Hiến kế phát triển vùng lúa chất lượng cao

Thứ Năm, ngày 28/11/2024 | 08:05

Hiến kế phát triển vùng lúa chất lượng cao.MP3

Sau gần một năm triển khai Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (đề án), bên cạnh một số kết quả đạt được thì vẫn còn nhiều khó khăn cần có giải pháp tháo gỡ để thực hiện hiệu quả mục tiêu mà đề án đề ra.

Từ đầu năm đến nay, ngành nông nghiệp Hậu Giang triển khai mô hình thí điểm theo Đề án lúa chất lượng cao được hơn 180ha.

Những tín hiệu tích cực

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai Đề án, từ cuối năm 2023 đến nay, Bộ NN&PTNT cùng một số địa phương và Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế tổ chức triển khai 7 mô hình thí điểm trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, gồm: Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng. Các mô hình điểm được nông dân canh tác theo quy trình sản xuất lúa chất lượng cao mà đề án đã đề ra. Điều phấn khởi là các mô hình đều cho những tín hiệu khá tích cực. Cụ thể, ruộng thực hiện mô hình giảm chi phí 20-30% nhờ nông dân giảm trên 50% lượng lúa giống gieo sạ, đồng thời giảm trên 30% lượng phân đạm, giảm 2-3 lần phun thuốc bảo vệ thực vật và giảm khoảng 30-40% lượng nước tưới.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, thông tin: Ngoài yếu tố giảm chi phí sản xuất thì ruộng thực hiện mô hình thí điểm vùng lúa chất lượng cao đều tăng năng suất 10%. Cụ thể, năng suất lúa trong mô hình đạt 6,3-6,6 tấn/ha so với ruộng đối chứng đạt 5,7-6 tấn/ha; tăng thu nhập cho nông dân thêm 20-25% (tương đương lợi nhuận tăng thêm từ 4-7,6 triệu đồng/ha so với ruộng đối chứng), giảm trung bình 5-6 tấn CO2 tương đương trên một héc-ta và tất cả sản lượng lúa thu hoạch đều được các doanh nghiệp đăng ký bao tiêu với giá mua cao hơn từ 200-300 đồng/kg. Kết quả đạt được từ các mô hình thí điểm đã khích lệ lớn cho các hộ nông dân và hợp tác xã (HTX) tin tưởng để tích cực tham gia đề án.

Ngoài triển khai mô hình điểm thì thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã ban hành kế hoạch nâng cao năng lực cho các đối tác, với khoảng 620 HTX nông nghiệp phát triển liên kết chuỗi giá trị và gần 200.000 hộ nông dân trong vùng thực hiện Đề án. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT còn phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều lớp tập huấn giáo viên về quy trình canh tác bền vững, giảm phát thải, phương pháp tính toán MRV, xử lý phụ phẩm theo hướng kinh tế tuần hoàn, kết nối thị trường, sản xuất kinh doanh lúa gạo gắn với bình đẳng giới, tăng trưởng xanh với sự hỗ trợ kỹ thuật của một số tổ chức quốc tế. Mặt khác, Bộ NN&PTNT còn phối hợp với các bộ, ngành có liên quan của Trung ương và địa phương tổ chức hội thảo, diễn đàn trao đổi với các tổ chức khoa học, quốc tế có liên quan, cũng như các hiệp hội, doanh nghiệp để bàn giải pháp kỹ thuật phục vụ đề án, đồng thời huy động nguồn lực và sự tham gia của các thành phần có liên quan nhằm thực hiện thành công mục tiêu của đề án. Đặc biệt, các tỉnh, thành phố tham gia đề án đã chủ động tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, tập huấn, tổ chức thực hiện đề án từ cấp tỉnh đến xã. 

Hậu Giang đã và đang xây dựng các HTX ngành hàng lúa gạo đủ lớn mạnh để thực hiện chuỗi liên kết sản xuất với doanh nghiệp.

