Thứ Năm, ngày 12/12/2024 | 07:26
Hướng đến sản xuất bền vững từ đề án lúa chất lượn.MP3
Để nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo, hướng đến sản xuất bền vững, tỉnh Hậu Giang đang tập trung triển khai thực hiện Đề án Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030.
Nông dân đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật vào sản xuất khi tham gia đề án. Ảnh: H.THU
Mang lại nhiều lợi ích
Theo ngành nông nghiệp tỉnh, ngày 12-12-2023 Hậu Giang vinh dự là tỉnh đầu tiên được Bộ NN&PTNT chọn tổ chức lễ phát động Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng không chỉ với ngành hàng lúa gạo tỉnh Hậu Giang, mà còn với toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đề án không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho người nông dân trồng lúa, còn đóng góp vào mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao giá trị chuỗi cung ứng lúa gạo theo hướng bền vững.
Ở thị xã Long Mỹ, UBND thị xã đã xây dựng và triển khai 2 Kế hoạch để thực hiện đề án này với mục tiêu hình thành vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp với diện tích năm 2024 đạt khoảng 2.471ha ở các địa phương gồm: phường Thuận An, xã Long Trị, Long Trị A và một phần xã Long Phú. Đến năm 2025 đạt khoảng 4.980ha ở xã Long Phú và Tân Phú. Đến năm 2030, diện tích đạt 8.000ha ở tất cả các xã, phường trên địa bàn.
Sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp đã mang lại nhiều lợi ích cho nông dân. Ảnh: H.THU
Ông Trịnh Minh Tình, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ, cho biết: Đề án Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 được thị xã Long Mỹ triển khai thực hiện trong 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2024-2025) sẽ tập trung củng cố các diện tích đã có của Dự án chuyển đổi Nông nghiệp bền vững (VnSAT) là 5.000ha, thực hiện các nội dung như: thành lập Tổ công tác hỗ trợ thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”; tập huấn, xây dựng mô hình thí điểm sản xuất lúa phát thải thấp đạt tín chỉ các-bon cho những vùng lúa đạt chuẩn, củng cố các hợp tác xã, duy tu bảo dưỡng một số công trình, sơ kết, tổng kết kêu gọi đầu tư và chuẩn bị kế hoạch cho giai đoạn 2026-2030. Ở giai đoạn này, nguồn lực chủ yếu là nguồn vốn thủy lợi phí và nguồn từ Nghị định 62/NĐ-CP được tỉnh phân bổ cho thị xã hàng năm và đối ứng HTX. Giai đoạn 2 (2026-2030), sẽ tổ chức triển khai thực hiện dự án “Hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa các-bon thấp tỉnh Hậu Giang” do Bộ NN&PTNT chủ trì.
Các thành viên HTX Long Bình 1, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, đang rất vui khi được chọn làm đơn vị đầu tiên của thị xã Long Mỹ khởi động đề án với diện tích 80ha, khoảng 70 hộ tham gia. Vụ lúa Đông xuân 2024-2025, HTX canh tác giống lúa ST 24 được Nhà nước hỗ trợ và đã hợp đồng với doanh nghiệp ký kết bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Ông Hồ Tấn Được, Phó Giám đốc HTX Long Bình 1, chia sẻ: Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên đồng ruộng đã được HTX triển khai rất hiệu quả và được sự đồng tình ủng hộ của người dân. Gần đây nhất là mô hình sản xuất lúa theo chuẩn GlobalGAP. Thành viên HTX sẽ thực hiện theo cam kết ban đầu với các đơn vị, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ là sau khi thu hoạch lúa Đông xuân 2024-2025 nông dân không đốt rơm rạ, thay vào đó sẽ được vận chuyển ra để bán hoặc trồng nấm. Các hộ tham gia đề án sẽ nhận được sự hỗ trợ như giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Đồng thời, ứng dụng cơ giới hóa máy sạ cụm, sạ hàng, thuốc, giống...
Đối với nông dân tham gia vào đề án này cũng đang rất phấn khởi. Ông Phạm Văn Hùng, ở ấp Long Bình 1, xã Long Phú, cho biết: “Chúng tôi hy vọng đề án được triển khai hiệu quả, giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị, lợi nhuận cho người nông dân; đặc biệt là việc bao tiêu giá lúa ổn định để nông dân yên tâm sản xuất và khá lên từ trồng lúa”.
