Thứ Sáu, ngày 13/12/2024 | 06:01
Dấu ấn khuyến công.MP3
Các mô hình, đề án khuyến công đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển công nghiệp nông thôn của tỉnh. Đây sẽ là nền tảng giúp nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra việc làm, cải thiện đời sống người dân, hứa hẹn góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Hậu Giang trong năm 2025.
Các sản phẩm CNNT tiêu biểu của Hậu Giang ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường.
Đồng hành với cơ sở công nghiệp nông thôn
Trong không khí tất bật của những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp ghé thăm Cơ sở sản xuất bánh mứt kẹo Tân Bạch Nguyệt, ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp. Đi cùng với chúng tôi vào xem quy trình làm bánh mứt, chị Từ Thị Nguyên Mai, Chủ cơ sở sản xuất bánh mứt kẹo Tân Bạch Nguyệt, nói rằng: “Thời điểm cận tết nên số lượng đơn hàng đã bắt đầu tăng lên khá nhiều, mà chỉ làm thủ công như hàng năm thì chắc chắn là không xuể. Điểm đáng mừng là trong năm 2024 cơ sở đã đầu tư thêm máy móc, công việc hoàn thành nhanh hơn, không còn phải chạy đua với thời gian như nhiều năm trước, nhưng sản phẩm làm ra vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng”.
Kết quả này có được là nhờ được thụ hưởng từ đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất kẹo đậu phộng” năm 2024, với kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 70 triệu đồng, chị Mai đã đầu tư máy nấu kẹo tự động công suất 200kg/giờ và máy rang đậu công nghiệp công suất 100kg/giờ với kinh phí 150 triệu đồng.
Chị Mai chia sẻ rằng, hồi xưa làm kẹo bằng thủ công, mỗi ngày để làm ra 500kg bánh mứt thì rất cực và cần phải có nhiều lao động. Bây giờ phát triển lên thì mình sử dụng máy móc hiện đại, rút ngắn được thời gian sản xuất, giải quyết được vấn đề thiếu nhân công mà mặt hàng làm ra được nhiều hơn. Như ở cơ sở của chị trước đây có 2 máy rang đậu phộng, nhưng mỗi máy chỉ rang được 20kg đậu một lần, vừa tốn thời gian vừa tốn nhân công canh chừng. Bây giờ, cơ sở đã đầu tư được máy rang đậu công nghiệp, mỗi đợt rang được 50kg. Bên cạnh đó, máy còn có chức năng hẹn giờ tự động nên đỡ phải trông coi, nhờ đó mà tiết kiệm được khoảng 60% thời gian so với lúc trước.
Có thể thấy, hoạt động khuyến công đã và đang là người bạn đồng hành của các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT). Khi được hỗ trợ máy móc tiên tiến giúp năng suất bình quân tăng từ 20-25% trở lên so với việc làm thủ công cũng như sử dụng máy móc thiết bị cũ đã có. Đặc biệt, sản phẩm của cơ sở, doanh nghiệp ngày càng phong phú, đa dạng mẫu mã, chất lượng được cải thiện đáng kể, đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, cải thiện môi trường sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, giảm giá thành và nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn.
Mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện cho cơ sở phát triển bền vững là những gì mà anh Trần Minh Nìm, Công ty TNHH Niềm My, ở xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, đang thực hiện sau khi nhận được hỗ trợ từ chính sách khuyến công địa phương. Với tổng kinh phí thực hiện đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất mật ong” 275 triệu đồng, anh Nìm đã đầu tư ứng dụng “Máy phá kết tinh, khử nấm, hạ thủy phần” với công suất 50 lít/mẻ vào sản xuất, chế biến thực phẩm.
“Bây giờ máy móc đã hoạt động ổn định, giúp cơ sở nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, giải quyết được các vấn đề còn tồn đọng của mật ong thô như: thủy phần vượt ngưỡng 20%, nhiều tạp chất lẫn trong mật ong, hay bị đóng đường, để lâu dễ bị lên men và tạo khí gas. Bên cạnh đó, cũng nhờ máy này mà tăng giá trị sản phẩm lên gấp nhiều lần so với cách làm truyền thống trước đây. Mặt khác, khi có máy móc hiện đại còn giúp giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, góp phần nâng giá trị sản xuất công nghiệp, phát triển kinh tế”, anh Nìm chia sẻ.
