Thứ Ba, ngày 18/02/2025 | 07:59
Thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (đề án); thời gian qua, ngành nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở và người dân tại Hậu Giang đã, đang triển khai nhiều phần việc quan trọng và bước đầu mang lại những tín hiệu tích cực theo mục tiêu đề án đề ra.
Nông dân tại các vùng lúa chất lượng cao của tỉnh đang đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào các khâu trong canh tác.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực và xuất khẩu gạo trên thế giới. Tuy nhiên, khu vực này đang đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, suy thoái tài nguyên, gia tăng chi phí sản xuất, trong khi thị trường quốc tế ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và giảm phát thải các-bon. Vì vậy, đề án liên quan đến phát triển vùng lúa chất lượng cao tại ĐBSCL do Chính phủ trực tiếp chỉ đạo được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều đổi thay trong canh tác lúa của người dân, nhất là hướng đến sản xuất giảm phát thải, tạo ra sản phẩm an toàn thực phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Cùng với nhiều tỉnh, thành phố của vùng ĐBSCL, việc canh tác lúa tại Hậu Giang đang có nhiều bước tiến mới khi tỉnh triển khai đề án.
Hiệu quả từ những mô hình điểm
Vào cuối năm 2023, Hậu Giang vinh dự là tỉnh đầu tiên được Bộ NN&PTNT chọn tổ chức lễ phát động thực hiện đề án cho toàn vùng ĐBSCL. Nhằm đạt mục tiêu trọng tâm của đề án đề ra là vừa mang lại lợi ích trực tiếp cho nông dân trồng lúa, đồng thời đóng góp vào mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao giá trị chuỗi cung ứng lúa gạo theo hướng bền vững, hơn một năm qua, ngành chức năng có liên quan từ tỉnh đến cơ sở đã phối hợp cùng hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp triển khai nhiều mô hình cấp tỉnh và huyện về quy trình sản xuất lúa theo hướng chất lượng cao, phát thải thấp.
Là một trong 6 HTX được chọn thực hiện mô hình điểm cấp tỉnh, trong vụ lúa Đông xuân 2024-2025, HTX Nông nghiệp Phước Lộc, ở ấp Trường Hiệp A, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A đã triển khai mô hình “Ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm”, với 27 hộ dân tham gia, diện tích 30ha. Khi tham gia mô hình, thành viên của HTX được hỗ trợ 50% chi phí lúa giống, vật tư, một thiết bị bay phun thuốc và được hỗ trợ 100% chi phí chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP; đồng thời được tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP.
Đầu tư cơ sở hạ tầng đê bao, thủy lợi đồng bộ giúp HTX Nông nghiệp dịch vụ Tân Tiến sản xuất hiệu quả.
Ông Trần Trung Kiên, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phước Lộc, cho hay: Nông dân trong mô hình áp dụng bón phân theo nhu cầu của cây lúa, sử dụng phân hữu cơ giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng, từ đó cây lúa sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, năng suất và chất lượng được nâng cao. Ngoài ra, nông dân còn áp dụng cơ giới hóa ở các khâu trong canh tác nên giảm công lao động. Về mặt kinh tế, nông dân trong mô hình đạt lợi nhuận cao hơn khoảng 4 triệu đồng/ha so với canh tác truyền thống, đồng thời sản phẩm làm ra có truy xuất nguồn gốc, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng được vùng nguyên liệu bền vững”.
Cùng niềm phấn khởi, ông Trần Văn Truyền, thành viên Hội đồng quản trị HTX Nông nghiệp dịch vụ Tân Tiến, ở ấp 4, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, thông tin: Năm 2024, HTX được ngành nông nghiệp tỉnh và thành phố hỗ trợ triển khai mô hình “Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với liên kết chuỗi giá trị sản phẩm”, quy mô 30ha, 26 hộ dân tham gia. Khi tham gia mô hình đã giúp nông dân giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón cân đối hợp lý, thu gom rơm rạ ra khỏi ruộng đã góp phần giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính. Qua đây đảm bảo cho việc phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ được sức khỏe cho người sản xuất và tiêu dùng, tăng giá trị sản phẩm. Đặc biệt, lợi nhuận của người trồng lúa trong mô hình cao hơn khoảng 3,1 triệu đồng/ha so với canh tác truyền thống.
