỳ) tương ứng với 2,64% điện thương phẩm. Lũy kế 4 tháng đầu năm toàn tỉnh tiết kiệm được 8,23 triệu kWh (tăng 5,61% so cùng kỳ), tương ứng 2,4%

Đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho phát triển kinh tế - xã hội

06:02 14/05/2025

(HG) - Công ty Điện lực Hậu Giang cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2025, Công ty Điện lực Hậu Giang đã đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân cũng như đảm bảo cung cấp điện

Để sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản bền vững

06:01 14/05/2025

Sản xuất, xuất khẩu nông lâm thủy sản đã mang về giá trị lớn cho nước ta những năm gần đây. Tuy nhiên, việc thay đổi chính sách thuế quan của một số quốc gia sẽ phần nào ảnh hưởng đến xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tới đây. Thực hiện linh hoạt các giải pháp phù hợp, hiệu quả để chủ động ứng phó là việc làm cần thiết.

Giá sầu riêng tiếp tục giảm

06:00 14/05/2025

(HG) - Giá sầu riêng Ri6 VIP tại vựa hiện có giá từ 65.000 đồng/kg, Ri6 loại A ở mức 53.000-55.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 loại B ở mức từ 35.000-40.000 đồng/kg, Ri6 loại C thương lượng. Còn sầu riêng Thái VIP có giá 90.000 đồng/kg, sầu riêng Thái A có giá từ 73.000-76.000 đồng/kg, sầu riêng Thái loại B có giá từ 53.000-56.000 đồng/kg, sầu riêng Thái loại C có giá từ 38.000-40.000 đồng/kg.

Thành phố Vị Thanh: Làm mới 7.000m2 đường giao thông

05:58 14/05/2025

(HG) - Qua triển khai thực hiện Chiến dịch giao thông nông thôn - thủy lợi và bảo vệ môi trường nông thôn năm 2025, thành phố Vị Thanh đã huy động mọi nguồn lực, vận động thực hiện cách làm mới, mô hình điển hình nổi bật, đảm bảo tính khoa học, tính khả thi, sáng tạo, mang lại hiệu quả, góp phần cho kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 13-5-2025: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

15:14 13/05/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia; Thị trường cá rô phi sẽ đạt 14,5 tỷ USD vào năm 2033; Bán hàng online không kê khai thu nhập có thể bị xử phạt, truy thu thuế.

4 tháng qua có 398 doanh nghiệp thành lập mới

08:24 13/05/2025

(HG) - Trong tháng 4, tỉnh Hậu Giang có 124 hồ sơ đăng ký mới doanh nghiệp với tổng số vốn 406,4 tỉ đồng, so với cùng kỳ tăng 6% số lượng doanh nghiệp đăng ký, giảm 43% số vốn.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Năng lượng mặt trời - Giải pháp đầu tư thông minh, chủ động tương lai xanh

07:51 14/05/2025

Trong bối cảnh giá điện biến động và nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao, việc đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời (NLMT) không còn là xu hướng, mà đã trở thành giải pháp tất yếu giúp người dân và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí - chủ động nguồn điện - bảo vệ môi trường.

Hậu Giang thành lập Khu Công nghệ thông tin tập trung là phù hợp

07:12 14/05/2025

(HG) - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Hoàng Phương, Trưởng Đoàn công tác Bộ KH&CN, có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh vào ngày 13-5.

Phụ nữ Hậu Giang tự tin, vượt khó khởi nghiệp

06:03 14/05/2025

Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp của phụ nữ tại tỉnh có những bước tiến đáng kể, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Để sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản bền vững

06:01 14/05/2025

Sản xuất, xuất khẩu nông lâm thủy sản đã mang về giá trị lớn cho nước ta những năm gần đây. Tuy nhiên, việc thay đổi chính sách thuế quan của một số quốc gia sẽ phần nào ảnh hưởng đến xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tới đây. Thực hiện linh hoạt các giải pháp phù hợp, hiệu quả để chủ động ứng phó là việc làm cần thiết.