Thứ Ba, ngày 01/04/2025 | 07:50
![]() |
Thiếu vốn đầu tư cũng như hiệu quả sử dụng chưa cao được cho là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển chưa tương xứng của vùng ĐBSCL. Xoay quanh vấn đề đặt ra, phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Phương Lam (ảnh), Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh đồng bằng sông Cửu Long để hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra gợi mở cho phát triển ĐBSCL nhanh, bền vững, bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Thưa ông, Báo cáo Kinh tế Thường niên ĐBSCL năm 2024 có những điểm mới gì so với báo cáo của các năm trước ?
- Đây là báo cáo lần thứ 4 được VCCI thực hiện. Mỗi năm chúng tôi thực hiện báo cáo này để đánh giá lại những thay đổi về kinh tế - xã hội của ĐBSCL sau một năm với nhiều góc độ khác nhau. Chúng tôi điểm lại những quá trình phát triển, những vấn đề tác động đến chính sách và những kết quả cũng như những thành tựu về kinh tế của đồng bằng. Mỗi năm, chúng tôi chọn một chủ đề, hay còn gọi là tiêu điểm để phân tích sâu hơn về những vấn đề mang tính ảnh hưởng và tiên quyết đối với sự phát triển của ĐBSCL trong thời điểm hiện nay.
Nếu như các năm trước, chủ đề của từng năm chúng tôi đánh giá về năng lực cạnh tranh. Báo cáo lần thứ hai, chúng tôi nói về quy hoạch và phát triển vùng. Thứ ba, chúng tôi phân tích góc độ thể chế và tiêu điểm của năm nay là vấn đề huy động vốn cho phát triển ĐBSCL. Sở dĩ chúng tôi chọn vấn đề vốn, bởi vì sau khi nghiên cứu trong 4 năm liên tục, chúng tôi nhận ra rằng, khu vực ĐBSCL đang cần nguồn lực đầu tư để vực dậy nền kinh tế vốn rất nhiều tiềm năng nhưng đã bị tụt hậu so với các vùng kinh tế khác.
Các doanh nghiệp ĐBSCL cần đẩy mạnh hơn nữa việc xúc tiến, quảng bá hình ảnh đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Một trong những vấn đề trọng tâm mà Báo cáo các năm qua liên tục chỉ ra là tình trạng thiếu vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn thấp tại ĐBSCL. Đây được xem là nguyên nhân cốt lõi khiến kinh tế vùng rơi vào vòng xoáy suy giảm và tụt hậu so với các khu vực khác. Cụ thể như thế nào, thưa ông ?
- Chúng ta thấy đầu tư công là nguồn đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư vào con người, giáo dục đào tạo, về đổi mới sáng tạo, phát triển thể chế… Chúng ta thấy ĐBSCL từ khi có Nghị quyết 120 của Chính phủ thì tổng ngân sách Chính phủ đầu tư cho ĐBSCL phát triển tăng từ 21.000 tỉ đồng năm 2015 lên 80.000 tỉ đồng năm 2023 giúp tổng chi ngân sách nhà nước tăng từ 10% lên đến 14%. Giai đoạn 2021-2025, ngân sách đầu tư cho phát triển do Trung ương phân bổ cho vùng tăng 20% so với giai đoạn 2016-2020. Như vậy, chúng ta thấy có sự gia tăng đáng kể trong đầu tư cho ĐBSCL.
Tuy nhiên, khi so sánh các vùng kinh tế khác thì ĐBSCL vẫn có mức đầu tư thấp. Thứ nhất, chúng ta có tăng so với giai đoạn trước đó nhưng chỉ cao hơn vùng Tây Nguyên (vốn dĩ là có 4 tỉnh) và chỉ ngang bằng vùng Trung du miền núi phía Bắc. So với vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung thì chúng ta đã bỏ xa nguồn lực đầu tư công tăng gấp đôi. Chúng ta vẫn còn nhận nguồn vốn thấp.
