Đề án một triệu héc-ta lúa chất lượng cao

Hướng đi bền vững cho ngành lúa gạo

Thứ Hai, ngày 14/04/2025 | 05:47

 

Đề án một triệu héc-ta lúa chất lượng cao.mp3

 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, sản xuất sạch, xanh, bền vững trở thành xu thế và đòi hỏi tất yếu. Do đó, đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” được xem là hướng đi đúng đắn…

Đề án một triệu héc-ta lúa chất lượng cao giúp nâng cao hiệu quả sản xuất của bà con nông dân. Ảnh: H.THU

Kết quả tích cực

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp cùng UBND thành phố Cần Thơ tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, với những kết quả bước đầu rất ấn tượng.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, ngay sau khi đề án được ban hành thì Bộ Nông nghiệp và Môi trường (trước đây là Bộ NN&PTNT) có văn bản hướng dẫn các địa phương đăng ký tham gia. Kết quả, 12 tỉnh thành ĐBSCL đăng ký tham gia với tổng diện tích 1,015 triệu héc-ta, vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, Kiên Giang, Đồng Tháp và An Giang là các tỉnh có diện tích tham gia lớn nhất.

Mô hình trồng lúa giảm phát thải của HTX Tân Long, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: H.THU

Đến nay, đã triển khai 7 mô hình thí điểm cấp trung ương tại 5 tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ. Kết quả bước đầu cho thấy mô hình canh tác lúa chất lượng cao, giảm phát thải mang lại những lợi ích rõ rệt cả về kinh tế lẫn môi trường. Cụ thể, các mô hình giúp giảm chi phí sản xuất từ 8,2-24,2% nhờ giảm 30-50% lượng giống, tiết kiệm 30-70kg phân bón/ha, giảm 1-4 lần phun thuốc bảo vệ thực vật và cắt giảm 30-40% lượng nước tưới. Đồng thời, năng suất tăng 2,4-7%, giúp nâng cao thu nhập của nông dân thêm 12-50%, tương đương lợi nhuận tăng từ 4-7,6 triệu đồng/ha so với canh tác truyền thống. Quan trọng hơn, mô hình đã góp phần giảm phát thải khí nhà kính, với mức giảm trung bình 2-12 tấn CO2 tương đương/ha. Đặc biệt, toàn bộ sản lượng lúa thu hoạch đều được các doanh nghiệp cam kết bao tiêu với giá cao hơn 200-300 đồng/kg, tạo động lực mạnh mẽ cho nông dân tham gia. Với những kết quả tích cực này, các mô hình thí điểm đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ nông dân và hợp tác xã trong khu vực nhằm nhân rộng mô hình trên toàn bộ 12 tỉnh trong vùng.

Ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Cần Thơ, nhận định: Từ vụ Hè thu năm 2024, thành phố Cần Thơ đã được Bộ Nông nghiệp và Môi trường chọn thực hiện mô hình thí điểm triển khai đề án với diện tích 50ha tại huyện Vĩnh Thạnh và duy trì trong vụ Thu đông 2024. Ðến vụ Đông xuân 2024-2025, trên địa bàn thành phố đã triển khai 6 mô hình nhân rộng tại 3 huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Ðỏ và Thới Lai, tổng diện tích 170ha. Các mô hình đều giúp tăng năng suất, chất lượng lúa gạo, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải khí nhà kính từ 2-12 tấn CO2/ha, lợi nhuận của nông dân tăng từ 1,3-6,5 triệu đồng/ha… Đây là những kết quả rất khích lệ.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hậu Giang cho biết, trên cơ sở Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, tỉnh Hậu Giang cũng đã ban hành 2 kế hoạch thực hiện giai đoạn 2024-2025 và giai đoạn 2026-2030. Trong đó, xác định mục tiêu đạt được năm 2025 là 28.000ha và đến năm 2030 là 46.000ha lúa đạt theo các tiêu chí của Đề án.

Từ cơ sở kết quả đạt được theo quy trình “1 phải 5 giảm” của dự án VnSAT, tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo rà soát, củng cố, nâng chất hoạt động của các HTX, tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình canh tác bền vững với diện tích 15.916ha. Bên cạnh đó, tỉnh đã tập trung xây dựng các mô hình điểm cấp tỉnh, huyện với tổng diện tích 7.200ha. Qua ghi nhận kết quả bước đầu đạt được nhiều tín hiệu tích cực như: giảm lượng giống gieo sạ từ 30-50kg/ha, giảm 30% lượng phân bón hóa học so với tập quán trước đây, hạn chế sâu bệnh, từ đó giảm giá thành sản xuất; giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất, tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo sức khỏe cho bà con, người tiêu dùng và môi trường. Ngoài ra, các địa phương trong vùng Đề án đã tập trung đầu tư nâng cấp các khu khép kín vùng sản xuất chuyên canh lúa, nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có và hoàn thiện hệ thống kênh mương nội đồng, kết hợp đê bao với giao thông để chủ động tưới, tiêu, quản lý nước và thuận lợi cho máy móc vận hành, di chuyển.

