Thứ Ba, ngày 08/04/2025 | 06:55
Hậu Giang đang phát triển mạnh mẽ logistics nhờ quy hoạch chiến lược, đầu tư vào hạ tầng và công nghệ, với mục tiêu trở thành trung tâm logistics của ĐBSCL, thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển bền vững.
Hình thành hành lang logistics liên vùng để giảm chi phí trong xuất khẩu nông sản.
Khơi dậy tiềm năng
Hậu Giang sở hữu vị trí địa lý chiến lược, đóng vai trò trung tâm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có khả năng kết nối hiệu quả với các trung tâm kinh tế lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các cửa khẩu quốc tế. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, nhưng quy mô phần lớn còn nhỏ, năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Hạ tầng giao thông dù đã có bước phát triển đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng cao.
Theo quy hoạch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, logistics đã được xác định là một trong những lĩnh vực mũi nhọn cần đầu tư mạnh mẽ. Sự hình thành của các trung tâm logistics hiện đại gắn với các tuyến cao tốc quan trọng như cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng sẽ mở ra cơ hội lớn giúp Hậu Giang trở thành trung tâm logistics của khu vực. Bên cạnh đó, việc hai khu công nghiệp Sông Hậu 2, Đông Phú 2 với tổng diện tích 614ha được triển khai trong năm 2025 cùng với các dự án đầu tư quy mô lớn từ các tập đoàn hàng đầu như Vingroup, SunGroup hứa hẹn sẽ tạo ra nhu cầu vận tải hàng hóa, dịch vụ hậu cần tăng mạnh, tạo động lực thúc đẩy ngành logistics phát triển đột phá.
Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã đề ra yêu cầu xây dựng hệ thống logistics hiện đại, liên kết vùng để nâng cao giá trị chuỗi cung ứng nông sản và hàng hóa xuất khẩu. Hậu Giang với tiềm năng và định hướng phát triển rõ ràng, có thể tận dụng cơ hội này bằng việc phát triển các trung tâm logistics chuyên biệt phục vụ xuất khẩu nông sản, chế biến thủy sản và hàng tiêu dùng; tăng cường kết nối đa phương thức giữa đường bộ, đường thủy và hàng không thông qua cảng biển Trần Đề và sân bay quốc tế Cần Thơ; đồng thời ưu tiên đầu tư vào hạ tầng số để ứng dụng công nghệ logistics thông minh, nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng.
Động lực mới cho xuất khẩu
Chia sẻ về tầm quan trọng của giao thông đối với nông nghiệp, ông Trần Bá Sơn, Giám đốc Hợp tác xã trái cây sinh học OCOP, huyện Châu Thành, phân tích: “Nếu đoạn đường nông thôn 10km có thể thông thương xe 4 bánh có thể lưu thông vận chuyển vật tư nông nghiệp và nông sản được thuận lợi thì có thể giảm chi phí sản xuất, vận chuyển cho nông sản ít nhất từ 500-1.000 đồng/kg. Từ đó, giúp nông dân tăng lợi nhuận, nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch, giúp nông sản Hậu Giang tăng tính cạnh tranh”.
Nông sản Việt Nam vươn xa tới thị trường quốc tế.
Với những thuận lợi về “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” ông Trần Bá Sơn cam kết sẽ không ngừng mở rộng đầu tư lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh. Trong thời gian tới, đơn vị sẽ liên kết với các đối tác triển khai một số dự án lớn trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, bao gồm việc xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm hiện đại và phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ.
“Chúng tôi đang xúc tiến triển khai dự án “Nông nghiệp thông minh” tại Hậu Giang, sử dụng các công nghệ hiện đại như IoT trong việc quản lý sản xuất, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Dự án này không chỉ mang lại lợi ích cho HTX mà còn góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng cho nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, sẽ đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) để áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu. Bằng việc hợp tác với các trường đại học và viện nghiên cứu, Sở Khoa học và Công nghệ, chúng tôi hy vọng sẽ tạo ra những sản phẩm đột phá, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu nông sản”, ông Trần Bá Sơn bày tỏ.
Để phát triển logistics, nhà máy chiếu xạ nông sản đầu tiên ĐBSCL đã được đưa vào vận hành tại Cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A, huyện Châu Thành. Nhà máy có công suất 1.000 tấn sản phẩm/ngày đêm, vốn đầu tư khoảng 700 tỉ đồng. Chiếu xạ nhanh chóng các mặt hàng trái cây tươi, trái cây chế biến, nông thủy hải sản... Qua đó, mở ra nhiều cơ hội cho ngành hàng nông sản ĐBSCL không phải “rồng rắn” về các cảng tại Thành phố Hồ Chí Minh hay miền Đông Nam bộ như trước đây, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc xuất khẩu hàng hóa qua các cụm cảng miền Tây Nam bộ và giúp các doanh nghiệp vùng ĐBSCL giảm chi phí vận chuyển, tạo sức cạnh tranh hàng hóa.