Thứ hai, chúng ta thấy đầu tư của nhà nước từ những Tổng công ty, Tập đoàn vào ĐBSCL cũng không nhiều. Mặc dù có tăng nhưng vẫn còn nằm ở một số lĩnh vực không phải thế mạnh của ĐBSCL là ngành thương mại - dịch vụ. Trong khi ĐBSCL rất cần những nguồn vốn, nguồn lực từ nhà nước cho phát triển nông nghiệp thì các tập đoàn của nhà nước không đầu tư trong lĩnh vực này nhiều ở ĐBSCL.
Thứ ba là đầu tư tư nhân, chúng ta thấy trong năm 2023, vốn đầu tư tư nhân đạt khoảng 153.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 61% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên, xét về quy mô thì ĐBSCL chỉ cao hơn vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên, (hai khu vực có mức đầu tư thấp nhất cả nước). Như vậy, khoảng cách giữa ĐBSCL với các vùng năng động khác như đồng bằng sông Hồng hay Đông Nam bộ ngày càng bị nới rộng. Nói cách khác, nguồn vốn đầu tư tư nhân từ các doanh nghiệp mới thành lập và nguồn lực bên ngoài vào ĐBSCL hàng năm chỉ đạt chưa tới 60% so với Đông Nam bộ và khoảng 56% so với đồng bằng sông Hồng. Chúng ta thấy tỷ lệ này có xu hướng giảm từ 15% xuống còn hơn 12% trong tổng vốn đầu tư tư nhân trên cả nước. Điều này cho thấy sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, sự hấp dẫn để các doanh nghiệp từ các vùng miền khác, những nơi khác đổ về ĐBSCL ngày một ít đi.
Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chúng ta thấy FDI đóng vai trò rất quan trọng trong việc tích lũy vốn. Tuy nhiên, với ĐBSCL đây là vùng trũng của thu hút trực tiếp đầu tư nước ngoài. Năm qua, ĐBSCL thu hút được 142 dự án với khoảng 750 triệu USD, so với cả nước chiếm khoảng 2%, rất thấp. Nếu so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội FDI chỉ chiếm khoảng 6,8%. Đây là nguồn lực có thể giúp cho vùng kinh tế vực dậy, tuy nhiên, những điều kiện hấp dẫn không làm cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài quan tâm để đổ vốn vào.
Về nguồn viện trợ phát triển chính thức (vốn ODA) thì do Việt Nam chúng ta trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, như vậy nguồn cam kết của quốc tế cũng đang giảm, tuy nhiên, so với các vùng miền khác trong nguồn lực hỗ trợ cho Việt Nam thì ĐBSCL nhận chưa tới 10%. Nếu so với 6 vùng kinh tế thì chúng ta chỉ đứng 4/6 vùng có nguồn vốn này. Chúng ta thấy một bức tranh trong 5 nguồn vốn để cấu thành vốn đầu tư toàn xã hội thì ĐBSCL đều ở mức thấp cả nước.
Theo ông, đâu là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vốn đầu tư này ?
- Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát các doanh nghiệp và phân tích những vấn đề cấu trúc để hình thành các nguồn vốn thì chúng tôi thấy có những điểm nổi bật nhất là những rào cản đối với khu vực tư nhân hiện nay. Đảng và Nhà nước đang rất quan tâm phát triển khu vực này, trở thành nhóm chủ lực của nền kinh tế trong tương lai thì với ĐBSCL, các doanh nghiệp đối mặt với rất nhiều rào cản.
