Chính phủ yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, không gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Thứ Ba, ngày 25/06/2024 | 15:26

Trong tháng 4 và tháng 5/2024, giá các mặt hàng cơ bản ổn định, nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu của người dân không cao nên mặt bằng giá nhìn chung ít biến động.

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 274/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá những tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.

Theo Thông báo, công tác quản lý, điều hành giá trong những tháng đầu năm 2024 tiếp tục chịu nhiều thách thức. Kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, tăng trưởng chậm, triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn và trung hạn còn nhiều thách thức; lãi suất ngân hàng của nhiều nước còn ở mức cao.

Xung đột quân sự, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường, gia tăng chi phí vận tải và các rủi ro về an ninh năng lượng, lương thực; hoạt động sản xuất tại Trung Quốc chưa phục hồi mạnh mẽ.

Giá xăng dầu, vàng, các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất có biến động khó lường.Trong nước, giá cả thị trường những tháng đầu năm biến động theo quy luật hàng năm; tăng vào 2 tháng đầu năm do trùng với thời điểm tháng Tết, giảm trong tháng 3 theo quy luật sau Tết.

Ảnh minh họa.

Trong tháng 4 và tháng 5/2024, giá các mặt hàng cơ bản ổn định, nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu của người dân không cao nên mặt bằng giá nhìn chung ít biến động.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 5 năm 2024 tăng 1,24% so với tháng 12/2023 và tăng 4,44% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm 2023, nằm trong giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội và kịch bản đề ra.

Để thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra và thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công và mặt hàng do Nhà nước quản lý, từ đầu năm đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá.

Theo đó, đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với các mặt hàng chiến lược như xăng dầu, điện; tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản; tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong dịp lễ Tết; chuẩn bị sớm phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường.

Đồng thời, giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân... qua đó góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong thời gian tới, dự báo một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá trong nước như: giá các vật tư chiến lược dự báo vẫn biến động phức tạp do chịu ảnh hưởng từ tình hình thế giới; áp lực từ việc thực hiện lộ trình thị trường đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý đã bị lùi thực hiện trong thời gian qua; tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD tăng cao làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu; chi phí vận tải đường biển tăng; việc thực hiện cải cách chế độ tiền lương... đặt ra những thách thức trong công tác quản lý điều hành giá từ nay đến cuối năm, đòi hỏi các bộ, ngành theo chức năng quản lý nhà nước cần tích cực đánh giá, nắm bắt tình hình, chuẩn bị các phương án, kịch bản dự báo để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra.

Để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá trong các tháng còn lại của năm 2024, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 36/TB-VPCP, Thông báo số 193/TB-VPCP.

Trong đó, các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới, diễn biến tình hình thế giới, khu vực, chủ động phân tích, dự báo, kịp thời cảnh báo các nguy cơ tác động đến mặt bằng giá trong nước, kịp thời thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống, phấn đấu khoảng 4%.

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường, chủ động đánh giá kỹ tác động đến lạm phát, tính toán, chuẩn bị sẵn sàng các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá để xem xét, quyết định khi cần thiết với mức độ, thời điểm phù hợp, tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả, không tăng giá đột ngột hoặc tăng giá dồn vào cùng một thời điểm, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Đối với các mặt hàng cụ thể, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp...

Theo VTV.vn

Viết bình luận mới

Xem thêm

Nâng cao kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử, năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

08:06 18/10/2024

(HG) - Sáng ngày 17-10, Sở Công thương tỉnh phối hợp với Trung tâm Phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) tổ chức Lớp tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2024.

Bài 4: Chiến lược giữ chân doanh nghiệp

08:00 18/10/2024

Khi nhà đầu tư, doanh nghiệp “gật đầu” đến tìm hiểu và đầu tư tại tỉnh là một thành công, nhưng để giữ chân doanh nghiệp lâu dài và nhân rộng thành công ấy đòi hỏi phải có chiến lược bài bản, bền bỉ và đúng trọng tâm.

