Phấn đấu rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt 1 triệu ha

Thứ Hai, ngày 26/02/2024 | 15:30

Bộ NN&PTNT vừa ban hành Kế hoạch "Phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn giai đoạn 2024 - 2030". Theo đó, đến năm 2030, tổng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 1 triệu ha, trong đó duy trì diện tích rừng trồng gỗ lớn hiện có là 500 ghìn ha và phát triển mới giai đoạn 2024 - 2030 khoảng 450 nghìn - 550 nghìn ha.

Việt Nam sẽ có 6 vùng trồng tập trung 500 nghìn ha rừng mới - Ảnh: VGP/Đõ Hương

Rừng gỗ lớn: Chi phí thấp, hiệu quả cao

Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, tổng diện tích rừng trồng keo hiện nay ở Việt Nam là hơn 1 triệu ha (chiếm hơn 30% tổng diện tích rừng trồng toàn quốc) và là nguồn nguyên liệu chính cho các ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy, ván nhân tạo, dăm gỗ và sản xuất đồ gỗ phục vụ xuất khẩu.

Keo là một trong những loài cây lấy gỗ được trồng nhiều tại Việt Nam nhờ sinh trưởng nhanh, thường đạt khoảng 90m3 gỗ tròn sau 6 năm. Nếu người dân không khai thác gỗ non mà để lại chăm sóc thêm 5 - 6 năm nữa, trở thành rừng gỗ lớn mới khai thác, khi đó trữ lượng gỗ sẽ tăng gấp đôi, giá bán cũng cao gấp 2 - 3 lần.

Keo là loại cây khá điển hình trong trồng rừng hiện nay, theo tính toán của ngành lâm nghiệp, người trồng rừng gỗ nhỏ phải 2 lần đầu tư, với chi phí trung bình khoảng 60 triệu đồng/ha, thì rừng gỗ lớn chỉ cần đầu tư 1 lần, với tổng chi phí trung bình khoảng 40 triệu đồng/ha, chu kỳ trồng rừng gỗ lớn tuy gấp đôi, nhưng hiệu quả kinh tế lại cao gấp 2 - 3 lần rừng gỗ nhỏ.

Từ trước đến nay việc trồng rừng gỗ nhỏ vẫn được người dân thực hiện bởi nhu cầu tài chính trước mắt và do thói quen canh tác. Tuy nhiên tới đây với sự rộng mở về thị trường tín chỉ Carbon sẽ tạo ra lợi thế kinh tế lớn cho những người trồng rừng gỗ lớn.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trên cơ sở áp dụng phương pháp của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), lượng carbon được hấp thụ bởi rừng nghèo khoảng 30 - 140 tấn/ha, rừng trung bình trong khoảng 175 - 320 tấn/ha và rừng giàu trong khoảng 480 - 1.000 tấn/ha. Ngoài ra, rừng nguyên sinh có khả năng lưu giữ carbon nhiều hơn khoảng 60% so với rừng trồng. Để thu hẹp khoảng cách này, những nhà khoa học khuyến cáo người dân tăng cường trồng rừng gỗ lớn.

Trong năm 2023, Việt Nam lần đầu bán được hơn 10 triệu tín chỉ carbon, thu về hơn 50 triệu USD. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành lâm nghiệp có thể tham gia thị trường tín chỉ carbon thế giới. Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT nhận định: "Phát triển thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam lúc này là phù hợp. Điều này sẽ giúp Việt Nam tiến gần hơn và bắt kịp với xu hướng tăng trưởng xanh của thế giới, đồng thời giúp người dân có thêm nguồn thu".

Lâm nghiệp là lĩnh vực đang phát thải âm và được đánh giá là có nhiều tiềm năng để thực hiện trao đổi, chuyển nhượng hay thương mại hóa tín chỉ carbon rừng.

Lãnh đạo Cục Lâm nghiệp nhận định, khi giao dịch trên thị trường tín chỉ carbon, các chủ rừng sẽ có thêm động lực để tiếp tục giữ rừng, bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, họ còn được nâng cao nhận thức về giá trị của rừng và ngày càng có trách nhiệm hơn, cũng như hình thành tư duy sản xuất, quản trị rừng chuyên nghiệp hơn, từ bỏ dần thói quen xâm hại rừng.