Điển hình như tỉnh Hậu Giang, từ đầu năm 2024 đến nay, địa phương đã triển khai thực hiện các mô hình điểm cấp tỉnh, huyện về sản xuất lúa theo đề án với tổng diện tích 180ha. Các mô hình đều được nông dân áp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến như: tưới nước ướt khô xen kẽ, 1 phải 5 giảm, sản xuất lúa bền vững theo tiêu chuẩn SRP... Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho hay: Mặc dù chỉ mới được triển khai thí điểm tại một số HTX trên địa bàn tỉnh, nhưng bước đầu đạt được nhiều tín hiệu tích cực. Theo đó, các mô hình đã giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất, tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo sức khỏe cho người canh tác, cũng như người tiêu dùng và môi trường. Ngoài ra, từ nguồn kinh phí tài trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức - dự án GIC, tỉnh cũng tổ chức 25 lớp tập huấn cho nông dân về quản lý, tái sử dụng phụ phẩm rơm rạ; 15 lớp huấn luyện nông dân HTX về kinh doanh và 15 lớp nâng cao năng lực cho HTX tham gia đề án.

Trở ngại và giải pháp

Bên cạnh những tín hiệu tích cực bước đầu thì trong quá trình thực hiện đề án, các địa phương vùng ĐBSCL đang gặp không ít trở ngại. Do đó, từ góc độ của cơ quan chuyên môn, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã có những phân tích, đánh giá và hiến kế để tháo gỡ khó khăn nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu mà đề án đã đề ra.

Theo chia sẻ của Tiến sĩ Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL thì một trong những mục tiêu quan trọng của đề án là cắt giảm lượng giống trong gieo sạ. Và thực tế là một số mô hình điểm vừa được triển khai theo yêu cầu của đề án đã đưa lượng giống sử dụng xuống còn 70-80kg/ha mà vẫn đảm bảo được năng suất, thậm chí năng suất còn vượt trội hơn so với ruộng canh tác theo cách truyền thống.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Trần Ngọc Thạch, để triển khai nhân rộng được mô hình giảm lượng lúa giống trong gieo sạ thì các địa phương cần thực hiện tốt một số nội dung. Thứ nhất là phải đảm bảo được mặt bằng và khả năng thoát nước của đồng ruộng, cùng với đó là tránh xuống giống khi trời mưa để giảm nguy cơ rửa trôi giống, điều này sẽ giảm chi phí. Thứ hai là phương tiện gieo sạ, thay gieo lúa giống bằng tay, phun bằng máy như trước đây, nông dân cần có những thiết bị gieo sạ chính xác, sạ hàng, sạ cụm để giảm lượng giống đầu vào. Thế nhưng, vấn đề hiện nay là toàn bộ khu vực ĐSBCL chỉ có xấp xỉ 100 máy sạ, như vậy để đáp ứng nhu cầu gieo sạ cho hơn 1 triệu ha/vụ thì là thách thức rất lớn. Áp lực này cũng khiến chi phí đầu vào tăng thêm. Vấn đề thứ 3 là chất lượng giống lúa, bởi nếu tỷ lệ nảy mầm thấp, nhiều lẫn tạp thì kéo giảm chất lượng lúa hàng hóa giảm. Trong khi ở khuôn khổ của đề án, nhu cầu giống có thể lên đến vài chục ngàn tấn, thế nhưng hiện chỉ có vài doanh nghiệp đảm bảo được. Do đó, Viện lúa ĐBSCL đề cập đến việc nâng cao năng lực sản xuất giống của các HTX, đồng thời Viện lúa ĐBSCL cũng đang phối hợp với các địa phương để giải quyết vấn đề cung ứng nguồn giống lúa chất lượng bằng những vùng sản xuất giống tập trung, chính quy hơn, chất lượng hơn. 

Về góc độ địa phương, ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho hay: Hiện diện tích đất trồng lúa của tỉnh đa số là vùng phèn, trũng. Do đó, địa phương gặp khó khăn trong việc áp dụng triệt để quy trình ngập khô xen kẽ. Về cơ sở hạ tầng, hệ thống đê bao thủy lợi và máy móc thiết bị để phục vụ vùng sản xuất lúa tham gia đề án vẫn còn hạn chế. Hướng tới, khi dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của Bộ NN&PTNT triển khai đầu tư đến đâu, từ đó tỉnh sẽ đầu tư đồng bộ để tạo ra một vùng sản xuất khép kín, đáp ứng các tiêu chí của đề án.

