Thứ Hai, ngày 06/01/2025 | 10:01
![]() |
Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&TNT) từng tâm tư về điều khiến ông luôn trăn trở là cải thiện thu nhập cho nông dân trồng lúa, thay đổi lời nguyền “trồng lúa không giàu”. Đã đến lúc phải quyết liệt cấu trúc lại ngành hàng lúa gạo theo hướng nhiều chiều hơn, từ tăng trưởng đơn giá trị sang tăng trưởng tích hợp đa giá trị, áp dụng tuần hoàn để tăng thu nhập từ cây lúa, có như vậy nông dân mới khá được… Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Minh Hoan (ảnh), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về vấn đề này.
Thưa ông, xuất khẩu gạo năm 2024 được cho là điểm sáng trên bức tranh kinh tế khi tiếp tục tăng về sản lượng và giá trị mang về khoảng 5,75 tỉ USD, tăng cao so với năm 2023 là 4,67 tỉ USD. Theo ông, lúa gạo tới đây có tiếp tục là một trong những ngành hàng trụ đỡ của nền kinh tế ?
- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn được Đảng và Nhà nước ta xác định “là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế”. Trong đó, lúa gạo là ngành sản xuất trọng điểm, không chỉ giúp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, mà còn hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của đất nước, cũng như thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong việc đảm bảo hệ thống lương thực, thực phẩm quốc tế. Nhiều năm qua, Việt Nam luôn là một trong số các nước sản xuất lúa và xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Vị thế của ngành lúa gạo Việt Nam đang được củng cố và nâng cao hơn bao giờ hết, không chỉ từ những con số ấn tượng về sản lượng và giá trị xuất khẩu trong những năm gần đây, mà còn thể hiện ở những phản hồi tích cực của người tiêu dùng thế giới về chất lượng của gạo Việt, cũng như gạo Việt liên tiếp được vinh danh trên trường quốc tế…
Nông dân Hậu Giang thích thú bên cánh đồng lúa xanh, thân thiện môi trường.
Nhìn xuyên suốt quá trình phát triển ngành hàng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt nhiều “kỳ tích”. Nếu như năm 2020 xuất khẩu gạo của chúng ta đạt 6,15 triệu tấn, trị giá khoảng 3,07 tỉ USD, thì năm 2021 đạt 6,2 triệu tấn tương đương 3,3 tỉ USD. Năm 2022, xuất khẩu gạo tăng lên 7,3 triệu tấn, đạt 3,54 tỉ USD; năm 2023 đã xuất khẩu 8,13 triệu tấn gạo với trị giá 4,67 tỉ USD. Năm 2024 này xuất khẩu gạo tiếp tục tăng lên mức 5,75 tỉ USD… Kết quả trên là nhờ tái cơ cấu ngành hàng đúng hướng, nâng chất lượng hạt gạo lên cao để tăng giá trị xuất khẩu; cùng sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự vào cuộc tích cực của các bộ, ngành liên quan, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các hợp tác xã (HTX), bà con nông dân… để có thành quả trên.
Mặt được là vậy, song ngành lúa gạo đứng trước những thách thức về biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng thế giới. Yêu cầu của thị trường ngày càng cao, quy định của các nước nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt. Chất lượng gạo phải được nâng cao, phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phải tuân thủ trách nhiệm cộng đồng trong bảo vệ môi trường thông qua việc giảm thiểu sử dụng đầu vào sản xuất có nguồn gốc hóa học, giảm phát thải. Ngoài ra, còn phấn đấu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, theo cam kết của Chính phủ tại hội nghị COP 26. Như vậy, có thể thấy ngành lúa gạo Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn và yêu cầu phải “chuyển mình”.
Trước những thách thức đó, ngành lúa gạo đã và đang chuyển hướng thế nào để thích ứng với tình hình mới, thưa ông ?