Thứ nhất về môi trường kinh doanh. Chúng ta còn rất nhiều gánh nặng về thủ tục cũng giống như cả nước nhưng với ĐBSCL mặc dù có nỗ lực cải thiện nhưng vẫn còn nặng nề về hành chính, về cách tiếp cận hoặc tín dụng. Thứ hai, về cơ sở hạ tầng. Hiện nay, dù được Chính phủ và chính quyền quan tâm đầu tư, tuy nhiên, cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được những mong mỏi của doanh nghiệp. Như vậy, chúng ta cần nỗ lực nhiều thêm trong thời gian tới. Thứ ba, những yếu tố về thị trường lao động. ĐBSCL là vùng có sự chuyển dịch lao động rất lớn, di cư và cũng như đào tạo giáo dục. Nguồn lực để cung ứng cho các doanh nghiệp vẫn là câu hỏi rất lớn và các nhà đầu tư còn cảm thấy chưa có đáp ứng được. Thứ tư đó là những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như sụt lún nhanh, xâm nhập mặn, chi phí xây dựng cao. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước thấy đó là những trở ngại.
Từ những phân tích trên thì theo ông các tỉnh vùng ĐBSCL cần làm gì để tăng cường thu hút nguồn vốn ?
- Sau khi phân tích về cấu trúc vốn đầu tư toàn xã hội cho vùng, chúng ta thấy ĐBSCL mặc dù có những tín hiệu tích cực, lạc quan về tăng trưởng cũng như phát triển. Tuy nhiên, cần phải so sánh với các khu vực khác của cả nước, họ đã phát triển rất nhanh và dường như ĐBSCL đã chậm lại so với mặt bằng chung cả nước. Để tháo gỡ những việc này thì đối với mỗi khu vực cấu trúc nguồn vốn, chính quyền các địa phương cần phải tập trung quan tâm tháo gỡ.
Thứ nhất về đầu tư công. Nguồn lực của Nhà nước hiện nay chưa đủ nhiều. Vấn đề chính ở địa phương là làm sao để giải ngân đầu tư công. Đây là động lực quan trọng để giúp nền kinh tế cũng như điều kiện phát triển tốt hơn. Khi giải ngân đầu tư công quyết liệt, triển khai nhanh sẽ đóng góp vào tăng trưởng cũng như phát triển của nền kinh tế, tạo điều kiện cho hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư.
Vấn đề thứ hai là môi trường kinh doanh. Mặc dù ĐBSCL có những chỉ số khá tốt về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tuy nhiên những cải thiện đó so với một số địa phương năng động khác, ở các vùng miền khác thì vẫn còn nhiều dư địa để cải cách và cần phải quyết liệt để cải cách. Khi có môi trường đầu tư và đặc biệt là chính sách tốt thì sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư.
Thứ ba, vấn đề về đầu tư công và hạ tầng sẽ mang yếu tố quyết định đến những vấn đề khác, như là về giáo dục đào tạo. Hiện nay, ĐBSCL là một trong những vùng có tỷ lệ lao động được đào tạo thấp nhất cả nước. Các địa phương cần quan tâm và chủ động đẩy mạnh công tác đào tạo lực lượng lao động để cung ứng nguồn lực cho phát triển.
Thứ tư là về quy hoạch. Chúng ta đã có quy hoạch vùng và quy hoạch các địa phương. Do vậy, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước theo đúng quy hoạch để định hướng phát triển hiệu quả.
Bên cạnh đó, qua quá trình làm việc với các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức xúc tiến quốc tế, chúng tôi thấy rằng ĐBSCL còn ít được các nhà đầu tư biết đến. Một mặt là do những khó khăn về điều kiện hạ tầng chưa hấp dẫn. Mặt khác chúng tôi cũng ghi nhận rất nhiều doanh nghiệp chưa biết nhiều đến ĐBSCL. Điều đó cho thấy công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh của địa phương chưa đủ nhiều, chưa đủ mạnh làm cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài biết đến so với các vùng miền khác. Do vậy, các địa phương cần phải tập trung vấn đề này.
Xin cảm ơn ông !
MỘNG TOÀN thực hiện
10:53 02/04/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh; Hết năm 2024, Quỹ bình ổn xăng dầu còn hơn 6.067 tỷ đồng; Thặng dư thương mại đạt 1,81 tỷ USD.
