Thứ Sáu, ngày 03/01/2025 | 15:02
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Năm 2025, người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?; Giá dừa tăng cao khi nhiều vườn dừa chết rụi vì bị sâu đầu đen gây hại; Giá khí đốt năm 2025 có thể "nhảy vọt".
Thách thức xuất khẩu gạo năm 2025
Năm 2025, xuất khẩu gạo của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức hơn so với năm 2024. Ảnh minh họa
Năm 2025, xuất khẩu gạo của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức hơn so với năm 2024 vì nguồn cung gạo thế giới sẽ trở nên dồi dào hơn.
Xuất khẩu gạo năm 2024 của Việt Nam đạt kết quả ấn tượng, hơn 5,7 tỷ USD - mức cao nhất từ trước tới nay và tăng 23% về giá trị so với năm trước đó. Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu chào và ký kết các hợp đồng bán gạo cho năm nay. Thị trường gạo được dự báo sẽ sôi động với nhiều kỷ lục mới về sản lượng, thương mại và tiêu thụ. Điều này cũng đặt ra những cơ hội và cả thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Giá bình quân xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 3 năm vừa qua đã tăng ấn tượng từ 487 USD/ tấn lên 625 USD/ tấn, tăng tới trên 28%. Kim ngạch xuất khẩu nhờ thế cũng tăng trưởng 2 con số. Nhưng theo Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam, năm 2025 xuất khẩu gạo của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức hơn so với năm 2024 vì nguồn cung gạo thế giới sẽ trở nên dồi dào hơn.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 sẽ tăng lên 56,3 triệu tấn, cao hơn 2,3 triệu tấn so với dự báo đã công bố trước đó.
Ông Dương Đức Quang - Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam cho biết: "Nhiều nước sản xuất, xuất khẩu gạo trên thế giới đang nỗ lực đẩy mạnh nguồn cung lương thực, bên cạnh đó Ấn Độ cũng đã mở lại cung hàng. Có thể, vì những lý do này, giá gạo xuất khẩu trung bình có thể giảm xuống dưới 600 USD/tấn".
Các doanh nghiệp xuất khẩu cùng chung quan điểm với giới chuyên gia, giá gạo có thể giảm nhẹ khi nguồn cung phục hồi, nhưng cơ hội của gạo Việt Nam vẫn có khi chất lượng được chú trọng để đảm bảo những tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của các thị trường nhập khẩu. Đây sẽ là lợi thế cạnh tranh chính của gạo Việt trong thời gian tới.
Nhìn tín hiệu thị trường sẽ giúp điều chỉnh kế hoạch sản xuất. Ngành gạo trong năm tới tiếp tục tăng cường các giống lúa chất lượng cao, ứng phó với hạn, mặn và biến đổi khí hậu tại vùng ĐBSCL.
Nguồn cung dồi dào hơn, giá cả cạnh tranh hơn và nhu cầu ổn định được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và góp phần vào an ninh lương thực toàn cầu. Tuy nhiên, đây cũng là tín hiệu cho thấy cạnh tranh đang gia tăng trên thị trường gạo toàn cầu, buộc các doanh nghiệp phải linh hoạt trong chiến lược xuất khẩu của mình.
Năm 2025, người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
Ảnh minh họa
Năm 2025, người lao động có 22 ngày nghỉ gồm 11 ngày nghỉ lễ, Tết hưởng nguyên lương và 11 ngày nghỉ liền kề các dịp lễ, Tết.
Theo quy định tại Điều 112 Bộ Luật Lao động 2019, dịp Tết Dương lịch hàng năm, người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày (1/1 Dương lịch) hưởng nguyên lương.
Đối chiếu từ quy định này, Tết Dương lịch 2025, người lao động được nghỉ 1 ngày thứ Tư (1/1/2025).
Tết Ất Tỵ cận kề, theo thông báo của Bộ LĐ-TB-XH, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ dịp tết Âm lịch năm 2025 từ ngày 25/1 đến 2/2/2025 (26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đợt nghỉ này bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch và 4 ngày nghỉ hằng tuần. Tổng cộng Tết Ất Tỵ 2025 được nghỉ liên tục 9 ngày.
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025 rơi vào thứ Hai (7/4 Dương lịch) nên người lao động sẽ được nghỉ liên tục 3 ngày, gồm 1 ngày nghỉ lễ và 2 ngày nghỉ cuối tuần (đối với các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ cố định thứ bảy và Chủ nhật hằng tuần).
Nếu lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, ngoài các ngày nghỉ theo quy định này còn được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ.