Khi người dân đồng thuận thực hiện các dự án lớn

09:26 17/10/2024

​​​​​​​Thời gian qua, huyện Phụng Hiệp đã nỗ lực thực hiện Quy chế số 20 ngày 18-4-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Công tác dân vận tham gia trong bồi thường,

Phát huy lợi thế thu hút đầu tư

08:34 17/10/2024

Bài 3: Dòng vốn FDI, động lực mới cho phát triển

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 16-10: Xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc tăng mạnh

10:58 16/10/2024

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Vượt Philippines, Việt Nam trở thành nguồn cung chuối lớn nhất cho Trung Quốc; Giá vàng tăng cả triệu đồng mỗi lượng; Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi.

Phát huy lợi thế thu hút đầu tư

08:31 16/10/2024

Bài 2: Đa dạng lĩnh vực thu hút đầu tư

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 15-10: 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu tôm cao nhất trong nhóm thủy sản

15:13 15/10/2024

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Sẽ mở thêm nhiều mỏ cát phục vụ dự án Vành đai 3; Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024; Giá tiêu tại khu vực Đông Nam bộ giảm nhẹ

Phát huy lợi thế thu hút đầu tư

08:53 15/10/2024

Bài 1: Tiềm năng chưa được khai phá

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 14-10: Giá gạo hạ nhiệt

15:26 14/10/2024

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá vàng SJC tăng thêm 500.000 đồng/lượng; Cau tươi tăng giá kỷ lục; 4 trường hợp nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh

Doanh nghiệp, doanh nhân - lực lượng nòng cốt phát triển kinh tế

10:59 14/10/2024

Thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển cả về lượng và chất, đóng vai trò chủ lực, tiên phong trong đóng góp tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

HĐND tỉnh khảo sát tình hình biên chế, chính sách thu hút nhân lực ngành giáo dục các địa phương

08:10 18/10/2024

(HG) - Ngày 17-10, bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, cùng Đoàn công tác Ban Pháp chế HĐND tỉnh, có buổi khảo sát thực tế và làm việc với các địa phương về tình hình thực hiện biên chế ngành giáo dục và chính sách thu hút nhân lực.

Triều cường vượt báo động III, ngành chức năng Hậu Giang cảnh báo ngập lụt diện rộng

08:08 18/10/2024

(HG) - Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, trong 3 ngày qua, trong tỉnh có mưa giông trên diện rộng với lượng mưa vừa và mưa to, trung bình toàn tỉnh dao động từ 35-60mm. Ảnh hưởng triều cường biển Đông trong 3 ngày qua, mực nước trên sông Hậu đoạn Hậu Giang - Cần Thơ sườn lên nhanh ở mức cao, tại Trạm thủy văn Cần Thơ đạt 2,01m trên trên báo động III (BĐIII) 0,01m, tại trạm Phụng Hiệp đạt 1,63m (trên BĐIII 0,23m). Hiện tại trên sông Hậu mực nước đang tiếp tục lên nhanh theo triều. Khu vực ảnh hưởng triều biển Tây trong 3 ngày qua mực nước vẫn đang lên nhanh do mưa tại chỗ và ở mức cao trên BĐIII từ 0,06-0,13m.

Tự tin, sáng tạo và khát vọng kiến thiết quê hương

08:03 18/10/2024

Phụ nữ Hậu Giang ngày càng phát huy tốt vai trò, vị thế, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.

Bài 4: Chiến lược giữ chân doanh nghiệp

08:00 18/10/2024

Khi nhà đầu tư, doanh nghiệp “gật đầu” đến tìm hiểu và đầu tư tại tỉnh là một thành công, nhưng để giữ chân doanh nghiệp lâu dài và nhân rộng thành công ấy đòi hỏi phải có chiến lược bài bản, bền bỉ và đúng trọng tâm.