Theo chia sẻ của nhiều địa phương tham gia đề án thì việc kêu gọi doanh nghiệp tham gia vào liên kết chặt chẽ, bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ qua các vụ lúa vẫn còn hạn chế, nhất là doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào. Để tháo gỡ khó khăn trên, Tiến sĩ Trần Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và phát triển nông thôn - Bộ NN&PTNT đề xuất cần xây dựng các HTX đủ mạnh và bản lĩnh, có khả năng thực hiện việc mua chung, bán chung với doanh nghiệp và tổ chức sản xuất. Xu hướng phát triển hiện nay là tập trung vào việc tăng số lượng thành viên để mở rộng sản xuất và tăng cường liên kết.

“Khi thực hiện tốt sản xuất theo chuỗi, chúng ta sẽ liên hệ được các đơn vị có vật tư đầu vào chất lượng, cắt giảm trung gian và lượng phân bón, thuốc trừ sâu không cần thiết, đồng thời đảm bảo đầu ra nhờ các doanh nghiệp thu mua. Bên cạnh đó, phát triển tổ liên kết cộng đồng, lớn hơn là HTX, những tổ marketing về vật tư đầu vào, từ đó thông tin cho người dân về những loại vật tư phù hợp với từng loại giống và điều kiện canh tác”, Tiến sĩ Trần Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và phát triển nông thôn, chia sẻ thêm.

Về vấn đề tài chính, nhiều địa phương thực hiện đề án thông tin rằng, hiện các ngân hàng đã bắt đầu chuyển mình để cho vay theo chuỗi. Tuy nhiên, dư nợ để làm trong chuỗi đề án này chưa nhiều. Trong khi hiện nông dân chưa trang bị đủ trang thiết bị phục vụ sản xuất theo yêu cầu, mục tiêu của đề án đề ra, nhất là các thiết bị máy móc phục vụ cho công tác gieo sạ. Ngoài ra, thủ tục giải ngân nhanh chóng và uy tín cũng là yếu tố mà HTX và các doanh nghiệp quan tâm khi tham gia Đề án. Để tháo gỡ, nhiều chuyên gia ngành hàng lúa gạo đề nghị các ngân hàng có thể cho vay theo khách hàng cá nhân nhưng đại diện là tổ nông dân, HTX sẽ nhận và cho vay qua doanh nghiệp; qua đây nhằm tạo điều kiện cho người dân nâng cấp trang thiết bị phục vụ sản xuất theo đề án được hiệu quả hơn.

Ông Trương Hoàng Hải, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Cần Thơ, cho biết: Thông qua các chính sách tín dụng, Agribank luôn đảm bảo nguồn vốn cho vay phù hợp. Theo Nghị định 55 của Chính phủ, ngân hàng hỗ trợ cho vay tới 200 triệu đồng đối với cá nhân, 1 tỉ đồng đối với hợp tác xã, và 2-3 tỉ đồng đối với doanh nghiệp, dựa theo quy định của dự án và quy định của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, Agribank sẽ tăng cường tư vấn, hỗ trợ đầu tư hiệu quả hơn cho khách hàng. Agribank cam kết hỗ trợ mạnh mẽ đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, đảm bảo cung ứng vốn cần thiết để triển khai hiệu quả các dự án liên quan đến đề án.

HỮU PHƯỚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Huyện Phụng Hiệp: Nông dân trồng dưa hấu phấn khởi vì trúng mùa, được giá

08:25 23/01/2025

(HG) - Vụ dưa hấu tết năm nay, nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp xuống giống được 145ha, tập trung nhiều tại các xã Hòa Mỹ, Phương Bình, Tân Long, Long Thạnh, Hòa An… Đa phần nông dân đều lựa chọn giống dưa hấu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, để phục vụ cho nhu cầu dịp tết.