Mở rộng quy mô sản xuất
Theo kế hoạch, để triển khai xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao với diện tích 2.175ha, thị xã Long Mỹ sẽ hỗ trợ cho nông dân 87 tấn lúa giống xác nhận, gần 490 tấn phân hữu cơ vi sinh, hơn 21.700 gói nấm xanh xử lý rơm rạ với tổng kinh phí 4,8 tỉ đồng. Địa phương xây dựng mô hình điểm về chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh cấp thị xã làm cơ sở cấp tín chỉ các-bon cho các diện tích đã áp dụng quy trình canh tác lúa phát thải thấp, hướng đến thị trường các-bon trong và ngoài nước; áp dụng triệt để quy trình 1 phải 5 giảm (chú trọng tưới tiết kiệm tiên tiến, ngập khô xen kẽ); ứng dụng một số biện pháp cải tạo đất (nâng pH, nâng chất hữu cơ, vi sinh vật có lợi trong đất canh tác lúa...); thu gom rơm sau thu hoạch ra khỏi ruộng kết hợp trồng nấm rơm trong nhà nhằm tăng thu nhập, hạn chế đốt đồng, giảm khí thải CO2; áp dụng các biện pháp thúc đẩy phân hủy gốc rạ trong điều kiện không bị ngập nước như cày vùi, băm hay làm dập gốc rạ, phun bổ sung chế phẩm sinh học; cấp mã số vùng trồng cho diện tích thực hiện.
“Chúng tôi đang tập trung tổ chức lại sản xuất, vận động các hộ trồng lúa, HTX, doanh nghiệp tham gia đề án đăng ký tham gia và cam kết thực hiện quy trình canh tác lúa bền vững và phát thải thấp. Phối hợp tổ chức thực hiện đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức có chuyên môn về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông học, khuyến nông… đang làm việc trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật, khuyến nông, tổ kỹ thuật cấp xã; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho các HTX về đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về quy trình sản xuất lúa chất lượng cao, giảm phát thải; xây dựng kế hoạch sản xuất và kinh doanh; kỹ năng quản trị, đăng ký, đánh giá giảm phát thải… Tập huấn, hướng dẫn nông dân về các kiến thức 1 phải 5 giảm, SRP, quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM)...; biện pháp xử lý rơm rạ, các kiến thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đầu tư nâng cấp hạ tầng tại vùng canh tác và liên kết sản xuất…”, ông Trịnh Minh Tình, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ, cho biết thêm.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh, Hậu Giang đã đề ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ triển khai diện tích thực hiện đề án là 28.000ha, tập trung vào củng cố các diện tích đã có của Dự án chuyển đổi Nông nghiệp bền vững (VnSAT); đến năm 2030 sẽ tăng lên đạt diện tích 46.000ha, thực hiện tại 6/8 đơn vị cấp huyện. Hiện tại, tỉnh Hậu Giang đã hoàn thành việc triển khai lựa chọn, xác định các vùng tham gia đề án, rà soát đáp ứng tiêu chí và phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch của tỉnh. Đồng thời, trong năm 2024, tỉnh cũng đã và đang triển khai thực hiện các mô hình điểm cấp tỉnh, huyện với tổng diện tích 180ha, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như: tưới nước ướt khô xen kẽ, 1 phải 5 giảm, sản xuất lúa bền vững theo tiêu chuẩn SRP... Mặc dù, chỉ mới được triển khai thí điểm tại một số HTX trên địa bàn tỉnh, nhưng bước đầu đã đạt được nhiều tín hiệu tích cực. Các mô hình giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất, tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo sức khỏe cho bà con, người tiêu dùng và môi trường. Đồng thời, từ nguồn kinh phí tài trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức - dự án GIC, tỉnh cũng tổ chức nhiều lớp tập huấn cho nông dân về quản lý, tái sử dụng phụ phẩm rơm rạ; thực hiện nhiều lớp huấn luyện nông dân HTX về kinh doanh (FBS) và các lớp nâng cao năng lực cho HTX tham gia Đề án 1 triệu héc-ta.
