Thứ Năm, ngày 23/05/2024 | 10:23
Sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn và thiếu nước sinh hoạt là 6 vấn đề ‘nóng’ ở ĐBSCL mà Bộ NN-PTNT đang xây dựng đề án tổng thể.
Sạt lở bờ sông ở Tiền Giang. Ảnh: Sơn Trang.
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, trong gần 1 năm qua, Thủ tướng Chính phủ đã 2 lần ra văn bản giao Bộ NN-PTNT có giải pháp tổng thể về tình trạng sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn và nước sinh hoạt ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ qua 2 văn bản nói trên, Bộ NN-PTNT đã giao Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam khẩn trương xây dựng “Đề án Phòng chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long” (gọi tắt là Đề án).
Tại buổi báo cáo về dự thảo Đề án, PGS.TS Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, cho biết, ĐBSCL hiện có 94% diện tích có cao độ dưới 2m, rất nhạy cảm với ngập nước, triều cường và xâm nhập mặn. ĐBSCL có địa chất mềm yếu nên rất dễ xói lở.
Trong thời gia qua, có 3 yếu tố đang tác động mạnh tới ĐBSCL là phát triển ở thượng nguồn sông Mekong; biến đổi khí hậu - nước biển dâng; lún sụt, hạ thấp lòng dẫn. Trong đó, phát triển ở thượng nguồn sông Mekong đang góp phần làm gia tăng xâm nhập mặn, gia tăng xói lở bờ biển, thiếu nước ngọt. Biến đổi khí hậu gây ra tình trạng ngập úng và làm gia tăng xâm nhập mặn. Lún sụt, hạ thấp lòng dẫn cũng làm gia tăng xâm nhập mặn, tăng ngập và khó tiêu thoát nước.
Do tác động từ phát triển ở thượng nguồn sông Mekong, dòng chảy mùa lũ ở ĐBSCL đang biến động theo xu thế giảm so với trước đây. Cụ thể, từ năm 2011 trở về trước, cứ khoảng 4 - 5 năm sẽ xuất hiện 1 trận lũ vừa hoặc lớn. Nhưng từ năm 2012 đến nay, lũ nhỏ liên tục xuất hiện và không có đỉnh lũ nào vượt báo động 3. Trong tương lai xa, khoảng 30 - 50 năm tới, số năm xuất hiện lũ lớn sẽ gần như không đáng kể và gia tăng mạnh các năm lũ nhỏ, thậm chí không có lũ.
Ngập úng ở Thành phố Cần Thơ. Ảnh: Sơn Trang.
Từ năm 2013 đến nay, xâm nhập mặn xuất hiện sớm hơn 1 - 1,5 tháng so với giai đoạn 2004 - 2012. Cao điểm của mùa xâm nhập mặn từ 2013 đến nay cũng dịch chuyển sớm hơn 1 - 1,5 tháng so với trước đây. Trong mùa khô 2023 - 2024, xâm nhập mặn xuất hiện từ cuối tháng 12/2023, sớm hơn 1 tháng so với trung bình nhiều năm.
Xâm nhập mặn vẫn đang tiếp tục gia tăng. Dự báo đến năm 2030, ranh mặn 4g/l tăng bình quân 3,34 km so với hiện tại; đến năm 2050, ranh mặn 4g/l tăng bình quân 6,7 km so với hiện tại.
Tình trạng sụt lún ở ĐBSCL cũng đang diễn ra một cách liên tục. Khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho thấy, ĐBSCL đang bị lún bình quân từ 0,5 - 3cm/năm; riêng vùng ven biển bị lún bình quân 1,5 - 2,5cm/năm. Giả thiết tốc độ lún không được kiểm soát (vẫn duy trì mức như hiện nay), ĐBSCL phổ biến lún từ 0,5 - 3 cm/năm, riêng bán đảo Cà Mau bị lún từ 1,5 - 3 cm/năm. Dự báo đến năm 2100, nhiều vùng ở ĐBSCL bị hạ thấp 1,5 - 2,0 m.
Trong khi đó, sạt lở bờ sông, bờ biển ở ĐSBCL đang xuất hiện ngày càng nhiều. Đặc biệt, đã xuất hiện hiện tượng sạt lở do khô hạn.