- Những tồn tại lâu nay của ngành lúa gạo là quy mô sản xuất hộ nông dân nhỏ lẻ, các hình thức liên kết chưa phát triển rộng; nông dân sản xuất lúa dựa theo tập quán và kinh nghiệm; tỷ lệ nông dân áp dụng các biện pháp thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất lúa (3 giảm - 3 tăng, 1 phải - 5 giảm, VietGAP...) còn thấp. Chất lượng vật tư đầu vào chưa được quản lý tốt; tỷ lệ sử dụng cấp giống xác nhận thấp; sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ, sinh học chưa nhiều. Sản xuất lúa độc canh là chủ yếu, chưa chú trọng luân canh và đa dạng hóa thu nhập; chưa chú trọng sử dụng các sản phẩm phụ như trấu, cám, rơm rạ… để nâng cao giá trị gia tăng. Gạo Việt Nam xuất khẩu chưa có thương hiệu nên chưa tạo giá trị gia tăng cao…
Khắc phục hạn chế trên buộc chúng ta phải tái cơ cấu ngành lúa gạo theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh; nâng cao thu nhập cho người trồng lúa và đảm bảo lợi ích bình đẳng, tương xứng cho các tác nhân tham gia ngành lúa gạo; tăng tính cạnh tranh trên thị trường thế giới; đồng thời đảm bảo phát triển bền vững đối với môi trường, bảo vệ tài nguyên, thích ứng với biến đổi khí hậu… Do đó, sự ra đời của Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, được Chính phủ phê duyệt, nhằm tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững để gia tăng giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa; bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.
Ông có thể đánh giá những tín hiệu bước đầu của đề án được kỳ vọng làm thay đổi ngành hàng lúa gạo, giúp nông dân vượt qua lời nguyền để làm giàu từ cây lúa ?
- Ngày 27-11-2023 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”. Theo đó, đề án chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2024-2025), tập trung vào 200.000ha có điều kiện về hạ tầng sản xuất và năng lực của các HTX trong sản xuất, liên kết tiêu thụ với các doanh nghiệp nhằm đạt tiêu chí lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Giai đoạn 2 (2026-2030) đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và tiếp tục nâng cao năng lực để mở rộng thêm 800.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Với mục tiêu “thịnh vượng khởi đầu từ người trồng lúa - vì người tiêu dùng - vì môi trường xanh”, là mối quan tâm xuyên suốt của đề án. Theo đó, bên cạnh các chỉ tiêu về năng suất, sản lượng thì đề án hướng tới việc chuyển đổi theo tư duy kinh tế nông nghiệp, nâng cao chất lượng, chuẩn hóa giống, chuẩn hóa quy trình canh tác, chuẩn hóa công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch, chuẩn hóa mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc. Từ tăng trưởng đơn giá trị, lấy giá cả hạt gạo làm mục tiêu, thì đề án giúp bà con áp dụng tăng trưởng tích hợp đa giá trị, gắn với mô hình tăng trưởng xanh, nông nghiệp tuần hoàn, theo chuỗi ngành hàng.
Khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, tự phát trong sản xuất, kinh doanh lúa gạo để hướng đến sự chuyên nghiệp hóa ngành hàng lúa gạo, thông qua việc hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, cập nhật tri thức, kỹ năng cho nông dân; nâng cao năng lực quản trị của các HTX nông nghiệp, đủ năng lực liên kết bền vững với doanh nghiệp. Đề án mở ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người trồng lúa nhờ những ngành nghề đa dạng, bổ trợ nhau trong khu vực kinh tế nông thôn. Nhờ vào các hình thức hợp tác, liên kết; nhờ vào các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, doanh nghiệp, các nhà tài trợ quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ… sẽ giúp nông dân có thể tham gia tích cực hơn, chủ động hơn vào chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo ở từng công đoạn phù hợp.
