Chia sẻ nhiều giải pháp thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực vùng ĐBSCL

Thứ Hai, ngày 18/11/2024 | 16:07

(HGO) - Sáng ngày 18-11, tại Thành phố Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ tổ chức hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững”. Tham dự có ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; lãnh đạo một số cơ quan của Quốc hội; lãnh đạo tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL; một số hiệp hội, tổ chức tín dụng và gần 200 doanh nghiệp sản xuất, cung ứng hàng hóa nông sản chủ lực của vùng ĐBSCL. Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang có bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Ông Đào Minh Tú (thứ 2 từ trái sang), Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chia sẻ một số nội dung liên quan đến vấn đề tín dụng được đại biểu đặt ra tại hội thảo.

Hiện nay, Chính phủ có nhiều cơ chế, chính sách tài chính, tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn (NN-NT) nhằm tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Điển hình là cơ chế, chính sách cho vay hỗ trợ tổn thất nông nghiệp, tổn thất sau thu hoạch; chương trình thu mua, tạm trữ lúa gạo; cho vay nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL; gói tín dụng 30.000 tỉ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản; các dự án tài chính nông thôn của WB cho các lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, nước sạch nông thôn, phòng chống thiên tai…

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến tháng 9-2024, tổng dư nợ tín dụng vùng ĐBSCL đạt 1,18 triệu tỉ đồng, tăng 8% so với cuối năm 2023. Trong đó, dư nợ trong lĩnh vực NN-NT đạt 643.000 tỉ đồng, chiếm 54% tổng dư nợ của vùng và chiếm 19,5% tổng dư nợ tín dụng cả nước; đồng thời dư nợ ngành lúa gạo tại vùng đạt khoảng 124.000 tỉ đồng, tăng 18% so với cuối năm 2023, chiếm 11% dư nợ toàn vùng và 53% dư nợ tín dụng lúa gạo cả nước.  

Chuyên gia kinh tế trả lời một số vấn đề của đại biểu đặt ra tại hội thảo.

Về mặt hạn chế trong thực hiện tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực của vùng ĐBSCL đã và đang tồn tại là chính sách ứng dụng công nghệ cao chưa được cụ thể hóa trên thực tế nên chưa thu hút được nguồn lực cần thiết trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao; liên kết, hợp tác giữa 4 nhà trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ còn thiếu chặt chẽ, bền vững; các cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra chưa được thực hiện nghiêm túc, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ hàng hóa tạo khó khăn cho ngân hàng khi thu hồi vốn vay; nhiều doanh nghiệp nông nghiệp chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn (phương án kinh doanh thiếu khả thi, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp còn hạn chế); vấn đề minh bạch thông tin của bên vay và quy trình, thủ tục vay vốn còn rườm rà; thiếu các sản phẩm tín dụng đặc thù…

Từ những mặt còn khó khăn, hạn chế, tại hội thảo, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đã đề xuất Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất phù hợp nhằm khuyến khích các chủ thể sản xuất, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, thực hiện các giải pháp tăng khả năng tiếp cập dịch vụ tài chính nhà nước; xây dựng, đổi mới chính sách và quy trình cấp tín dụng NN-NT đối với từng phân khúc khách hàng, trong đó cần đảm bảo đúng quy định nhưng đơn giản hóa thủ tục, dễ hiểu; thiết kế các sản phẩm đặc thù để tài trợ chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị tín dụng cho nông nghiệp sạch - xanh, nông nghiệp công nghệ cao và các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp; cơ cấu lại mạng lưới, kênh phân phối hoạt động phù hợp hơn đối với khu vực NN-NT (gồm cả kênh phân phối truyền thống và hiện đại); nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ phục vụ tín dụng NN-NT; sớm thành lập thị trường tín chỉ các bon (tạo điều kiện “bán” tín chỉ các bon)…

Ông Nguyễn Văn Hoà (ngồi giữa hàng đầu), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, tham dự hội thảo.

