Chủ Nhật, ngày 30/03/2025 | 07:38
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Việt Nam giữ vị thế nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho Nhật Bản; Đưa giá thịt heo về mức hợp lý trong tháng 4; Tiền Giang quy hoạch hơn 20.780 ha sản xuất lúa chất lượng cao.
Giá vàng sát mốc 101 triệu đồng/lượng
Ảnh minh họa
Mốc đỉnh lịch sử mới của giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đã được lập vào sáng nay 29/3, tiến sát mốc 101 triệu đồng/lượng.
Vào lúc 10 giờ 44 phút, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp SJC, PNJ, DOJI đồng loạt đầy lên mức cao mới, quanh 98,4 triệu đồng/lượng mua vào, 100,7 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 500.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua.
Công ty SJC cũng tăng giá vàng nhẫn và vàng trang sức 99,99 lên 98,2 triệu đồng/lượng mua vào, 100,4 triệu đồng/lượng bán ra - tăng 200.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua.
Từ đầu tuần tới nay, giá vàng nhẫn cũng tăng nhanh khoảng 3,5 triệu đồng/lượng.
Dù giá vàng biến động dữ dội nhưng các doanh nghiệp chỉ giữ chênh lệch giá mua - bán khoảng 2-2,2 triệu đồng/lượng. Đây là mức thấp hơn nhiều so với chênh lệch 3-4 triệu đồng/lượng trong những giai đoạn giá vàng biến động mạnh.
Giá vàng trong nước cũng có sự cách biệt giữa các thương hiệu. Vàng miếng hiệu Vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu được bán ra lên tới 100,9 triệu đồng; vàng nhẫn trơn của công ty này cũng được bán với giá tương tự. Giá vàng trong nước đang tiến sát mốc 101 triệu đồng/lượng, là mốc cao nhất trong lịch sử.
Một số doanh nghiệp khác như Công ty Mi Hồng giao dịch vàng miếng SJC 99,8 triệu đồng/lượng chiều bán ra; vàng nhẫn trơn bán ra 99 triệu đồng/lượng.
Việt Nam giữ vị thế nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho Nhật Bản
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Nhật Bản 2 tháng đầu năm 2025 đạt 127,6 triệu USD. Ảnh minh họa: Domingocoffee
Tiêu thụ cà phê của Nhật Bản dự kiến tăng trưởng với tốc độ 0,47% trong giai đoạn năm 2025 - 2033 và ước tính đạt 5,66 tỷ USD vào năm 2033.
Tháng 1/2025, Nhật Bản nhập khẩu cà phê từ 43 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, Nhật Bản tăng lượng nhập khẩu từ Brazil, Ethiopia, Tanzania và giảm nhập khẩu từ Việt Nam, Comlobia.
Cụ thể, Brazil là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Nhật Bản trong tháng đầu năm 2025, đạt 11,4 nghìn tấn, trị giá 60,5 triệu USD, tăng 14,5% về lượng và tăng 75,4% về trị giá so với tháng 1/2024.
Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ mức 30,25% trong tháng 1/2024 lên mức 38,48% trong tháng 1/2025.
Tiếp theo là Việt Nam, trong tháng đầu năm 2025, lượng cà phê nhập khẩu từ Việt Nam vào Nhật Bản đạt 9,3 nghìn tấn, trị giá 53,9 triệu USD, giảm 30,6% về lượng nhưng tăng 43,1% về trị giá so với tháng 1/2024.
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản giảm từ 41,03% trong tháng 1/2024 xuống mức 31,61% trong tháng 1/2025.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản đạt 20,7 nghìn tấn, trị giá 127,6 triệu USD, giảm 11,5% về lượng, nhưng tăng 56,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024 nhờ giá xuất khẩu tăng mạnh. Giá xuất khẩu cà phê sang thị trường này đạt bình quân 6.163 USD/tấn, tăng 76,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Colombia là nguồn cung cà phê đứng thứ 3 cho Nhật Bản, trong tháng đầu năm 2025 đạt 2,2 nghìn tấn, trị giá 15,1 triệu USD, giảm 34,7% về lượng nhưng tăng 4,4% về trị giá so với tháng 1/2024.
Thị phần cà phê của Colombia trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản giảm từ 10,03% trong tháng 1/2024 xuống mức 7,28% trong tháng 1/2025.
Theo https://www.renub.com, tiêu thụ cà phê của Nhật Bản dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ 0,47% trong giai đoạn năm 2025 - 2033 và ước tính đạt 5,66 tỷ USD vào năm 2033, từ mức 5,43 tỷ USD vào năm 2024.
Nhu cầu về cà phê gia tăng cùng với sự phát triển của các quán cà phê đặc sản, sở thích đối với các sản phẩm cà phê cao cấp và tiện lợi của người tiêu dùng Nhật Bản do lối sống và thị hiếu đang thay đổi.