Bộ NN&PTNT cùng các địa phương và Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế tổ chức triển khai những mô hình thí điểm ở tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, thành phố Cần Thơ… Trong đó, các mô hình thí điểm vụ Hè thu năm 2024 đã báo cáo kết quả tích cực, giảm chi phí 20-30%, tăng năng suất 10% (năng suất trong mô hình đạt 6,3-6,6 tấn/ha so với đối chứng đạt 5,7-6 tấn/ha); tăng thu nhập cho nông dân 20-25% (lợi nhuận tăng thêm từ 4-7,6 triệu đồng/ha so với đối chứng), giảm trung bình 5-6 tấn CO2/ha; tất cả sản lượng lúa thu hoạch đều được các doanh nghiệp bao tiêu với giá mua cao hơn 200-300 đồng/kg. Kết quả thí điểm trên đã tạo khích lệ lớn cho nông dân và HTX tin tưởng, tích cực tham gia đề án.
Thành công bước đầu là vậy, song để rút kinh nghiệm của một số mô hình từng được kỳ vọng trước đây như “cánh đồng lớn” nhưng mãi không lớn… thì lần này Bộ NN&PTNT có những quyết sách thế nào ?
- Đúng là “kỳ vọng càng cao, áp lực càng lớn”. Hiện tại, đề án này không chỉ nhận được sự quan tâm lớn lao của bộ, ngành Trung ương và địa phương; các tổ chức, đối tác quốc tế, mà còn hàng triệu nông dân trồng lúa, HTX, cộng đồng doanh nghiệp ngành hàng lúa gạo. Vì vậy, làm sao để đề án này không lặp lại “vết xe đổ” của một số đề án từng nhận được kỳ vọng trước đây vướng phải, luôn khiến chúng tôi suy nghĩ và chọn phương án hành động phù hợp.
“Điều gì không đo lường được, thì không quản trị được. Điều gì không đo lường được, thì cũng không cải tiến được”. Đề án này hướng tới đa mục tiêu, nhưng cách thức vận hành, xác lập lộ trình, cách thức đo lường, đánh giá... cần đi vào cụ thể. Việc đo lường, đánh giá theo từng thời điểm, mốc tiến độ, vừa giúp điều chỉnh linh hoạt theo thị trường trong ngắn hạn, vừa bảo đảm việc kiên trì, nhất quán mục tiêu trong dài hạn. Đề án đề cao vai trò sáng tạo từ thực tiễn của các địa phương trong vùng. Đồng thời mở rộng đối tượng tham gia từ Trung ương và địa phương; khu vực công, khu vực tư, doanh nghiệp, nông dân, hiệp hội ngành hàng, HTX, các chuyên gia, các nhà tài trợ, tổ chức quốc tế… Để đề án đạt được hiệu quả thực tế trên những cánh đồng, cần đến cách thức tiếp cận “ngoài khung”, ngoài những cách nghĩ, cách làm quen thuộc. Cần đến sự đổi mới linh hoạt, chủ động không ngừng từ thể chế, các vấn đề mang tính nguyên tắc, đến từng nội dung quản trị, vận hành cụ thể, chi tiết.
Tôi cho rằng, đề án không chỉ mang yếu tố kỹ thuật đơn thuần, mà tích hợp đa dạng yếu tố kinh tế - xã hội; trong đó nông dân có năng lực hợp tác là trung tâm, doanh nghiệp có vai trò liên kết, kết nối dẫn dắt thị trường; các chuyên gia, nhà khoa học khuyến nghị, hướng dẫn ứng dụng chuẩn hóa; nhà nước với vai trò khởi tạo và hỗ trợ bằng cơ chế chính sách; địa phương có vai trò tích hợp, lồng ghép các nguồn lực và nhất là sáng tạo trong triển khai thực hiện…
Xin cảm ơn Bộ trưởng !
