Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 9-3-2025: Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm đạt hơn 1,42 tỷ USD

Chủ Nhật, ngày 09/03/2025 | 09:11

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: 16 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm; Gần 150.000 tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 2; Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm đạt hơn 1,42 tỷ USD

 

Xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng trưởng khả quan trong 2 tháng đầu năm 2025, đạt hơn 542 triệu USD. Ảnh minh họa: Hồng Thắm

Trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, nhưng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức ở chặng đường phía trước.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 2 tháng đầu năm 2025, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, với tổng kim ngạch đạt hơn 1,42 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, riêng tháng 2/2025 đạt 655 triệu USD, tăng trưởng ấn tượng 42,6%.

Tôm tiếp tục là điểm sáng lớn nhất, đóng góp hơn 542 triệu USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2024.

VASEP nhận định, triển vọng năm 2025 cho ngành tôm khá lạc quan, miễn là các yếu tố bất ổn như chiến tranh thương mại dưới thời chính quyền Trump không gây thêm gián đoạn. Giá nhập khẩu trung bình tăng từ tháng 10/2024 và dự kiến duy trì ở mức cao trong suốt năm 2025 nhờ tồn kho ổn định, mang lại niềm tin cho cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu.

Trong khi đó, cá tra ghi nhận kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 253 triệu USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường cá tra hiện đối mặt với không ít thách thức. Giá nguyên liệu tăng do chi phí đầu vào (thức ăn, nhân công) leo thang và sự bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ, với mức thuế bổ sung 10% áp lên thủy sản chế biến từ Trung Quốc, gián tiếp ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại toàn cầu. Nhu cầu tại Mỹ vẫn ảm đạm, trong khi tồn kho lớn có thể kìm hãm đà tăng giá.

Người nuôi cá tra cần thận trọng, tránh mở rộng sản xuất tự phát, bởi giá cả hiện tại có thể mang tính “ảo” và dễ lao dốc nếu cung vượt cầu. Việc liên kết với doanh nghiệp, áp dụng công nghệ nuôi hiện đại và tập trung vào sản phẩm giá trị gia tăng sẽ là chìa khóa để duy trì lợi thế cạnh tranh.

Xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 126 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2025, giảm nhẹ 3,5% so với 2 tháng đầu năm 2024. Thị trường Nhật Bản - một trong những điểm đến chính của cá ngừ Việt Nam cho thấy, sự ổn định về giá, dù ở mức thấp.

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn từ các thị trường nhập khẩu chủ lực như EU và Mỹ. Quy định về chống đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tiếp tục là rào cản lớn đối với thủy sản khai thác, bao gồm có cá ngừ. Trong đó, quy định kích thước tối thiểu cá ngừ vằn 0,5m tại Nghị định 37/2024 đang gây khiến cho ngư dân và doanh nghiệp không giải quyết bài toán nguyên liệu.

Tương tự, Hoa Kỳ áp dụng Đạo luật Bảo vệ động vật có vú ở biển (MMPA), yêu cầu các quốc gia xuất khẩu hải sản phải chứng minh quy trình đánh bắt không gây hại đến động vật biển và chứng minh những quy định quản lý tương đồng với Hoa Kỳ. Phía Hoa Kỳ vừa có thông báo không công nhận Việt Nam tương đương và có nguy cơ cấm nhập khẩu nhiều loài hải sản Việt Nam từ ngày 1/1/2026 nếu Việt Nam không có động thái kịp thời.

Để vượt qua, cần sự đồng hành quyết liệt từ các cơ quan thẩm quyền và nhà quản lý ngành trong việc hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao năng lực giám sát và hỗ trợ ngư dân tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế.

Các nhóm sản phẩm như: Cá các loại khác đạt gần 303 triệu USD, tăng 13,6%; mực và bạch tuộc hơn 101 triệu USD, tăng 13,8%; nhuyễn thể có vỏ hơn 39 triệu USD, tăng 121,6%; cua ghẹ gần 63 triệu USD, tăng 86,1%... đều cho thấy tiềm năng lớn. Đặc biệt, nhuyễn thể có vỏ và cua ghẹ ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc, nhờ nhu cầu tăng mạnh từ thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, tương tự cá ngừ, các sản phẩm khai thác như mực, bạch tuộc và cua ghẹ cũng chịu áp lực từ quy định IUU và MMPA. EU và Mỹ ngày càng siết chặt kiểm soát nguồn gốc, đòi hỏi truy xuất nguồn gốc đầy đủ và chặt chẽ. Nếu không đáp ứng, các mặt hàng này có nguy cơ bị từ chối nhập khẩu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kim ngạch xuất khẩu.