Việc cung cấp chuỗi dịch vụ logistics theo mô hình “Một điểm đến, đa dịch vụ” đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ giúp nông sản đạt chất lượng tốt nhất từ sau thu hoạch cho tới khi được vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Kỳ vọng giảm chi phí logistics hiện nay từ khoảng 30% xuống còn khoảng 15%.
Để logistics thực sự trở thành động lực phát triển của tỉnh, ông Phạm Tiến Hoài, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics, đã đề xuất một số định hướng chiến lược. Trong đó, địa phương cần phát triển hạ tầng logistics đồng bộ bằng việc đẩy nhanh triển khai trung tâm logistics, đầu tư hệ thống kho bãi thông minh và nâng cấp các tuyến đường kết nối với khu công nghiệp, cảng biển. Dự báo đến năm 2030, nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua tỉnh sẽ đạt trên 20 triệu tấn/năm, do đó, việc đầu tư hệ thống giao thông hiện đại, nâng cấp bến bãi, phát triển cảng cạn là yếu tố quan trọng.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong logistics là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) trong quản lý vận tải, kho bãi, đồng thời số hóa quy trình vận hành để tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Ngoài ra, cần thúc đẩy hợp tác công - tư nhằm huy động nguồn lực đầu tư từ các tập đoàn logistics lớn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân tham gia phát triển hạ tầng logistics, đồng thời hợp tác liên tỉnh để hình thành hành lang logistics liên vùng. Một yếu tố quan trọng không thể thiếu là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics thông qua các chương trình đào tạo chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng và vận tải quốc tế, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành.
Cũng theo ông Hoài, phát triển logistics không chỉ là nhiệm vụ của một ngành mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống. Với sự đồng hành của chính quyền, doanh nghiệp và các đối tác chiến lược, tin rằng Hậu Giang sẽ sớm trở thành trung tâm logistics quan trọng của ĐBSCL, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Theo UBND tỉnh Hậu Giang, chi phí logistics còn rất cao so các nước xuất khẩu nông sản khác trong khu vực. Điều này đã làm giảm cơ hội để các doanh nghiệp gia tăng thị trường xuất khẩu, giảm hiệu quả kinh doanh và chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước.
Trên địa bàn tỉnh có 6 trung tâm logistics, tổng diện tích 125ha, tổng vốn đầu tư 6.760 tỉ đồng. Trong đó, hiện đã đưa vào hoạt động được 3 trung tâm logistics, với quy mô diện tích hơn 112ha, tổng kinh phí đầu tư khoảng 5.830 tỉ đồng gồm: Dự án đầu tư xây dựng khu dịch vụ Hàng Hải - Cảng biển Hậu Giang; Dự án đầu tư xây dựng Cảng và Trung tâm Logistics Mekong; Trung tâm Logistics Nông sản xuất khẩu Hậu Giang. Qua đó, góp phần vực dậy mạnh mẽ cho việc vận chuyển, xuất khẩu hàng hóa nông sản của người dân, doanh nghiệp trong tỉnh.
Về quan điểm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển logistics của tỉnh là phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể quố́c gia, các quy hoạch ngành quốc gia về giao thông vận tải, đáp ứng các quan điểm, mục tiêu, phương án phát triển của Quy hoạch tỉnh, đồng bộ với các phương án phát triển các hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật khác, đặc biệt phải là cầu nối, động lực, đi trước mở đường phục vụ phát triển lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, du lịch và dịch vụ logistics.
Từng bước nâng cấp mạng lưới giao thông hiện hữu, tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, mang tính đột phá, kết nối đến các cảng biển, khu kinh tế, khu công nghiệp, các trung tâm logistics, để hình thành các trục động lực phát triển kinh tế cho tỉnh.
Phát huy nội lực, thu hút mọi thành phần kinh tế từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều hình thức tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; dành quỹ đất hợp lý để phát triển, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo hành lang an toàn giao thông và bảo vệ môi trường, cảnh quan. Phát triển vận tải theo cơ chế thị trường, cạnh tranh lành mạnh, có sự quản lý của Nhà nước. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, chi phí hợp lý, an toàn, giảm thiểu tác động môi trường và tiết kiệm nhiên liệu.