Đối với ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, năm nay công chức, viên chức được hoán đổi ngày làm việc từ thứ Sáu (2/5) sang thứ Bảy ngày 26/4. Như vậy, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2025, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày liên tục từ thứ Tư ngày 30/4 đến hết Chủ nhật ngày 4/5 (làm bù vào thứ Bảy ngày 26/4).
Năm nay, dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 công chức, viên chức được nghỉ 4 ngày từ thứ Bảy (ngày 30/8) đến hết thứ Ba (ngày 2/9). Đợt nghỉ này bao gồm 2 ngày nghỉ lễ Quốc khánh và 2 ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, năm 2025, người lao động được nghỉ 1 ngày Tết Dương lịch, 9 ngày Tết Âm lịch, 3 ngày dịp Giỗ tổ Hùng Vương, 5 ngày đợt lễ 30/4 và 1/5 và 4 ngày dịp 2/9, tổng cộng 22 ngày nghỉ.
Nếu không tính ngày nghỉ cuối tuần liền lễ, Tết, người lao động sẽ được nghỉ việc, hưởng nguyên lương 11 ngày mỗi năm; người lao động nước ngoài được nghỉ 13 ngày mỗi năm.
Giá dừa tăng cao khi nhiều vườn dừa chết rụi vì bị sâu đầu đen gây hại
Trái dừa tại tỉnh Bến Tre hút hàng, sốt giá nhưng nhà vườn thiếu nguồn cung ứng cho thương lái. Ảnh minh họa
Hiện nay dù trái dừa tươi và dừa khô ở tỉnh Bến Tre giá rất cao nhưng nhà vườn không đủ hàng để bán. Một trong những nguyên nhân chính là nhiều diện tích dừa bị giảm năng suất, thậm chí có biểu hiện chết rụi vì sâu đầu đen gây hại.
Trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện các doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua trái dừa tươi giá từ 70.000 - 80.000 đồng/chục (12 quả); riêng dừa khô (loại 1) giá trên 150.000 đồng/chục quả. Đây là mức giá cao nhất trong nhiều năm qua. Điều đáng nói là hiện nay, nhiều nhà vườn ở xứ dừa không có trái dừa để bán cho thương lái mà rơi vào tình trạng cây dừa “treo buồng”, thậm chí có nhiều vườn dừa xơ xác, có nguy cơ chết trắng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, tổng diện tích vườn dừa nhiễm sâu đầu đen hiện tại là hơn 493 ha. Lũy kế diện tích nhiễm từ năm 2024 đến nay là 886 ha, diện tích phục hồi là 393 ha. Trong 493 ha vườn dừa nhiễm sâu đầu đen thì 295 ha nhiễm nhẹ, 144 ha nhiễm trung bình và gần 53 ha nhiễm nặng.
Để “cứu” vườn dừa đang bị sâu bệnh "tấn công", Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre cùng các huyện tiếp tục phóng thích 4,7 triệu con ong ký sinh trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các địa phương có vườn dừa bị nhiễm nặng tổ chức phát động ra quân đồng loạt phòng trừ sâu đầu đen trên địa bàn.
Ngành chuyên môn tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhà vườn các biện pháp phòng trị, không được chủ quan lơ là và cưa bỏ các cây dừa hết trái, bị nhiễm bệnh nặng để trồng lại… Thực tế cho thấy ở địa phương nào mà chính quyền và người dân tích cực phòng trị thì diện tích dừa bị bệnh được phục hồi mạnh.
Giá khí đốt năm 2025 có thể "nhảy vọt"
Ảnh minh họa
Thỏa thuận cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga sang châu Âu qua lãnh thổ Ukraine hết hiệu lực có thể làm giá khí đốt từ các nguồn cung cấp thay thế tăng mạnh.
Trong một bài đăng trên Telegram vào ngày 1/1/2025, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, Ukraine hy vọng nguồn cung khí đốt từ Mỹ và các nhà sản xuất khác sang châu Âu gia tăng sẽ giúp giá khí đốt ổn định hơn.
Trước đó, cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu do ảnh hưởng của cuộc xung đột xảy ra vào tháng 2/2022 tại Ukraine đã khiến giá LNG ở thị trường châu Âu và thị trường thế giới tăng mạnh.
Giám đốc điều hành Scott Darling tại Haitong International Securities cho biết, nguồn cung cho thị trường LNG sẽ thu hẹp hơn trong năm 2025 và có thể sang năm 2026 tình hình sẽ khó khăn hơn. Giám đốc điều hành Scott Darling dự đoán nguồn cung LNG đang thu hẹp và giá LNG có thể tăng mạnh trong năm 2025 và 2026.