Theo đó, sự phối hợp giữa Chính phủ, doanh nghiệp và ngư dân trong việc xây dựng chuỗi cung ứng bền vững là yếu tố sống còn để giữ vững thị trường và thúc đẩy tăng trưởng.

16 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm

 

Ảnh minh họa

Động thái giảm lãi suất của các ngân hàng được đánh giá là một phần trong nỗ lực chung nhằm hỗ trợ nền kinh tế, giảm chi phí vốn và kích thích tăng trưởng tín dụng.

Theo cập nhật mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 7/3, có 16 ngân hàng thương mại đã điều chỉnh giảm lãi suất từ 0,1 đến 0,9%/năm tùy theo từng kỳ hạn và hình thức gửi tiền. Trong đó, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) đã có 5 lần giảm lãi suất liên tiếp chỉ trong vòng hai tuần qua.

Cụ thể, từ ngày 25/2 đến 7/3, Eximbank liên tục giảm lãi suất đối với nhiều sản phẩm tiền gửi. Đối với tiền gửi tại quầy, chương trình "Gửi dài an tâm" ghi nhận mức giảm từ 0,6 - 0,8%/năm cho các kỳ hạn 15-36 tháng. Tiền gửi tiết kiệm thông thường giảm từ 0,1 - 0,2%/năm đối với kỳ hạn 12-24 tháng cho khách hàng phổ thông và giảm 0,1%/năm đối với kỳ hạn 6 đến 12 tháng dành cho khách hàng trên 50 tuổi. Với tiền gửi online, Eximbank cũng giảm mạnh lãi suất từ 0,2 - 0,8%/năm ở các kỳ hạn từ 6 đến 36 tháng.

Không chỉ Eximbank, nhiều ngân hàng thương mại khác cũng tham gia vào đợt điều chỉnh này.

Theo đó, ngày 6/3, Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Ngoại thương Công nghệ số (VCBNeo) - trước đây là Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) - giảm 0,15% lãi suất kỳ hạn từ 6 tháng trở lên đối với tất cả các sản phẩm tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm tại quầy và online.

Ngày 5/3, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) giảm 0,1% kỳ hạn từ 1 đén 60 tháng cả online và tại quầy. Ngân hàng TMCP Sài gòn – Hà Nội (SHB) giảm 0,1% các kỳ hạn từ 6 đến 11, 13, 15 tháng; giảm 0,2% kỳ hạn 12,18 tháng, giảm 0,3% kỳ hạn 24, 36 tháng đối với tiền gửi tại quầy và online.

Tương tự tại Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank), đối với tiền gửi online, ngân hàng này giảm 0,3% các kỳ hạn 1, 3 đến 5 tháng; giảm 0,4% kỳ hạn 2 tháng và giảm 0,1% kỳ hạn từ 6 đến 36 tháng. Đối với tiền gửi tại quầy, Nam A Bank giảm 0,1% kỳ hạn 1 tháng và giảm 0,2% kỳ hạn 2 đến 5 tháng.

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) giảm 0,1% lãi suất tiền gửi các kỳ hạn từ 12 đến 36 tháng đối với tiền gửi online và tại quầy. Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển (PGbank) giảm 0,2% kỳ hạn 24 và 36 tháng.

Tại Ngân hàng TMCP Lộc phát (LPbank), khách hàng gửi tiền tại quầy ở các hình thức tiền gửi tiết kiệm, các chương trình hội viên gắn kết hạng Diamond, Gold, Ruby áp dụng giảm 0,1% đối với kỳ hạn từ 1 đến 60 tháng; đối với tiền gửi online, giảm 0,1% các kỳ hạn từ 18 đến 60 tháng.

Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank) giảm 0,1% lãi suất các kỳ hạn từ 1 đến 11 tháng và giảm 0,2% các kỳ hạn từ 12 đến 36 tháng đối với tiền gửi tại quầy...

Trước đó, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank), Ngân hàng TMCP Hàng hải (MSB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank), Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB), Ngân hàng TMCP Bảo Việt (Baoviet Bank), Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) cũng đã có động thái điều chỉnh giảm lãi suất từ cuối tháng 2/2025.

Việc 16 ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất ngay sau chỉ đạo từ Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước cho thấy rõ nỗ lực ổn định mặt bằng lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Động thái này không chỉ giúp giảm chi phí vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, mà còn góp phần giữ vững đà phục hồi kinh tế.

Về trung hạn, nhiều chuyên gia dự báo lãi suất tiền gửi có thể còn biến động, song khó xảy ra xu hướng tăng đột biến trong thời gian tới. Nhờ sự điều chỉnh này, mặt bằng lãi suất được kỳ vọng tiếp tục ổn định, tạo điều kiện cho dòng vốn chảy vào sản xuất kinh doanh, đồng thời hỗ trợ tốt hơn cho phục hồi kinh tế.

