Thứ Tư, ngày 08/01/2025 | 08:19
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa và mục tiêu phát tr.MP3
Gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các tỉnh, thành trong vùng xác định công nghiệp hóa - hiện đại hóa sẽ là trợ lực quan trọng trên hành trình phát triển. Tuy nhiên, lĩnh vực này dù tiềm năng nhưng còn không ít “điểm nghẽn”.
Dù đã có chuyển biến nhưng tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, lợi thế của khu vực. Ảnh: B.N
Tiềm năng có nhưng còn nhiều “điểm nghẽn”
ĐBSCL được biết đến là vùng đất giàu tiềm năng phát triển, có vai trò và vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa nông nghiệp của cả nước. Chỉ số sản xuất công nghiệp của vùng tăng ở mức cao hơn so với mức tăng trung bình chung của cả nước lần lượt trong các năm 2022, 2023 và 9 tháng năm 2024 là 11,8%, 6,6% và 11,7% (so với của cả nước lần lượt là 7,8%, 3,02% và 8,6%).
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn chiếm tỷ trọng cao và liên tục gia tăng, đóng góp cho dịch chuyển chung của các ngành như dệt may, da giày, thủy sản, trái cây, gạo, điện tử… với sự dẫn dắt của một số địa phương như Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long…
Ngoài ra, ngành năng lượng phát triển mạnh mẽ trong những năm trở lại đây và đang dần trở thành trung tâm năng lượng quốc gia với các dự án năng lượng, như Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 1, Ô Môn 2, Ô Môn 3, Ô Môn 4; Nhiệt điện khí Cà Mau 1 và 2, Trung tâm Điện lực Duyên Hải…
Mặc dù có nhiều thành tựu, song quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa vùng ĐBSCL vẫn tồn tại nhiều bất cập.
Tại hội nghị liên quan lĩnh vực này mới đây do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì, PGS.TS Trần Trung Tính, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng: Tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, lợi thế của khu vực. Nguyên nhân chính là do nội lực của nền công nghiệp còn yếu, chưa tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, chưa thu hút được nhiều dự án lớn; mô hình phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa chưa được định hình rõ nét, quy mô kinh tế còn nhỏ, năng suất lao động và GRDP bình quân đầu người thấp. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; đầu tư hạ tầng phát triển các khu, cụm công nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn và chậm so với yêu cầu phát triển công nghiệp, thiếu tập trung về không gian, ngành nghề, sản phẩm.
Theo ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương, thì: Công nghiệp chế biến dù được xem là thế mạnh của vùng, nhưng chưa thực sự phát triển để khai thác hiệu quả các tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên để kinh tế nông - thủy sản thật sự trở thành động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Quá trình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong nước còn chậm, trình độ công nghệ chủ yếu là trung bình và thấp, dẫn đến chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng Việt Nam tại thị trường trong và ngoài nước chưa cao.
Cách nào để đón lấy thời cơ ?
Trước những bất cập tồn tại, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của vùng ĐBSCL đón cơ hội mới từ các chủ trương, chính sách trọng tâm, kịp thời của Đảng và Nhà nước.
TS. Trần Thanh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường Bách Khoa, Đại học Cần Thơ, khuyến nghị: Để phát triển tương xứng với tiềm năng về nông nghiệp và thủy sản, ĐBSCL hơn lúc nào hết cần tăng cường đầu tư công nghiệp - hiện đại hóa trong tình hình mới. Nhất là không ngừng đổi mới khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, tăng cường cạnh tranh trên thị trường quốc tế, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực cao phục vụ phát triển bền vững ĐBSCL theo định hướng của Chính phủ.
Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, cho rằng: Đối với lĩnh vực thủy sản muốn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cần quy hoạch lại hệ thống thủy lợi theo hướng thuận thiên (vùng nuôi thích ứng biến đổi khí hậu, thời tiết; thích ứng với hệ thống thủy lợi hiện có; có khả năng kiểm soát triều cường lũ…). Có thể quy hoạch vùng nuôi tôm sinh thái hữu cơ dưới diện tích rừng; chuyển đổi vùng trồng lúa và nuôi tôm kém hiệu quả thành vùng nuôi tôm công nghiệp; cải tạo khu nuôi tôm công nghiệp và công nghệ cao; quy hoạch mô hình tôm lúa; quy hoạch khu phức hợp tôm tại mỗi tỉnh ven biển ĐBSCL.
Trong khoảng 3 triệu héc-ta đất trồng lúa ở vùng ĐBSCL, chỉ có trên 5% diện tích đang trồng theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, với diện tích này chỉ cho 1 triệu tấn gạo chất lượng cao mỗi năm. Theo ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An: Nhiều năm nay, nông dân sản xuất lúa theo quy mô hộ gia đình, bằng kinh nghiệm tự phát, nông dân sản xuất lúa gì doanh nghiệp thu mua lúa đó chế biến xuất khẩu, nên doanh nghiệp Việt Nam thường có gì bán nấy. Ngành lúa gạo muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trước hết phải sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi.
Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng đến phát triển bền vững vùng ĐBSCL, ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương, đề xuất: Các địa phương trong vùng tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản và thực phẩm theo hướng gắn với vùng sản xuất nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Tăng cường liên kết vùng để hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, chất lượng ổn định, từ đó hình thành trung tâm sản xuất lớn, đi liền với chế biến sâu cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Cùng với đó, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nông nghiệp như sản phẩm hóa chất, cơ khí phục vụ nông nghiệp, thủy sản. Đáp ứng xu thế sản xuất xanh, sạch, các địa phương khuyến khích, thúc đẩy phát triển công nghiệp xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo nhất là điện gió, điện mặt trời gắn với bảo vệ rừng và bờ biển.
Về vấn đề này, theo chuyên gia Nguyễn Nguyên Minh, đến từ Tổ chức Khoa học và công nghệ Úc: Phát triển bền vững cần khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ kỹ thuật vào quản lý, sản xuất theo dây chuyền an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Đầu tư dây chuyền máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại; hỗ trợ chuyển đổi số cho nông dân và doanh nghiệp nhỏ.
AN NHIÊN
15:21 04/04/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Quý I năm 2025: Sản lượng điện toàn hệ thống đạt 72,2 tỷ kWh; Giá vàng bất ngờ giảm sau một ngày phá kỷ lục; Giá dầu thô lao dốc mạnh nhất 3 năm.
08:30 04/04/2025
(HG) - Sáng ngày 3-4, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đã họp Tổ công tác số 9 về đôn đốc, chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
05:49 04/04/2025
Bên cạnh việc chủ động bảo dưỡng thì công tác lên phương án, tập huấn, phát hiện, xử lý sự cố tại các địa phương luôn được ngành điện thực hiện hiệu quả nhằm đảm bảo cung cấp điện cho người dân trong mùa khô, hạn hán, xâm nhập mặn và mùa mưa bão.
18:40 03/04/2025
Câu chuyện về những nông dân miền Tây mạnh dạn trồng lúa sạch, giảm phát thải để nhận tiền thưởng bạc tỉ từ các tổ chức quốc tế đang là vấn đề được nhiều người bàn tán. Cách làm mới này mở ra tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo, bởi bảo vệ tốt môi trường, người trồng lúa và người tiêu dùng…
18:37 03/04/2025
(HG) - Ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh cho biết, đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 70.000ha trong tổng số gần 73.767ha lúa Đông xuân 2024-2025 đã xuống giống, ước năng suất bình quân đạt 7,78 tấn/ha.
18:37 03/04/2025
Kết nối vùng lỏng lẻo và đầu tư công chưa tương xứng là hai trong số nhiều nguyên nhân khiến ĐBSCL kém hấp dẫn nhà đầu tư và rơi vào vòng xoáy đi xuống. Trước thực tế này, chia sẻ với phóng viên Báo Hậu Giang, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (ảnh), Giảng viên cao cấp, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam, đã có những phân tích cũng như đề xuất để vực dậy kinh tế cho ĐBSCL trong thời gian tới.
18:36 03/04/2025
(HG) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa vừa ký công văn đề nghị Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn khẩn trương triển khai thực hiện đầu tư xây dựng hoàn thành đối với phần diện tích đất thuộc dự án Khu dân cư phát triển đô thị khu vực 2 và 3, phường V, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đã
15:23 03/04/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá heo hơi giảm mạnh; Giá xăng E5RON92 tăng 340 đồng/lít từ 15 giờ chiều nay 3-4; Giá USD bật tăng sau quyết định áp thuế mới của Mỹ.
08:02 03/04/2025
Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng với nền nhiệt độ cao đã ảnh hưởng đáng kể đến sức đề kháng và khả năng phát triển của đàn vật nuôi.
07:48 03/04/2025
(HG) - UBND tỉnh vừa phê duyệt dự án Khu tái định cư ấp Mỹ Quới, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, do UBND huyện Phụng Hiệp làm chủ đầu tư.
07:49 05/04/2025
(HGO) – Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị tư vấn, đã họp thông qua phương án thiết kế Dự án Xây dựng Khu công nghệ số tỉnh giai đoạn 2 và Dự án Nâng cấp, sửa chữa nhà ăn Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang phục vụ hoạt động đổi mới sáng tạo.
21:59 04/04/2025
(HGO) – Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, vừa họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do thạc sĩ Lê Công Lý, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy làm chủ nhiệm, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy là tổ chức chủ trì.
17:45 04/04/2025
(HGO) - Chiều ngày 4-4, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã chủ trì cuộc họp Tổ công tác số 10 về đôn đốc, chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
16:38 04/04/2025
(HGO) - Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp, thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh vừa tổ chức lễ tổng kết mô hình “Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm”.