Ngày 1/1/2015, Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine, khi thỏa thuận quá cảnh 5 năm giữa hai nước hết hạn. Trước đó, mặc dù đang có xung đột với Nga, nhưng Ukraine vẫn cho phép khí đốt Nga quá cảnh tới châu Âu theo thỏa thuận ký tháng 12/2019.
Nga từng cung cấp gần một nửa lượng khí đốt cho Liên minh châu Âu, nhưng châu Âu đã giảm dần việc phụ thuộc vào khí đốt Nga. EU đã chuyển sang các nguồn cung thay thế từ Qatar và Mỹ. Nỗ lực này khiến Gazprom ghi nhận khoản lỗ lên tới 7 tỷ USD (6,73 tỷ euro) vào 2022, lần đầu tiên sau hơn 25 năm.
Tuy nhiên, vài thành viên EU ở phía đông vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn cung Nga. Austria và Slovakia vẫn chi tổng cộng khoảng 5 tỷ euro để mua. Một số quốc gia châu Âu khác ngoài EU như Moldova đối mặt với nguy cơ thiệt hại lớn khi đường ống qua Ukraine dừng hoạt động.
Dù đã chuẩn bị và nỗ lực thay thế khí đốt Nga, châu Âu vẫn đang cảm nhận rõ rệt tác động. Giá năng lượng tăng cao đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cạnh tranh công nghiệp của lục địa này so với Mỹ và Trung Quốc.
HOÀI TÂM tổng hợp
09:30 05/01/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Tổng cục Hải quan chỉ đạo dừng nhập khẩu thuốc lá điện tử; Những trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu gạo sẽ bị xem xét ‘tước’ giấy phép; Giá heo hơi hôm nay: Miền Nam tăng 4.000 đồng/kg.
15:35 04/01/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Phát hiện và thu giữ 14 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc; Giá vàng nhẫn tăng mạnh; Mỹ tiếp tục dẫn đầu xuất khẩu LNG toàn cầu.
08:38 03/01/2025
(HG) - Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thời gian qua đã dần đi vào nề nếp. Đặc biệt, giá bán sản phẩm theo chuỗi nông sản cao hơn so với giá thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chuỗi, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn được mở rộng tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.
08:37 03/01/2025
(HG) - Tại thị xã Long Mỹ, Công ty Điện lực Hậu Giang đã tổ chức Lễ gắn biển công trình “Sửa chữa đường dây trung áp 3 pha 22kV khu vực thị xã Long Mỹ”. Công trình từ nguồn
10:05 02/01/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Năm 2025 đầy triển vọng của kinh tế Việt Nam; Phê duyệt nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; Gần 18.000 vụ hàng lậu, hàng giả 'tuồn' vào Việt Nam.
09:08 02/01/2025
(HG) - Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết, trong năm 2025 sẽ tập trung chỉ đạo các địa phương tiếp tục nâng cao các tiêu chí xã, huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.
07:34 02/01/2025
(HG) - Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết, tình hình chăn nuôi của người dân trong năm 2024 trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định; trong đó nhờ giá heo hơi có chiều hướng tăng,
07:21 02/01/2025
Thời điểm này, trên những cánh đồng, mảnh vườn trong tỉnh, bà con nông dân đang tất bật chăm sóc rau màu, trái cây, chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng để phục vụ thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
07:19 02/01/2025
Năm 2024, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã tích cực triển khai nhiệm vụ trọng tâm nên kết quả mang lại khá ấn tượng.
07:18 02/01/2025
Không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân mà các sản phẩm OCOP còn mở ra cơ hội phát triển bền vững cho nông nghiệp tỉnh nhà.
12:33 05/01/2025
(HG) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến Hội đồng Điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL.
12:25 05/01/2025
(HG) - Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở, ngành tham dự Hội nghị tổng kết ngành công thương và công tác điều hành cung cấp điện, tiết kiệm điện năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
09:57 05/01/2025
(HGO) - Sáng ngày 4-1, tại UBND huyện Châu Thành, Cụm thi đua các huyện, thị xã, thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết giao ước thi đua năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đến dự và chủ trì hội nghị.
09:37 05/01/2025
Trong Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025, sự kiện mở màn cho Lễ hội Ánh sáng Quốc tế Hà Nội 2025, sẽ có màn trình diễn ánh sáng từ 2025 drone (thiết bị bay không người lái) kết hợp với âm nhạc của dàn nhạc giao hưởng theo tiêu chuẩn quốc tế.