Những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của Hậu Giang được vinh danh tại Lễ công bố, tôn vinh, trao giấy chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024 diễn ra tại tỉnh Kiên Giang.
Rạng danh thương hiệu
Là một trong những nông sản chủ lực của tỉnh, cá thát lát Hậu Giang không chỉ khẳng định thương hiệu tại thị trường trong nước, mà còn đang vươn tầm chinh phục những thị trường lớn. Trong những ngày đầu tháng Chạp năm Giáp Thìn, chúng tôi đã tìm đến HTX Kỳ Như, ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, mới thấy được hết những bước tiến trong sản xuất giúp cá thát lát ngày càng có chỗ đứng trên thị trường. Bên cạnh quy trình sản xuất khép kín, cùng với các máy móc của cơ sở đầu tư, nhất là khi HTX được hỗ trợ 50% chi phí mua một máy sấy năng lượng mặt trời trị giá gần 500 triệu đồng từ chính sách khuyến công đã giúp HTX tiết kiệm được chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm đồng đều, không còn phải lệ thuộc mưa, nắng thất thường, giảm được 50% giá thành sản phẩm. Đại diện HTX Kỳ Như cho biết, sản phẩm cá thát lát của HTX đã đạt được nhiều chứng nhận qua các đợt bình chọn CNNT tiêu biểu cấp tỉnh, cấp vùng, quốc gia, sản phẩm cũng đã đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe khi vươn ra thị trường quốc tế.
Cách đó không xa, sản phẩm “Chả lụa thát lát Tân Phát” cũng vừa được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực năm 2024. Anh Nguyễn Thanh Phong, Phó Giám đốc Công ty TNHH nuôi trồng chế biến thực phẩm sạch Tân Phát, ở xã Thạnh Hòa, không giấu được niềm vui mừng: “Đây vừa là niềm tự hào, vừa là động lực để chúng tôi ngày càng nỗ lực đưa những sản phẩm địa phương đến với nhiều người tiêu dùng. Năm nay, công ty tiếp tục nhận được sự quan tâm của tỉnh khi được hỗ trợ 2 máy đóng gói hút chân không và 2 máy niềng thùng bán tự động, giúp tối ưu hóa thời gian đóng gói bao bì. Chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để đáp lại sự hỗ trợ và cũng để đóng góp một phần vào phát triển kinh tế của tỉnh”.
Đánh giá cao những hiệu quả của hoạt động khuyến công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa cho rằng các sản phẩm CNNT tiêu biểu là niềm tự hào của mỗi địa phương, góp phần nâng tầm cho sản phẩm CNNT của tỉnh. Các doanh nghiệp có sản phẩm tham gia bình chọn và được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh, khu vực và quốc gia còn góp phần khuyến khích, tạo động lực để các cơ sở sản xuất, HTX trên địa bàn tỉnh tích cực đầu tư đổi mới phương thức sản xuất, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Qua đó, góp phần khai thác nguồn nguyên liệu, thúc đẩy công nghiệp địa phương phát triển và tạo ra nhiều việc làm cho người dân, tạo đà cho kinh tế nông thôn phát triển…
Có thể thấy, chính sách khuyến công, sản phẩm CNNT Hậu Giang đang mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế địa phương, tạo đà cho các doanh nghiệp vươn lên và nâng cao giá trị sản phẩm. Khép lại năm 2024 đầy rực rỡ với nhiều thành tựu để chào đón năm mới 2025, đây cũng là thời điểm để “mầm xuân” khuyến công Hậu Giang đâm chồi mạnh mẽ vươn cao hơn nữa. Hy vọng rằng, với những bước đi đúng đắn, tỉnh sẽ tiếp tục gặt hái thành công và xây dựng được những thương hiệu mạnh, góp phần vào sự phát triển chung của khu vực và cả nước.