08:10 02/04/2025
(HG) - Sáng ngày 1-4, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa, cùng các sở, ngành, địa phương liên quan tiếp và làm việc với Đoàn công tác AFD về dự án Phát triển đô thị xanh thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Ngã Bảy. Phía đoàn AFD, có ông Antoine Mougenot, Trưởng dự án và bà Audrey Guiral-Naepales, Trưởng Ban Phát triển đô thị của AFD hội sở tại Paris.
08:09 02/04/2025
(HG) - UBND tỉnh vừa phê duyệt dự án Nâng cấp, cải tạo hạ tầng kỹ thuật phường I và phường V, thành phố Vị Thanh. Chủ đầu tư là UBND thành phố Vị Thanh.
08:08 02/04/2025
(HG) - UBND tỉnh cho biết, đến tháng 3-2025, về phát triển doanh nghiệp trong tháng, có 115 hồ sơ đăng ký mới với tổng số vốn 471,5 tỉ đồng; so với cùng kỳ tăng 121% số lượng doanh nghiệp đăng ký và tăng 75% số vốn. Lũy kế 3 tháng có 274 hồ sơ đăng ký thành lập mới với tổng số vốn 1.129 tỉ đồng, so với cùng kỳ tăng 44% số doanh nghiệp, tăng 50% số vốn. Đến nay có 4.632 doanh nghiệp còn hoạt động, tổng vốn 73.561 tỉ đồng.
18:25 01/04/2025
Theo đánh giá từ ngành chức năng tỉnh, kết thúc quý I, mặc dù tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt được nhiều kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực; tuy nhiên, hiện vẫn còn không ít những khó khăn, thách thức đặt ra cần có giải pháp đột phá trong quý II nhằm đạt mức tăng trưởng kinh tế theo kịch bản của năm và từng quý đã đề ra.
18:21 01/04/2025
Giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đang chậm so với kế hoạch. Trước tình hình này, Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, coi giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
15:52 01/04/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giải ngân gần 79.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong 3 tháng; Giảm thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng; Giá vàng trong nước tiếp tục leo đỉnh, vượt 102 triệu đồng/lượng.
07:52 01/04/2025
(HG) - UBND tỉnh vừa phê duyệt dự án Khu tái định cư thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A. Chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hậu Giang.
07:35 01/04/2025
(HG) - UBND tỉnh vừa phê duyệt dự án Khu tái định cư Đông Phú 4. Địa điểm xây dựng tại xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
07:31 01/04/2025
(HG) - Chiều ngày 31-3, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố cả nước để đánh giá tình hình triển khai thực hiện và chuẩn bị công tác tổng kết các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.
08:22 02/04/2025
Ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng ông Đinh Văn Hai, Tổ trưởng Tổ 4 tổ cơm, cháo, nước sôi Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) thành phố Ngã Bảy, vẫn chưa cho bản thân nghỉ ngơi an nhàn. Với ông niềm vui của tuổi già là được nấu những bữa cơm ngon miễn phí cho những người khó khăn hay hỗ trợ cho những mảnh đời kém may mắn.
08:22 02/04/2025
Ngoài chủ động, nghiêm túc trong huấn luyện, lực lượng dân quân tự vệ cơ động ở các huyện, thị xã, thành phố còn hăng hái tham gia hỗ trợ chính quyền địa phương, người dân thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa.
08:14 02/04/2025
(HG) - Ngày 1-4, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội do bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội làm Trưởng đoàn, có buổi làm việc với UBND tỉnh về thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Cùng dự có bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.
08:10 02/04/2025
(HG) - Sáng ngày 1-4, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa, cùng các sở, ngành, địa phương liên quan tiếp và làm việc với Đoàn công tác AFD về dự án Phát triển đô thị xanh thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Ngã Bảy. Phía đoàn AFD, có ông Antoine Mougenot, Trưởng dự án và bà Audrey Guiral-Naepales, Trưởng Ban Phát triển đô thị của AFD hội sở tại Paris.