UBND tỉnh cho biết, từ nay đến cuối năm 2025 địa phương tập trung nâng cao chất lượng thương mại - dịch vụ, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu. Tranh thủ tăng trưởng nhanh của thương mại - dịch vụ, khai thác tiềm năng các trung tâm logistics; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tham gia các lĩnh vực có tiềm năng như: vận tải, logistics, du lịch, kinh tế số. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường truyền thống đang phục hồi, đồng thời tăng cường xuất khẩu sang các thị trường mới giàu tiềm năng ở châu Mỹ Latinh, Trung Đông, thị trường Halal. Hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu (như tiêu chuẩn xanh, bền vững...). |
MỘNG TOÀN
10:48 08/04/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Vốn FDI “chảy” vào Việt Nam tăng 34,7%; 3 tháng, thu thuế từ kinh doanh thương mại điện tử đạt 34,5 nghìn tỷ đồng; Giá vàng trong nước mất mốc 100 triệu đồng/lượng.
07:39 08/04/2025
Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thời gian qua Hậu Giang đã phát huy vai trò của các HTX trong việc đứng ra ký kết hợp đồng bao tiêu với các công ty doanh nghiệp, góp phần giải quyết tình trạng thu hoạch rộ làm giá lúa sụt giảm.
09:33 07/04/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Xuất nhập khẩu duy trì đà tăng; Lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm; Giá gạo xuất khẩu tăng trở lại.
15:21 04/04/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Quý I năm 2025: Sản lượng điện toàn hệ thống đạt 72,2 tỷ kWh; Giá vàng bất ngờ giảm sau một ngày phá kỷ lục; Giá dầu thô lao dốc mạnh nhất 3 năm.
08:30 04/04/2025
(HG) - Sáng ngày 3-4, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đã họp Tổ công tác số 9 về đôn đốc, chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
05:49 04/04/2025
Bên cạnh việc chủ động bảo dưỡng thì công tác lên phương án, tập huấn, phát hiện, xử lý sự cố tại các địa phương luôn được ngành điện thực hiện hiệu quả nhằm đảm bảo cung cấp điện cho người dân trong mùa khô, hạn hán, xâm nhập mặn và mùa mưa bão.
18:40 03/04/2025
Câu chuyện về những nông dân miền Tây mạnh dạn trồng lúa sạch, giảm phát thải để nhận tiền thưởng bạc tỉ từ các tổ chức quốc tế đang là vấn đề được nhiều người bàn tán. Cách làm mới này mở ra tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo, bởi bảo vệ tốt môi trường, người trồng lúa và người tiêu dùng…
18:37 03/04/2025
(HG) - Ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh cho biết, đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 70.000ha trong tổng số gần 73.767ha lúa Đông xuân 2024-2025 đã xuống giống, ước năng suất bình quân đạt 7,78 tấn/ha.
18:37 03/04/2025
Kết nối vùng lỏng lẻo và đầu tư công chưa tương xứng là hai trong số nhiều nguyên nhân khiến ĐBSCL kém hấp dẫn nhà đầu tư và rơi vào vòng xoáy đi xuống. Trước thực tế này, chia sẻ với phóng viên Báo Hậu Giang, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (ảnh), Giảng viên cao cấp, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam, đã có những phân tích cũng như đề xuất để vực dậy kinh tế cho ĐBSCL trong thời gian tới.
18:36 03/04/2025
(HG) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa vừa ký công văn đề nghị Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn khẩn trương triển khai thực hiện đầu tư xây dựng hoàn thành đối với phần diện tích đất thuộc dự án Khu dân cư phát triển đô thị khu vực 2 và 3, phường V, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đã
07:39 08/04/2025
Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thời gian qua Hậu Giang đã phát huy vai trò của các HTX trong việc đứng ra ký kết hợp đồng bao tiêu với các công ty doanh nghiệp, góp phần giải quyết tình trạng thu hoạch rộ làm giá lúa sụt giảm.
07:35 08/04/2025
Tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi, ông Trịnh Văn Út, ấp 3, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy cùng đồng đội trải qua nhiều trận đánh ác liệt với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
07:33 08/04/2025
Ngoại hạng Anh (NHA) 2024-2025 đang bước vào những vòng đấu cuối, với nhiều màn tranh tài kịch tính để phân định thứ hạng.
07:32 08/04/2025
(HG) - Giải vô địch quốc gia karate khu vực miền Nam lần thứ IV năm 2025 vừa kết thúc tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào tối ngày 6-4.