Để xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Nhật Bản tăng trưởng trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng, xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả, không chỉ tăng cường sự gắn kết giữa nông dân, doanh nghiệp và nhà phân phối, mà còn giúp nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường Nhật Bản. Bên cạnh đó, cần tăng cường ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, bảo quản, tối ưu hóa hệ thống logistics và tiếp cận thị trường.
Đưa giá thịt heo về mức hợp lý trong tháng 4
Giá heo hơi vẫn ở mức cao, kéo theo giá bán lẻ ngoài chợ tăng mạnh. Ảnh minh họa
Trước bất cập rõ ràng giữa nguồn cung và giá cả, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu các Bộ, ngành liên quan nhanh chóng vào cuộc để bình ổn thị trường.
Từ trước và sau Tết, giá heo (lợn) hơi trên toàn quốc đang đà tăng mạnh, ngược lại so với quy luật giảm giá do cầu giảm sau Tết của mọi năm.
Giá heo có nơi đạt 83.000 đồng/kg. Đây là mức cao nhất kể từ năm 2023. Trong tháng 2, giá heo hơi trên cả nước tăng lên 68.000-80.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Bắc dao động từ 68.000-74.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, giá ở mức 68.000-79.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá heo hơi tại khu vực miền Nam dao động cao, từ 68.000-80.000 đồng/kg.
Giá bán lẻ thịt heo tại các chợ dân sinh cũng theo đó tăng lên, khiến tiểu thương gặp khó.
Bước sang tháng 3, giá heo hơi không có dấu hiệu hạ xuống mà tiếp tục neo ở mức 83.000 đồng/kg ở một số nơi. Cuối tháng 3, giá heo bắt đầu giảm khoảng 1.000 đồng – 4.000 đồng/kg nhưng vẫn ở mức cao so cùng kỳ mọi năm.
Tổng đàn heo cả nước hiện đạt gần 30 triệu con. Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẳng định, nguồn cung thịt heo đã ổn định. Giá heo hơi vẫn ở mức cao, kéo theo giá bán lẻ ngoài chợ tăng mạnh. Nghịch lý là người chăn nuôi không hề có lãi và khó tái đàn.
Chi phí đầu vào tăng, đặc biệt là giá cám và con giống, trong khi lợi nhuận lại bị chia nhỏ qua nhiều tầng trung gian.
Trước bất cập rõ ràng giữa nguồn cung và giá cả, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu các Bộ, ngành liên quan nhanh chóng vào cuộc để bình ổn thị trường. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường được giao chủ trì đánh giá lại năng lực tái đàn, kiểm soát dịch bệnh và chi phí đầu vào trong chăn nuôi. Còn Bộ Công thương tập trung kiểm soát khâu lưu thông, phân phối, nhất là tình trạng gom hàng, đẩy giá.
Ông Phạm Kim Đăng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhận định: "Chúng tôi cam kết và đảm bảo việc đủ nguồn cung. Hiện nay, chúng ta phải làm được liên kết chuỗi sản xuất từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Khi giá heo bị biến động, người sản xuất không được hưởng lợi nhiều, chủ yếu hưởng lợi từ các khâu trung gian. Đặc biệt, khi giá heo xuống thấp, bán dưới giá thành, người thiệt hại lớn nhất là người chăn nuôi. Các Bộ, ngành phải cùng phối hợp để chúng ta điều chỉnh và đảm bảo sự công bằng của các tác nhân tham gia chuỗi’.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng được yêu cầu đảm bảo không để thiếu nguồn thịt tại chỗ, hạn chế tình trạng phụ thuộc vào thị trường lớn. Mục tiêu được Chính phủ đặt ra là đưa giá thịt heo về mức hợp lý trong tháng 4, bảo đảm quyền lợi cho cả người tiêu dùng lẫn người chăn nuôi.
Tiền Giang quy hoạch hơn 20.780 ha sản xuất lúa chất lượng cao
Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, giảm phát thải tại xã Long Bình, huyện Gò Công Tây. Ảnh minh họa
UBND tỉnh Tiền Giang vừa ban hành quyết định 660 phê duyệt vùng trồng lúa năng suất chất lượng cao trên địa bàn tỉnh. Sở Nông nghiệp và Môi trường Tiền Giang được giao công bố triển khai thực hiện quy hoạch này.
Theo đó, tỉnh Tiền Giang đã quy hoạch vùng trồng lúa năng suất chất lượng cao là 20.787 ha trong tổng số 42.223 ha ruộng lúa của toàn tỉnh. Tùy theo từng địa bàn mà diện tích trồng lúa chất lượng cao được quy hoạch với diện tích khác nhau, thậm chí có địa phương không quy hoạch trồng lúa chất lượng cao.