Tiến sĩ Trần Minh Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) lưu ý, thành công quan trọng nhất là đề án đã thay đổi được nhận thức của nông dân, thay đổi từ phương pháp canh tác truyền thống chuyển sang hiện đại, hướng tới tăng trưởng xanh, bền vững. Để tiếp tục nhân rộng thì chúng ta cần nâng cao năng lực các HTX nông nghiệp, hướng tới đủ mạnh làm dịch vụ nông nghiệp. Khi các HTX mở rộng quy mô diện tích, canh tác cùng giống, cùng quy trình kỹ thuật để tạo ra sản lượng lúa hàng hóa lớn thì sẽ  dễ dàng hợp tác với doanh nghiệp trong thu mua, chế biến và xuất khẩu gạo.

Tiếp tục nhân rộng

Ông Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh, lúa gạo là một ngành hàng quan trọng trong nông nghiệp, là trụ cột bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định sinh kế cho hàng triệu bà con nông dân, đồng thời đóng vai trò chủ chốt trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam, góp phần bảo đảm an ninh lương thực thế giới. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, sản xuất sạch, xanh và bền vững trở thành xu thế và đòi hỏi tất yếu; do đó ngay từ khi được phê duyệt, đề án đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành trung ương, sự vào cuộc của các địa phương và đặc biệt nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của bà con nông dân, các doanh nghiệp và HTX.

Qua hơn một năm triển khai, đề án đã từng bước khẳng định tính đúng đắn, cần thiết và bước đầu mang lại những kết quả rất đáng ghi nhận trong việc chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thói quen trong sản xuất lúa gạo của bà con đã dần thay đổi theo hướng tăng giá trị, giảm phát thải và bảo vệ môi trường. Đề án đã được các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển quan tâm, đồng hành, hỗ trợ về kỹ thuật, tín dụng và phát triển thị trường. Các doanh nghiệp, HTX và bà con đã chú trọng hơn đến liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển đổi sang quy trình canh tác bền vững như: quản lý nước tưới tiên tiến, sử dụng phân bón hợp lý, xử lý rơm rạ… và được áp dụng ngày càng rộng rãi, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của ngành và của các địa phương, hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam gắn với chất lượng cao, phát thải thấp và bảo vệ môi trường.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho rằng, năm 2025 là năm có ý nghĩa quan trọng, năm tăng tốc, bứt phá, về đích để hoàn thành kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp và môi trường; năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp để tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Ngành nông nghiệp và môi trường được giao mục tiêu tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay là 4%. Trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn ngành đã tập trung cao độ, nỗ lực triển khai các nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ, hiệu quả, GDP nông nghiệp tăng trưởng với tốc độ 3,74% (cao nhất kể từ năm 2019 sau đại dịch Covid). Giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,7%. Trong đó, trồng trọt tăng 2,98%, chăn nuôi tăng 4,55%, lâm nghiệp tăng 6,67% và thủy sản tăng 3,98%. Đây là các kết quả đáng khích lệ. Trong đó, đóng góp không nhỏ vào các kết quả tăng trưởng của triển khai đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy lưu ý, bên cạnh những kết quả bước đầu, chúng ta cũng phải nhìn nhận vẫn còn những khó khăn, thách thức, trong đó việc triển khai ở một số địa phương còn chậm, lúng túng; hạ tầng thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu về tưới tiêu hợp lý, tiết kiệm; liên kết sản xuất bước đầu đã được hình thành nhưng còn yếu; vốn đầu tư cho đề án, đặc biệt là các dự án vay vốn từ Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tài chính Các-bon chuyển đổi (TCAF) chậm được huy động và chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định… Những vấn đề này cần nhanh chóng khắc phục trong thời gian tới…

Bộ trưởng đề nghị cần đánh giá khách quan, toàn diện kết quả 1 năm thực hiện đề án; đề xuất các giải pháp để tiếp tục nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận từ các cấp chính quyền địa phương đến từng hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp trong việc triển khai; đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực và tạo cơ chế hỗ trợ để HTX đóng vai trò trung tâm trong tổ chức sản xuất, thu mua và tiêu thụ sản phẩm; tháo gỡ khó khăn về hạ tầng thủy lợi, logistics phục vụ sản xuất và chế biến lúa gạo bền vững. Ngoài ra, sẽ thúc đẩy thị trường tiêu thụ gạo chất lượng cao, phát triển thương hiệu gạo Việt Nam, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp, HTX và nông dân nhằm thiết lập nền sản xuất lúa gạo bền vững, hiệu quả; trở thành một trong những mô hình tiêu biểu về ngành hàng lúa gạo thế giới.