H.THU - H.NHÂN
16:09 15/12/2024
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Xuất khẩu dừa có thể mang về 1,2 tỷ USD; Vé máy bay khan hiếm, đắt đỏ; Bến Tre phát triển 10 câu lạc bộ với hơn 430 nông dân tỷ phú
14:51 14/12/2024
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024; Xuất khẩu dừa mang về cho Bến Tre hơn 350 triệu USD mỗi năm; Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm nhanh.
08:24 13/12/2024
(HG) - Thực hiện Công điện số 124/CĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024; Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vừa có ý kiến giao Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện ngay các nội dung theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 124/CĐ-TTg ngày 30/11/2024.
06:01 13/12/2024
Các mô hình, đề án khuyến công đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển công nghiệp nông thôn của tỉnh. Đây sẽ là nền tảng giúp nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra việc làm, cải thiện đời sống người dân, hứa hẹn góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Hậu Giang trong năm 2025.
07:39 12/12/2024
(HG) - UBND thành phố Vị Thanh cho biết, để phát triển đô thị một cách bền vững xứng tầm với đô thị loại II, hàng năm thành phố tổ chức rà soát, điều chỉnh, phê duyệt các quy hoạch theo điều kiện thực tế tình hình phát triển của thành phố và quy hoạch chung được tỉnh phê duyệt.
07:38 12/12/2024
(HG) - Năm 2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Giao thông và Nông nghiệp tỉnh triển khai thực hiện 8 dự án giao thông trọng điểm với tổng nguồn vốn được giao là 627,194 tỉ đồng.
07:28 12/12/2024
Phát triển nhà ở xã hội không chỉ giúp giải quyết bài toán an cư cho người dân có thu nhập thấp, mà còn góp phần ổn định đời sống và tạo điều kiện cho họ an tâm ổn định sự nghiệp.
15:55 11/12/2024
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt kỷ lục mới; Giá xăng dầu dự báo giảm lần thứ 2 liên tiếp trong kỳ điều hành ngày mai 12/12; Giá vàng miếng SJC tăng 1,5 triệu đồng/lượng
08:45 11/12/2024
(HG) - Năm 2024, huyện Vị Thủy đã có hơn 9.500 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó, cấp Trung ương 37 hộ, cấp tỉnh 911 hộ, cấp huyện hơn 2.400 hộ, cấp cơ sở gần 6.300 hộ. Từ phong trào này đã xây dựng được 368 mô hình có thu nhập
08:44 11/12/2024
(HG) - Theo bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, huyện Phụng Hiệp, HTX đang thu mua cá thát lát của bà con nông dân để sản xuất phục vụ các đơn hàng cuối năm. Giá cá thát lát hiện ổn định ở mức 73.000-74.000 đồng/kg, trong khi năm trước ở thời điểm này giá cá thát lát dao động từ 72.000-85.000 đồng/kg, có lúc lên đến 90.000 đồng/kg nhưng vẫn khan hiếm nguồn cung. Còn năm nay, nguồn cung dồi dào, với mức giá hiện tại, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi hơn 10.000 đồng/kg cá thát lát thương phẩm.
10:13 16/12/2024
Là một đơn vị thuộc Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Đại đội Trinh sát cơ giới Hậu Giang thời gian qua đã không ngại khó khăn, gian khổ và hiểm nguy;
09:40 16/12/2024
(HG) - Sáng ngày 14-12, gia đình chị Phan Kiêm Liên, ở ấp 9, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức trao 100 phần qùa cho hộ nghèo, gia đình khó khăn trên địa bàn xã Vị Thắng.
09:38 16/12/2024
(HG) - Tại Trường THPT Chiêm Thành Tấn (thành phố Vị Thanh), Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển tỉnh vừa tổ chức Hội thi Rung chuông vàng về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, hậu quả mang thai,
09:28 16/12/2024
(HG) - Chiều ngày 13-12, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, phối hợp với Siêu thị Co.op Mart Vị Thanh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ ông Ngô Văn Hiệp, ở ấp Thạnh Bình, xã Hỏa Lựu.