Năm 2024, tỉnh đăng ký thực hiện 3 đề án khuyến công quốc gia với tổng kinh phí thực hiện 4,02 tỉ đồng; tổng kinh phí thực hiện đề án khuyến công địa phương được UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt hơn 3,832 tỉ đồng với 19 đề án, kế hoạch. Trong đó, kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 1,985 tỉ đồng; kinh phí đóng góp của đơn vị thụ hưởng hơn 1,847 tỉ đồng. Mới đây, Hậu Giang có 11 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Như vậy, tính đến nay, toàn tỉnh có 34 sản phẩm được công nhận cấp khu vực, 11 sản phẩm được công nhận cấp quốc gia. |
Y.LINH
16:09 15/12/2024
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Xuất khẩu dừa có thể mang về 1,2 tỷ USD; Vé máy bay khan hiếm, đắt đỏ; Bến Tre phát triển 10 câu lạc bộ với hơn 430 nông dân tỷ phú
14:51 14/12/2024
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024; Xuất khẩu dừa mang về cho Bến Tre hơn 350 triệu USD mỗi năm; Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm nhanh.
08:24 13/12/2024
(HG) - Thực hiện Công điện số 124/CĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024; Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vừa có ý kiến giao Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện ngay các nội dung theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 124/CĐ-TTg ngày 30/11/2024.
07:39 12/12/2024
(HG) - UBND thành phố Vị Thanh cho biết, để phát triển đô thị một cách bền vững xứng tầm với đô thị loại II, hàng năm thành phố tổ chức rà soát, điều chỉnh, phê duyệt các quy hoạch theo điều kiện thực tế tình hình phát triển của thành phố và quy hoạch chung được tỉnh phê duyệt.
07:38 12/12/2024
(HG) - Năm 2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Giao thông và Nông nghiệp tỉnh triển khai thực hiện 8 dự án giao thông trọng điểm với tổng nguồn vốn được giao là 627,194 tỉ đồng.
07:28 12/12/2024
Phát triển nhà ở xã hội không chỉ giúp giải quyết bài toán an cư cho người dân có thu nhập thấp, mà còn góp phần ổn định đời sống và tạo điều kiện cho họ an tâm ổn định sự nghiệp.
07:26 12/12/2024
Để nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo, hướng đến sản xuất bền vững, tỉnh Hậu Giang đang tập trung triển khai thực hiện Đề án Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao,
15:55 11/12/2024
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt kỷ lục mới; Giá xăng dầu dự báo giảm lần thứ 2 liên tiếp trong kỳ điều hành ngày mai 12/12; Giá vàng miếng SJC tăng 1,5 triệu đồng/lượng
08:45 11/12/2024
(HG) - Năm 2024, huyện Vị Thủy đã có hơn 9.500 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó, cấp Trung ương 37 hộ, cấp tỉnh 911 hộ, cấp huyện hơn 2.400 hộ, cấp cơ sở gần 6.300 hộ. Từ phong trào này đã xây dựng được 368 mô hình có thu nhập
08:44 11/12/2024
(HG) - Theo bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, huyện Phụng Hiệp, HTX đang thu mua cá thát lát của bà con nông dân để sản xuất phục vụ các đơn hàng cuối năm. Giá cá thát lát hiện ổn định ở mức 73.000-74.000 đồng/kg, trong khi năm trước ở thời điểm này giá cá thát lát dao động từ 72.000-85.000 đồng/kg, có lúc lên đến 90.000 đồng/kg nhưng vẫn khan hiếm nguồn cung. Còn năm nay, nguồn cung dồi dào, với mức giá hiện tại, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi hơn 10.000 đồng/kg cá thát lát thương phẩm.
10:13 16/12/2024
Là một đơn vị thuộc Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Đại đội Trinh sát cơ giới Hậu Giang thời gian qua đã không ngại khó khăn, gian khổ và hiểm nguy;
09:40 16/12/2024
(HG) - Sáng ngày 14-12, gia đình chị Phan Kiêm Liên, ở ấp 9, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức trao 100 phần qùa cho hộ nghèo, gia đình khó khăn trên địa bàn xã Vị Thắng.
09:38 16/12/2024
(HG) - Tại Trường THPT Chiêm Thành Tấn (thành phố Vị Thanh), Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển tỉnh vừa tổ chức Hội thi Rung chuông vàng về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, hậu quả mang thai,
09:28 16/12/2024
(HG) - Chiều ngày 13-12, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, phối hợp với Siêu thị Co.op Mart Vị Thanh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ ông Ngô Văn Hiệp, ở ấp Thạnh Bình, xã Hỏa Lựu.