Bài 2: Chuyển đổi số - Sức bật mới cho nông sản

08:23 23/01/2025

Chuyển đổi số đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành xu hướng tất yếu, góp phần tạo ra nhiều “giá trị mới” và liên kết phát triển thương mại, đưa nông sản ĐBSCL vươn tầm.

Tiếp tục nỗ lực, tăng tốc bứt phá trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

07:56 23/01/2025

(HG) - Chiều ngày 22-1, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; cùng Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các sở, ban, ngành tỉnh và lãnh đạo địa phương trên địa bàn tỉnh.

Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

06:00 23/01/2025

Với mục tiêu đến ngày 31-1-2025 giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 phải đạt từ 95% trở lên, tỉnh đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp, tập trung vào các dự án giao thông trọng điểm để đẩy nhanh tiến độ.

Chợ hoa xuân bắt đầu sôi động

05:55 23/01/2025

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí tại chợ hoa xuân dọc bờ kè kênh xáng Xà No khá nhộn nhịp. Bên cạnh hoa mai, hoa cúc, chợ hoa còn bán nhiều loại hoa, cây cảnh khác. Người dân tấp nập ra chợ hoa xuân để nhìn ngắm và chọn mua những chậu hoa đẹp nhất về chưng trong nhà.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 22-1-2025: Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

15:38 22/01/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Ngân hàng cảnh báo về chiêu thức lừa đảo mới; Đề xuất ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh cao hơn 5 lần mức cũ; Giá xăng trong nước dự báo quay đầu giảm; giá dầu tăng.

Mở rộng mạng lưới cung cấp nước để phục vụ tốt nhu cầu của người dân

08:17 22/01/2025

Trong thời gian qua, Công ty Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang (công ty) luôn chú trọng đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các nhà máy và mở rộng mạng lưới cung cấp nước.

Hậu Giang có 3 sản phẩm đầu tiên đạt chuẩn OCOP 5 sao cấp Trung ương

08:06 22/01/2025

(HG) - Tại hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Trung ương năm 2024 vừa được Bộ NN&PTNT tổ chức, tỉnh Hậu Giang vinh dự có 3 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia.

Bài 1: Khi nông dân làm mới mình

07:55 22/01/2025

Mạnh dạn thay đổi tư duy, nhanh nhạy nắm bắt biến động thị trường, đặc biệt là đẩy mạnh sản xuất xanh - sạch, bảo quản theo các tiêu chuẩn khắt khe đang mở ra cơ hội lớn cho nông sản ĐBSCL chinh phục thị trường quốc tế.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 21-1-2025: Siết chặt kiểm tra chất vàng O trong sầu riêng xuất khẩu

14:46 21/01/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Đề xuất thu phí 6 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư; Việt Nam và Hoa Kỳ đạt thỏa thuận trong giải quyết tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa; Ngân hàng giảm giá bán USD.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Bài 2: Chuyển đổi số - Sức bật mới cho nông sản

08:23 23/01/2025

Chuyển đổi số đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành xu hướng tất yếu, góp phần tạo ra nhiều “giá trị mới” và liên kết phát triển thương mại, đưa nông sản ĐBSCL vươn tầm.

Phát động thi đua trong cán bộ, đoàn viên, người lao động

08:22 23/01/2025

(HG) - Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã chính thức phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025 trong cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh.

Thi đua góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển

08:14 23/01/2025

Năm qua, phong trào thi đua yêu nước của Cụm các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh được phát động và triển khai thực hiện với khí thế sôi nổi, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố và giữ vững quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị tỉnh nhà vững mạnh.

Cần biết các quy định về sử dụng pháo

08:09 23/01/2025

Những ngày giáp tết, vấn đề quản lý, sử dụng pháo (pháo nổ, pháo hoa) rất được người dân quan tâm bởi đây là thú vui ngày xuân. Tuy nhiên, bà con cần phân biệt rõ việc được phép sử dụng loại pháo nào và sử dụng trong trường hợp nào để không vi phạm pháp luật.