Theo đó, kết thúc năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh thực hiện được 180ha mô hình cấp tỉnh về sản xuất lúa chất lượng cao như: tưới nước ướt khô xen kẽ, 1 phải 5 giảm, sản xuất lúa bền vững theo tiêu chuẩn SRP… Ngoài ra, các địa phương tham gia đề án cũng thực hiện được 40 mô hình cấp huyện với diện tích bình quân từ 50-100 ha/mô hình. Ngoài ra, ngành nông nghiệp tỉnh và địa phương còn tập trung vào củng cố các diện tích lúa đã tham gia Dự án chuyển đổi Nông nghiệp bền vững (VnSAT) được triển khai trước đó. Từ những việc làm trên, hiện Hậu Giang đã xây dựng và hình thành được gần 16.000ha vùng lúa chất lượng cao theo yêu cầu của đề án.
Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh cho biết, ngoài thực hiện mô hình điểm về sản xuất lúa chất lượng cao thì trong năm 2024, các địa phương trong vùng đề án đã tập trung đầu tư, nâng cấp nhiều khu khép kín vùng sản xuất chuyên canh lúa, đồng thời nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có và hoàn thiện hệ thống kênh mương nội đồng, kết hợp đê bao với giao thông… Qua đây, giúp nông dân trong vùng triển khai đề án có thể chủ động tưới, tiêu, quản lý nước và thuận lợi cho máy móc vận hành, di chuyển trong quá trình canh tác và thu hoạch lúa của bà con.
Cần những giải pháp căn cơ
Bên cạnh những mặt tích cực đạt được thì trong quá trình thực hiện Đề án thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đánh giá vẫn còn những mặt hạn chế cần có giải pháp tháo gỡ để việc triển khai đạt hiệu quả cao hơn theo mục tiêu đề án đưa ra. Cụ thể, diện tích đất trồng lúa ở Hậu Giang đa số là vùng phèn, trũng, do đó, nông dân gặp khó khăn trong việc áp dụng triệt để quy trình canh tác lúa chất lượng cao, điển hình là mô hình “ướt khô xen kẽ”. Về cơ sở hạ tầng, hệ thống đê bao thủy lợi và máy móc thiết bị để phục vụ vùng sản xuất lúa tham gia đề án vẫn chưa được đảm bảo theo yêu cầu.
Bên cạnh đó, các mô hình thí điểm tham gia đề án đã thực hiện; tuy nhiên, việc kêu gọi doanh nghiệp vào liên kết chặt chẽ, bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ qua các vụ lúa vẫn còn hạn chế. Đặc biệt, chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về việc đo đếm phát thải, chi trả tín chỉ các-bon nên hạn chế nông dân tham gia đề án, từ đó chưa đạt được hiệu quả trong việc xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp và tăng trưởng xanh. Ngoài ra, việc thay đổi thói quen canh tác truyền thống, nhất là việc hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch vẫn chưa đạt được sự đồng thuận cao từ phía người dân; đồng thời việc thiếu sự hướng dẫn chi tiết và các chính sách hỗ trợ kịp thời cũng là một trở ngại lớn trong thực hiện các mô hình sản xuất lúa bền vững...
Từ những vấn đề còn đang hạn chế, trong thời gian tới, ngành chức năng có liên quan từ tỉnh đến cơ sở và các HTX tham gia Đề án đã, đang đề ra những giải pháp tháo gỡ. Ông Trần Văn Truyền, thành viên Hội đồng quản trị HTX Nông nghiệp dịch vụ Tân Tiến, ở ấp 4, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, thông tin thêm: Tới đây, HTX sẽ tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền đến các thành viên trong HTX về những lợi ích mà đề án mang lại cho nông dân, từ đó thu hút sự tham gia nhiệt tình hơn của các thành viên và nông dân trong, ngoài HTX. Bên cạnh đó, nhân rộng để tăng về quy mô, diện tích đất sản xuất lúa áp dụng theo quy trình canh tác lúa chất lượng đã được Bộ NN&PTNT hướng dẫn, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm và nguồn thu nhập cho người dân trên cùng diện tích canh tác.