Đối với nông dân, doanh nghiệp thì tổ chức tín dụng đề xuất cần chủ động tiếp cận đánh giá nhu cầu thị trường, nâng cao trình độ quản lý, năng lực sản xuất, lành mạnh hóa tình hình tài chính và xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, hiệu quả để tăng khả năng tiếp cận vốn vay; xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bài bản, hiệu quả cùng phương án trả nợ vay khả thi nhằm giảm áp lực trong quản lý rủi ro cho các tổ chức tín dụng…

HỮU PHƯỚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Những đột phá mới của ngành nông nghiệp

18:01 18/11/2024

Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.

Giá mãng cầu xiêm ở mức cao, nhà vườn phấn khởi

17:58 18/11/2024

Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.

Mô hình trồng nấm rơm trên kệ mang lại hiệu quả cao

17:56 18/11/2024

Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 18-11: Xuất khẩu sầu riêng đem về gần 17.000 tỷ đồng chỉ trong một tháng

15:50 18/11/2024

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong năm 2024 có thể đạt 2 tỷ USD; Vàng SJC, vàng thế giới và vàng nhẫn đảo chiều tăng mạnh; Giá cà phê lập mức đỉnh mới trong hơn 13 năm

Xuống giống hơn 3.600ha lúa Đông xuân 2024-2025

07:00 18/11/2024

(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.

Nâng cao giá trị sản xuất từ sản phẩm OCOP

06:31 18/11/2024

​​​​​​​Chương trình OCOP trên địa bàn thành phố Vị Thanh ngày càng phát triển về số lượng, đa dạng về sản phẩm, đáp ứng các quy chuẩn, an toàn thực phẩm và có thương hiệu trên thị trường.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 15-11: Dự kiến xuất khẩu kỷ lục hơn 8 triệu tấn gạo

10:46 15/11/2024

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch; Giá tiêu đồng loạt giảm, trung bình 138.000 đồng/kg; Vàng nhẫn đảo chiều tăng giá

Tiếp tục mở rộng diện tích liên kết sản xuất với doanh nghiệp

08:46 15/11/2024

(HG) - Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục mở rộng diện tích các mô hình liên kết với doanh nghiệp sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tăng cường khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác giảm giống, phân bón, thức ăn, tận dụng tốt các phụ phế phẩm để tạo nguồn phân bón hữu cơ góp phần đảm bảo sức khỏe cho cây trồng, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả trên cùng diện tích canh tác cho nông dân.

Ươm cây giống tất bật vào vụ tết

08:42 15/11/2024

(HG) - Hợp tác xã trồng hoa Xáng Mới, ở ấp Xáng Mới, thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A, hiện có 13 hộ thành viên chuyên sản xuất hoa phục vụ thị trường tết. Còn tính chung toàn ấp khoảng 100 hộ theo nghề trồng hoa. Thời điểm này, bà con làng nghề đang tất bật vô bầu, bán cây con trồng, phục vụ tết. Bên cạnh vạn thọ, người dân còn xuống giống nhiều loại hoa khác nhằm cung cấp cho thị trường trồng như: hướng dương, cúc đồng tiền, hồng nhung, ớt kiểng, dạ yến thảo...

Tiền công làm thuê đầu vụ xuống giống lúa Đông xuân từ 300.000-350.000 đồng/ngày

08:39 15/11/2024

(HG) - Khi nhiều cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh vào công đoạn vệ sinh đồng ruộng để xuống giống lúa Đông xuân 2024-2025 thì đây cũng là lúc tạo việc làm và nguồn thu nhập hấp dẫn cho không ít lao động ở nông thôn khi được chủ ruộng thuê làm việc.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Những đột phá mới của ngành nông nghiệp

18:01 18/11/2024

Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.

Tạo đồng thuận trong dân để thực hiện tốt phong trào ở địa phương

17:59 18/11/2024

Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Vị Thanh và các xã, phường đã tập trung thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước ở địa phương. Nổi bật là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Giá mãng cầu xiêm ở mức cao, nhà vườn phấn khởi

17:58 18/11/2024

Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.

Mô hình trồng nấm rơm trên kệ mang lại hiệu quả cao

17:56 18/11/2024

Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.