Gần 150.000 tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 2

 

Ảnh minh họa

Tài khoản mở mới tăng mạnh trở lại trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư cũng được cải thiện.

Theo Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, tại thời điểm ngày 28/2, số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước là 9.480.629. Trong đó, số lượng tài khoản của nhà đầu tư cá nhân là 9.462.789, nhà đầu tư tổ chức là 17.840.

Số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài là 48.068. Trong đó, tài khoản của nhà đầu tư cá nhân là 43.419, tài khoản nhà đầu tư tổ chức là 4.649.

Như vậy, so với cuối tháng 1, số tài khoản mở mới trong tháng 2 là 149.863 tài khoản, trong số đó chủ yếu là tài khoản của nhà đầu tư cá nhân. Nhà đầu tư tổ chức chỉ có 61 tài khoản. Đây là mức tài khoản mở mới trong tháng cao nhất trong vòng 4 tháng qua.

Tài khoản mở mới tăng mạnh trở lại trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư cũng được cải thiện. Thanh khoản thị trường liên tục tăng, giá trị khớp lệnh bình quân trên HoSE trong tháng 2 đạt hơn 14.000 tỉ đồng, gấp rưỡi tháng đầu năm. Xu hướng tiếp tục được duy trì trong những ngày đầu tháng 3 với 4 phiên liên tiếp tổng giá trị giao dịch vượt 20.000 tỉ đồng.

Dòng tiền nội dồi dào là động lực chủ yếu đẩy VN-Index tăng hơn 3% trong tháng 2 qua đó có lần đầu tiên vượt 1.300 điểm sau gần 3 năm. Đà tăng tiếp tục được duy trì trong những ngày đầu tháng 3 khi dòng tiền nội tiếp tục đổ vào thị trường cùng với động thái giảm bán ròng từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Trước đó, chứng khoán Việt Nam đã vượt 9 triệu tài khoản trước thời hạn 2025 từ cuối tháng 10. Theo đề án của Chính phủ, thị trường sẽ hướng tới 11 triệu tài khoản vào năm 2030, tập trung phát triển nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.

Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm

 

Ảnh minh họa. (Ảnh: AFP)

Chính phủ Ấn Độ cuối ngày 7/3 (giờ địa phương) đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm.

Quyết định trên được đưa ra để ứng phó với tình trạng lượng hàng tồn kho đạt mức cao kỷ lục vào đầu tháng 2/2025, gấp gần 9 lần so với mục tiêu của chính phủ, cũng như nhu cầu quốc tế ngày càng gia tăng, đồng thời báo hiệu sự thay đổi lớn trong chiến lược thương mại và an ninh lương thực của Ấn Độ.

Việc nối lại xuất khẩu gạo 100% tấm của Ấn Độ sẽ cho phép các nước nghèo ở châu Phi đảm bảo nguồn cung ngũ cốc với giá thấp hơn, đồng thời hỗ trợ những nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và ethanol châu Á phụ thuộc vào loại gạo này.

Tháng 9/2022, Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm và sau đó áp dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu tất cả các loại gạo khác vào năm 2023 sau khi lượng mưa thấp làm dấy lên lo ngại về sản lượng. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình cung ứng được cải thiện sau khi thu hoạch được vụ mùa kỷ lục, Ấn Độ đã dỡ bỏ biện pháp hạn chế xuất khẩu đối với tất cả các sản phẩm gạo ngoại trừ loại 100% tấm.

Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Ấn Độ (REA) B.V. Krishna Rao chia sẻ: "Giờ đây, khi xuất khẩu gạo tấm được phép, chúng tôi dự kiến xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn loại này vào năm 2025".

Năm 2022, Ấn Độ đã xuất khẩu 3,9 triệu tấn gạo tấm, chủ yếu sang Trung Quốc để làm thức ăn chăn nuôi và sang các nước châu Phi như Senegal và Djibouti để tiêu dùng.

Liên quan đến giá gạo, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức thấp hơn nhiều so với các thị trường khác.

Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu ngày 7/3 của Việt Nam loại 5% tấm ở mức 389 USD/tấn (cùng loại này Thái Lan đạt 411 USD/tấn, Ấn Độ đạt 405 USD/tấn); loại 25% tấm của Việt Nam đạt 364 USD/tấn (Thái Lan đạt 390 USD/tấn, Ấn Độ đạt 388 USD/tấn); loại 100% tấm của Việt Nam ở mức 307 USD/tấn (Thái Lan đạt 356 USD/tấn).