Cụ thể, tại huyện Cái Bè chỉ có 580 ha lúa năng suất, chất lượng, huyện Cai Lậy có 4.557 ha, huyện Châu Thành 295 ha, huyện Tân Phước 5.575 ha… Riêng 3 đơn vị là thành phố Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo và huyện cù lao Tân Phú Đông do diện tích lúa ngày càng thu hẹp và xóa dần nên không có quy hoạch vùng trồng lúa năng suất, chất lượng cao.
So với khu vực ĐBSCL thì diện tích lúa ở tỉnh Tiền Giang không lớn nhưng năng suất, chất lượng ngày càng được nâng lên. Hiện tỉnh có hơn 42.000 ha đất trồng lúa, diện tích gieo trồng lúa hàng năm khoảng 130.000 ha, sản lượng thu hoạch gần 800.000 tấn.
Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đã đăng ký tham gia Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp" với diện tích 29.500 ha, tại 7 địa phương gồm: Huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Tân Phước, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây, thị xã Cai Lậy và thành phố Gò Công.
Theo đó, tỉnh đã thành lập Tổ đề xuất dự án tham gia Đề án và đã phối hợp với Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, đề xuất danh mục đầu tư "Dự án Hỗ trợ hạ tầng và kỹ thuật cho sản xuất lúa các bon thấp vùng ĐBSCL, vay vốn WB, tỉnh Tiền Giang" trên cơ sở nguồn vốn đã được phân bổ.
Tổng nguồn vốn đề xuất cho toàn Dự án là hơn 481 tỷ đồng; trong đó, vốn vay WB là hơn 331 tỷ đồng, vốn đối ứng trên 90 tỷ đồng để sử dụng đầu tư xây dựng, phát triển, chuyển giao công nghệ và nguồn vốn khác hơn 59 tỷ đồng.
HOÀI TÂM tổng hợp
18:24 01/04/2025
Theo đánh giá từ ngành chức năng tỉnh, kết thúc quý I, mặc dù tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt được nhiều kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực; tuy nhiên, hiện vẫn còn không ít những khó khăn, thách thức đặt ra cần có giải pháp đột phá trong quý II nhằm đạt mức tăng trưởng kinh tế theo kịch bản của năm và từng quý đã đề ra.
18:21 01/04/2025
Giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đang chậm so với kế hoạch. Trước tình hình này, Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, coi giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
15:52 01/04/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giải ngân gần 79.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong 3 tháng; Giảm thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng; Giá vàng trong nước tiếp tục leo đỉnh, vượt 102 triệu đồng/lượng.
07:52 01/04/2025
(HG) - UBND tỉnh vừa phê duyệt dự án Khu tái định cư thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A. Chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hậu Giang.
07:50 01/04/2025
Thiếu vốn đầu tư cũng như hiệu quả sử dụng chưa cao được cho là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển chưa tương xứng của vùng ĐBSCL.
07:35 01/04/2025
(HG) - UBND tỉnh vừa phê duyệt dự án Khu tái định cư Đông Phú 4. Địa điểm xây dựng tại xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
07:31 01/04/2025
(HG) - Chiều ngày 31-3, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố cả nước để đánh giá tình hình triển khai thực hiện và chuẩn bị công tác tổng kết các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.
07:26 01/04/2025
Những năm gần đây, tình trạng hàng giả, hàng nhái, quảng cáo sai sự thật và các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng ngày càng tinh vi, gây không ít khó khăn cho người dân.
07:24 01/04/2025
Năm 2025, khu vực I của tỉnh đề ra kịch bản tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 3,38%.
07:23 01/04/2025
Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vui mừng vì giá heo hơi tăng cao, nhưng đồng thời cũng lo lắng vì giá bán con giống cũng ở mức cao và khan hiếm nguồn cung, trong khi nguy cơ dịch bệnh vẫn luôn tiềm ẩn.
19:52 01/04/2025
(HG) – Thông tin từ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, kể từ ngày 1-4-2025 công an các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh sẽ tổ chức thu nhận hồ sơ cấp Căn cước và tài khoản Định điện tử cho công dân trên địa bàn tỉnh.
18:24 01/04/2025
Theo đánh giá từ ngành chức năng tỉnh, kết thúc quý I, mặc dù tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt được nhiều kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực; tuy nhiên, hiện vẫn còn không ít những khó khăn, thách thức đặt ra cần có giải pháp đột phá trong quý II nhằm đạt mức tăng trưởng kinh tế theo kịch bản của năm và từng quý đã đề ra.
18:21 01/04/2025
Giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đang chậm so với kế hoạch. Trước tình hình này, Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, coi giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
18:19 01/04/2025
Có 3 dự án của học sinh Hậu Giang xuất sắc đoạt giải trong Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh THCS và THPT năm học 2024-2025, đây là những dự án được đánh giá cao vì khả năng ứng dụng thực tiễn.