Cùng với HTX, ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương có tham gia đề an trong tỉnh tiếp tục củng cố diện tích thuộc vùng lúa chất lượng cao đã thực hiện năm 2024, đồng thời mở rộng diện tích lên 28.000ha vào cuối năm nay đảm bảo đầy đủ các tiêu chí mà đề án đã ban hành. Đặc biệt, tập trung xây dựng, củng cố vùng sản xuất lúa thí điểm chi trả giảm phát thải từ Quỹ Tài chính các-bon chuyển đổi (TCAF) mà tỉnh đã đăng ký về Bộ NN&PTNT với diện tích 1.466ha.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh, tới đây Sở sẽ phối hợp với các bộ, ngành Trung ương rà soát cơ sở hạ tầng đối với Dự án “Hỗ trợ hạ tầng và kỹ thuật cho lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL” sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới do Bộ NN&PTNT chủ trì. Khi dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của Bộ NN&PTNT triển khai, tỉnh sẽ đầu tư đồng bộ để tạo ra một vùng sản xuất khép kín, đáp ứng các tiêu chí của đề án. Đối với vấn đề liên kết doanh nghiệp thực hiện đề án thì vừa qua Sở đã tổ chức hội thảo và thực hiện thỏa thuận hợp tác với 18 tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên quan đến tín dụng, sản xuất tiêu thụ lúa gạo, cung ứng vật tư đầu vào... Tới đây, Sở NN&PTNT tỉnh sẽ đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện tốt các nội dung đã thỏa thuận, đồng thời tiếp tục kêu gọi nhằm tăng số lượng doanh nghiệp tham gia liên kết thực hiện đề án với tỉnh để mang lại những hiệu quả cao nhất cho nông dân theo mục tiêu mà đề án đưa ra.
HỮU PHƯỚC
16:18 28/03/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá sầu riêng tăng trở lại; Giá cà phê tiếp tục lập kỷ lục; Giá vàng vượt mốc 100 triệu đồng/lượng
06:44 28/03/2025
(HG) - Kết quả nổi bật trong thực hiện Nghị quyết số 08 ngày 10-4-2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “Về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp nông dân Hậu Giang giai đoạn 2017-2020 và những năm tiếp theo” là Hội Nông dân các cấp nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ nông dân,
06:14 28/03/2025
(HG) - Sáng ngày 27-3, Chi cục thuế khu vực XIX tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai chính sách thuế và hỗ trợ quyết toán thuế năm 2024.
06:13 28/03/2025
(HG) - Sáng ngày 27-3, UBND xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, đã mời các hộ dân liên quan đến dự án cầu và đường Nguyễn Chí Thanh trên địa bàn để họp triển khai kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thực hiện dự án.
16:42 27/03/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Tăng lần thứ hai liên tiếp, giá xăng vượt 20.000 đồng mỗi lít; Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo; Lạng Sơn: Tạm giữ 1,5 tấn móng giò lợn (heo) không nguồn gốc.
08:45 27/03/2025
Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ đang phối hợp chặt chẽ giải quyết vướng mắc về mặt bằng và vật liệu, quyết tâm đưa cao tốc trục ngang về đích trong năm 2026, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho toàn vùng.
08:42 27/03/2025
(HG) - Tổ bốc thăm nền tái định cư thuộc dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1A, thị xã Ngã Bảy (nay là thành phố Ngã Bảy), tỉnh Hậu Giang đến huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức bốc thăm nền tái định cư đợt 4 cho hộ dân bị ảnh hưởng bởi
08:38 27/03/2025
(HG) - Sáng ngày 26-3, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Hậu Giang tổ chức Hội nghị biểu dương người lao động giỏi, sáng tạo giai đoạn 2020-2025. Ông Dương Văn Minh, Phó Tổng giám đốc NHCSXH Việt Nam, NHCSXH tỉnh cùng các đơn vị liên quan tham dự hội nghị.
08:33 27/03/2025
(HG) - UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1508 ngày 04-12-2024 là 6.604,052 tỉ đồng. Tỉnh đã phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 là
05:47 27/03/2025
Từ đầu năm đến nay, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phấn khởi vì heo bán được giá và có xu hướng tăng cao, nhờ đó mà người dân cũng yên tâm tái đàn.
16:03 28/03/2025
(HGO) - Ngày 28-3, HĐND tỉnh tổ chức kỳ họp chuyên đề thực hiện công tác tổ chức thuộc thẩm quyền và xem xét, giải quyết một số nhiệm vụ phát sinh.
15:35 28/03/2025
Bạn đang có dự định xây nhà tại Hậu Giang và muốn tìm một đơn vị xây dựng trọn gói uy tín? Làm thế nào để chọn được một đơn vị phù hợp, đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ thi công? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
08:01 28/03/2025
HP Pavilion vs Asus Vivobook là hai dòng laptop phổ biến trong phân khúc tầm trung, thu hút sự quan tâm của nhiều người dùng.
06:55 28/03/2025
Thời gian qua, để góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân ra sức làm đẹp quê hương.