TÂN HƯNG thực hiện
07:43 09/05/2025
Qua 4 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tuy đạt được nhiều kết quả khởi sắc, nhưng vẫn còn không ít những trăn trở được đặt ra, từ đó đòi hỏi các sở, ngành và địa phương trong tỉnh cần nỗ lực quyết tâm hơn trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
07:42 09/05/2025
Đồng bằng sông Cửu Long đứng trước cơ hội phát triển lớn như lời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Giải quyết được 5 phương thức giao thông (đường bộ, hàng không, đường biển, đường sông, đường sắt) thì ĐBSCL thoát nghèo. Chúng ta phải quyết tâm làm, mỗi thế hệ làm một ít để hoàn thành”.
11:25 08/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Quy định mới phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng; Chỉ 30% nhân lực thương mại điện tử được đào tạo bài bản; Giá xăng hôm nay có thể tiếp tục giảm hơn 500 đồng/lít.
08:42 08/05/2025
(HG) - Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá so sánh 2010 của tỉnh ước thực hiện trong tháng 4 được 3.945,93 tỉ đồng, tăng 9,77% so với tháng trước và tăng 10,69% so với cùng kỳ, lũy kế 4 tháng thực hiện được 13.806 tỉ đồng, tăng 10,72% so với cùng kỳ, đạt 26,67% kế hoạch. Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá hiện hành ước thực hiện được 7.421 tỉ đồng, tăng 10,16% so với tháng trước và tăng 12,61% so với cùng kỳ, lũy kế 4 tháng qua thực hiện được 25.757 tỉ đồng, tăng 14,43% so với cùng kỳ, đạt 26,83% kế hoạch.
05:32 08/05/2025
(HG) - Thông tin từ Công ty Cổ phần Nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang, qua khảo sát mới đây, hiện vườn chim tại đơn vị có khoảng 20 loài chim về sinh sống và sinh sản trên diện tích khoảng 8ha. Trong đó, những loài chim làm tổ có số lượng lớn là vạc, cồng cộc
05:31 08/05/2025
(HG) - Trưa ngày 7-5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh cho biết, Dự án Đường tỉnh 927 (đoạn từ ngã ba Vĩnh Tường đến xã Phương Bình) đang trong giai đoạn khẩn trương triển khai thi công, đặc biệt là đối với các hạng mục cống tròn và cống hộp do hiện đang trong điều kiện thời tiết thuận lợi để thi công các hạng mục cống, bảo đảm hoàn thành thông tuyến vào tháng 12-2025.
05:24 08/05/2025
Bài 1: Phá thế “vùng trũng giao thông”
05:16 08/05/2025
(HG) - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết, nồng độ mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ những ngày qua đang có xu hướng tăng mạnh, có nơi đạt tới 9,5‰.
18:42 07/05/2025
(HGO) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Hậu Giang về việc tổ chức rửa mặn đối với diện tích đất lúa bị thiệt hại do nhiễm mặn cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
18:41 07/05/2025
(HGO) - Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, sáng ngày 7-5 trên địa bàn huyện Châu Thành đã xảy ra sụp đất, sạt lở bờ kênh tại hộ Lê Hoàng Nhu, kênh Mái Dầm, ấp Đông Lợi A, xã Đông Phước. Chiều dài sạt lở 35m, sâu vào bờ nơi rộng nhất 5m, diện tích mất đất 175m². Sạt lở gây sụp mất lộ lộ bê tông rộng 2m. Nguyên nhân do ảnh hưởng dòng chảy; ước thiệt hại 178 triệu đồng.
08:33 09/05/2025
(HG) - Kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2025), lực lượng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hậu Giang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, lập nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước,
08:32 09/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội vừa tổ chức thảo luận tại tổ về: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013;
08:31 09/05/2025
Mô hình “Ứng dụng Hệ thống du lịch thông minh vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; hướng dẫn người dùng quản lý,
08:30 09/05/2025
(HG) - Ngày 7-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã tổ chức Lễ trao quyết định thành lập Đội Quản lý điện Vị Thủy và các quyết định bổ nhiệm Đội trưởng, Đội phó của Đội.