HOÀI TÂM tổng hợp

 

Viết bình luận mới

Xem thêm

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 12-5-2025: Thông tin mới liên quan nợ thuế, tạm hoãn xuất cảnh

15:26 12/05/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Hướng dẫn mới về tiền lương, thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Hơn 130 doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ dự hội nghị đầu tư; Mở phiên đầu tuần, giá vàng giảm cả triệu đồng.

Kỳ vọng với mô hình làm kinh tế từ dưa

05:54 12/05/2025

Không chỉ là nơi thử nghiệm các mô hình nông nghiệp hiện đại, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang đang dần khẳng định vai trò đầu tàu đổi mới trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng và chế biến dưa muối từ dưa lưới non được kỳ vọng là một hướng đi mới nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu, gia tăng hiệu quả kinh tế và gắn kết với nhu cầu thị trường.

Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội tăng hơn 41,5% so với đầu năm

05:52 12/05/2025

(HG) - Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Hậu Giang cho biết, trong tháng 4 vừa qua, nguồn vốn địa phương đã phân bổ thêm 80 tỉ đồng cho chi nhánh thực hiện cho vay 4 chương trình tín dụng. Trong đó, phân bổ cho vay nhà ở xã hội 10 tỉ đồng, người có công với cách mạng 10 tỉ đồng, người chấp hành xong án phạt từ 10 tỉ đồng và cho vay theo ưu đãi theo Nghị quyết 111/2024/QH15 là 50 tỉ đồng. Tính đến nay, nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương qua NHCSXH trên 539 tỉ đồng, tăng 158 tỉ đồng, tăng hơn 41,5% so với đầu năm.

Điều chỉnh thời gian thực hiện dự án Khu tái định cư Đông Phú 3

05:52 12/05/2025

(HG) - UBND tỉnh Hậu Giang vừa có quyết định điều chỉnh thời gian thực hiện dự án: Khu tái định cư Đông Phú 3.

Bài 3: Hạ tầng giao thông kết nối, sức bật cho giai đoạn mới

05:51 12/05/2025

Bên cạnh các dự án lớn mang tính trọng điểm quốc gia thì các công trình kết nối nội vùng cũng đang được các địa phương ĐBSCL đẩy mạnh, vừa thúc đẩy sự phát triển đồng bộ vừa nâng cao khả năng kết nối giữa các địa phương trong vùng.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 11-5-2025: Tháng 4/2025 Việt Nam nhập khẩu 5.688 tấn hồ tiêu các loại

15:19 11/05/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Điện thương phẩm tháng 4 của EVNNPC đạt 8,442 tỷ kWh; Giá vàng tiếp tục tăng; Thái Lan: Sản lượng nhiều loại trái cây tăng mạnh.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 10-5-2025: Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản

18:52 10/05/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giữ đà tăng trưởng xuất khẩu thủy sản; Việt Nam chi 5,6 tỷ USD nhập hàng Mỹ trong 4 tháng; Giá vàng tăng trở lại.

Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 10/5/2025

18:12 09/05/2025

Để đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân, EVN đã và đang thực hiện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2025 dự kiến khoảng 12,2%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống năm 2025 tăng thêm khoảng 33,6 tỷ kWh so với năm 2024.

Tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư 4 công trình lưới điện 110kV

15:36 09/05/2025

(HGO) - Sáng ngày 9-5, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, tiếp và làm việc với Tổng công ty Điện lực miền Nam về công tác cung cấp điện năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 9-5-2025: Bộ Tài chính: Đảm bảo kinh phí chi trả cho người nghỉ hưu sớm

14:24 09/05/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam; Trái bưởi tươi Việt Nam vào thị trường Australia; Giá vàng chưa dừng đà giảm.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Bắt 2 nhóm thanh niên đánh nhau, thu giữ súng, ma túy và hung khí

14:10 12/05/2025

(HGO) - Ngày 12-5, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh cho biết, vừa phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh bắt 2 nhóm thanh niên đánh nhau, thu giữ nhiều hung khí, súng và ma túy.

Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 căn nhà tạm, nhà dột nát

07:34 12/05/2025

(HG) - Ngày 11-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì phiên họp trực tuyến lần thứ tư Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của hợp tác xã nông nghiệp

07:33 12/05/2025

(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa tổ chức Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nhiệm thu cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Hậu Giang”, do Ths. Lê Văn Tuyên làm chủ nhiệm, Trường Chính trị tỉnh là cơ quan chủ trì, được thực hiện từ tháng 5 năm 2023 đến nay, với tổng kinh phí gần 1,2 tỉ đồng.

Chuẩn bị nội dung kỳ họp HĐND tỉnh giữa năm chất lượng

07:31 12/05/2025

(HG) - Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong tháng 5 được Thường trực HĐND tỉnh đề ra.