H.TÂN - H.THU

Viết bình luận mới

Xem thêm

Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 10/5/2025

18:12 09/05/2025

Để đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân, EVN đã và đang thực hiện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2025 dự kiến khoảng 12,2%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống năm 2025 tăng thêm khoảng 33,6 tỷ kWh so với năm 2024.

Tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư 4 công trình lưới điện 110kV

15:36 09/05/2025

(HGO) - Sáng ngày 9-5, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, tiếp và làm việc với Tổng công ty Điện lực miền Nam về công tác cung cấp điện năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 9-5-2025: Bộ Tài chính: Đảm bảo kinh phí chi trả cho người nghỉ hưu sớm

14:24 09/05/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam; Trái bưởi tươi Việt Nam vào thị trường Australia; Giá vàng chưa dừng đà giảm.

Quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

07:43 09/05/2025

Qua 4 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tuy đạt được nhiều kết quả khởi sắc, nhưng vẫn còn không ít những trăn trở được đặt ra, từ đó đòi hỏi các sở, ngành và địa phương trong tỉnh cần nỗ lực quyết tâm hơn trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Bài 2: Phát triển 5 phương thức vận tải để ĐBSCL cất cánh

07:42 09/05/2025

Đồng bằng sông Cửu Long đứng trước cơ hội phát triển lớn như lời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Giải quyết được 5 phương thức giao thông (đường bộ, hàng không, đường biển, đường sông, đường sắt) thì ĐBSCL thoát nghèo. Chúng ta phải quyết tâm làm, mỗi thế hệ làm một ít để hoàn thành”.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 8-5-2025: 4 tháng, xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 15,7%

11:25 08/05/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Quy định mới phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng; Chỉ 30% nhân lực thương mại điện tử được đào tạo bài bản; Giá xăng hôm nay có thể tiếp tục giảm hơn 500 đồng/lít.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ

08:42 08/05/2025

(HG) - Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá so sánh 2010 của tỉnh ước thực hiện trong tháng 4 được 3.945,93 tỉ đồng, tăng 9,77% so với tháng trước và tăng 10,69% so với cùng kỳ, lũy kế 4 tháng thực hiện được 13.806 tỉ đồng, tăng 10,72% so với cùng kỳ, đạt 26,67% kế hoạch. Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá hiện hành ước thực hiện được 7.421 tỉ đồng, tăng 10,16% so với tháng trước và tăng 12,61% so với cùng kỳ, lũy kế 4 tháng qua thực hiện được 25.757 tỉ đồng, tăng 14,43% so với cùng kỳ, đạt 26,83% kế hoạch.

Vườn chim nông nghiệp Mùa Xuân đang có nhiều loài nằm trong danh mục quý, hiếm cần được bảo vệ

05:32 08/05/2025

(HG) - Thông tin từ Công ty Cổ phần Nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang, qua khảo sát mới đây, hiện vườn chim tại đơn vị có khoảng 20 loài chim về sinh sống và sinh sản trên diện tích khoảng 8ha. Trong đó, những loài chim làm tổ có số lượng lớn là vạc, cồng cộc

Hạng mục cống kênh 9 Lưỡng phù hợp với thỏa thuận phương án và không làm ảnh hưởng lưu thông

05:31 08/05/2025

(HG) - Trưa ngày 7-5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh cho biết, Dự án Đường tỉnh 927 (đoạn từ ngã ba Vĩnh Tường đến xã Phương Bình) đang trong giai đoạn khẩn trương triển khai thi công, đặc biệt là đối với các hạng mục cống tròn và cống hộp do hiện đang trong điều kiện thời tiết thuận lợi để thi công các hạng mục cống, bảo đảm hoàn thành thông tuyến vào tháng 12-2025.

Phát triển hạ tầng giao thông: Chìa khóa cho giai đoạn mới

05:24 08/05/2025

Bài 1: Phá thế “vùng trũng giao thông”

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 10/5/2025

18:12 09/05/2025

Để đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân, EVN đã và đang thực hiện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2025 dự kiến khoảng 12,2%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống năm 2025 tăng thêm khoảng 33,6 tỷ kWh so với năm 2024.

Góp nhiều ý kiến dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số

17:30 09/05/2025

Chiều ngày 9-5, tại Nhà Quốc hội, trong phiên thảo luận góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ thống nhất với những nội dung quy định của dự thảo Luật,

BHXH, BHYT: Đảm bảo an sinh xã hội, vì hạnh phúc mọi nhà

16:49 09/05/2025

Công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của Nhân dân và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Công đoàn các cơ quan Đảng phát động Tháng công nhân năm 2025 và tổ chức hoạt động chào mừng

16:41 09/05/2025

(HGO) - Ngày 9-5, Công đoàn các cơ quan Đảng tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025. Qua đó, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động.