Phát biểu tại buổi báo cáo Đề án, nhiều chuyên gia, nhà quản lý cho rằng Đề án phải tiếp cận theo hướng quản lý rủi ro thiên tai ở ĐBSCL, quan tâm tới các giải pháp phi công trình như tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo…
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh: “Đề án Phòng chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long” phải giải quyết tổng thể giữa sạt lở, sụt lún, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn và nước sinh hoạt. Với những vấn đề này, phải căn cứ vào điều kiện thực tiễn để giải quyết từng bước, nhưng có những việc phải giải quyết dứt điểm như sạt lở bờ biển Tây, thiếu nước sinh hoạt… Ngoài các giải pháp công trình, các giải pháp phi công trình cũng phải được đưa vào đề án, nhất là chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch và theo nguồn nước. Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh việc nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo ở các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp; đưa ra các giải pháp về khoa học, công nghệ…
Theo Sơn Trang/nongnghiep.vn
16:42 27/03/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Tăng lần thứ hai liên tiếp, giá xăng vượt 20.000 đồng mỗi lít; Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo; Lạng Sơn: Tạm giữ 1,5 tấn móng giò lợn (heo) không nguồn gốc.
08:45 27/03/2025
Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ đang phối hợp chặt chẽ giải quyết vướng mắc về mặt bằng và vật liệu, quyết tâm đưa cao tốc trục ngang về đích trong năm 2026, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho toàn vùng.
08:42 27/03/2025
(HG) - Tổ bốc thăm nền tái định cư thuộc dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1A, thị xã Ngã Bảy (nay là thành phố Ngã Bảy), tỉnh Hậu Giang đến huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức bốc thăm nền tái định cư đợt 4 cho hộ dân bị ảnh hưởng bởi
08:38 27/03/2025
(HG) - Sáng ngày 26-3, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Hậu Giang tổ chức Hội nghị biểu dương người lao động giỏi, sáng tạo giai đoạn 2020-2025. Ông Dương Văn Minh, Phó Tổng giám đốc NHCSXH Việt Nam, NHCSXH tỉnh cùng các đơn vị liên quan tham dự hội nghị.
08:33 27/03/2025
(HG) - UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1508 ngày 04-12-2024 là 6.604,052 tỉ đồng. Tỉnh đã phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 là
05:47 27/03/2025
Từ đầu năm đến nay, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phấn khởi vì heo bán được giá và có xu hướng tăng cao, nhờ đó mà người dân cũng yên tâm tái đàn.
05:46 27/03/2025
(HG) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang vừa xây dựng chương trình thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới với mục tiêu chung là hoàn
05:42 27/03/2025
(HG) - UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, toàn tỉnh có 43 dự án đầu tư chậm tiến độ, trong đó có 1 dự án đầu tư từ ngân sách và 42 dự án đầu tư ngoài ngân sách. Nguyên nhân khiến các dự án chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng chậm, ảnh hưởng đến việc giao đất cho nhà đầu tư. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động của các đơn vị, một số nhà đầu tư gặp khó khăn tài chính, không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, dẫn đến chậm triển khai dự án. Một số dự án kéo dài nên chính sách và chế độ thay đổi, gây khó khăn trong xử lý dứt điểm.
08:00 26/03/2025
Với quyết tâm trở thành tỉnh công nghiệp phát triển khá của vùng ĐBSCL, Hậu Giang đang nỗ lực tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, hỗ trợ tối đa để doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
16:34 25/03/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: 63% người Việt có xu hướng thắt chặt chi tiêu; Sản phẩm OCOP tiêu thụ chưa tương xứng số lượng; Hàng không tăng tốc dịp 30/4, mỗi ngày gần 700 chuyến bay.
17:49 27/03/2025
(HGO) - Ngày 27-3, Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh đợt 2 năm 2025 đã được bắt đầu triển khai trên phạm vi cả tỉnh. Chiến dịch kéo dài đến 29-3.
17:44 27/03/2025
(HGO) - Ngày 27-3, tại Trung tâm Hành chính thành phố Vị Thanh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp cùng Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức Hội thi “Bé với an toàn giao thông” cấp học mầm non, năm học 2024-2025.
17:35 27/03/2025
(HGO) - Chiều ngày 27-3, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra “Diễn đàn chính sách Thúc đẩy đầu tư, phát triển bền vững ĐBSCL” nhằm thảo luận các vấn đề phát triển kinh tế, chính sách hợp tác đầu tư và kinh doanh với khu vực ĐBSCL.
16:43 27/03/2025
(HGO) - Chiều ngày 27-3, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, dự Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phụng Hiệp lần thứ 30 sơ kết công tác quý I, triển khai kế hoạch công tác quý II.