Tập trung cho khâu giống cây trồng

Hiện có 46 quốc gia và 35 vùng lãnh thổ lên kế hoạch áp dụng công cụ định giá carbon, với tổng lượng khí nhà kính được kiểm soát 12 tỷ tấn carbon tương đương, chiếm hơn 20% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Đây là hướng đi tiềm năng cho ngành lâm nghiệp Việt Nam, bởi nguồn thu từ thị trường này trên toàn cầu lên tới hàng chục tỷ USD.

Việt Nam hiện đóng cửa rừng tự nhiên ít nhất đến năm 2030, do đó rừng đặc dụng, phòng hộ (khoảng 7 triệu ha) phải giữ nguyên. Phần còn lại, khoảng 4 triệu ha rừng phòng hộ cần để phục hồi. Như vậy, tổng diện tích rừng có thể khai thác, sản xuất chỉ vào khoảng 4 triệu ha trên cả nước.

Bộ NN&PTNT vừa ban hành Kế hoạch "Phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn giai đoạn 2024 - 2030". Theo đó, đến năm 2030, tổng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 1 triệu ha, trong đó duy trì diện tích rừng trồng gỗ lớn hiện có là 500 nghìn ha và phát triển mới giai đoạn 2024 - 2030 khoảng 450 nghìn - 550 nghìn ha.

Cùng với đó, Bộ đặt mục tiêu nâng cao năng suất rừng trồng thâm canh cây keo, bạch đàn và các loài cây lâm nghiệp khác trung bình đạt 20 m3/ha/năm vào năm 2025 và 22 m3/ha/năm vào năm 2030; giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất tăng bình quân khoảng 1,5 - 2 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020; nâng cao chuỗi giá trị sản xuất lâm nghiệp.

Kế hoạch cũng vạch rõ 6 vùng trồng tập trung 500.000ha rừng mới. Cụ thể, vùng trung du và miền núi phía Bắc 130.000 - 146.000ha; vùng đồng bằng sông Hồng 6.000 - 9.000 ha; vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 280.000 - 348.000 ha; vùng Tây Nguyên 25.000 - 35.000 ha; vùng Đông Nam bộ 7.500 - 10.000 ha; vùng Tây Nam bộ 1.500 - 2.000 ha.

Các giống cây được chọn yêu cầu phải có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với từng điều kiện lập địa, đáp ứng được yêu cầu của thị trường để đưa vào trồng rừng, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại, thích ứng với điều kiện bất lợi của môi trường, ưu tiên phát triển giống bằng phương pháp mô, hom.

Ông Trần Lâm Đồng, Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đánh giá, khâu chọn lựa giống cho rừng trồng hết sức quan trọng, bởi nhiều nghiên cứu của Viện đã chỉ ra thực tế - năng suất rừng trồng đang có sự suy thoái. Viện Khoa học Lâm nghiệp đã tập hợp các giống cây rừng năng suất vào tài liệu dạng sổ tay để phổ biến cho người dân ở từng địa phương. Trong tài liệu này, các giống cây trồng được chú thích rõ: thích hợp trồng ở vùng nào, năng suất bao nhiêu, thích ứng khí hậu ra sao để người trồng rừng có chọn lựa phù hợp.

Ngoài 2 loài phổ biến là keo và bạch đàn, ông Đồng lưu ý người dân có thể trồng thêm các loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao dưới tán rừng như sâm Lai Châu, tam thất hoang, khôi tía, sa nhân, ba kích, thảo quả và nhiều loại cây dược liệu khác như đẳng sâm, bách bộ, kim tuyến… Một số loài vừa cho gỗ vừa cho hạt có giá trị cao gồm dẻ Trùng Khánh, mắc ca, sơn tra, trám đen, trám trắng, dổi ăn hạt, cây óc chó...

Để việc trồng rừng gỗ lớn bền vững, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp khuyến cáo doanh nghiệp, người dân quan tâm hơn nữa tới hạ tầng lâm nghiệp. Một số khu vực như Tây Bắc, Tây Nguyên có nhiều dư địa về trồng rừng nhưng chưa phát triển vì khai thác gỗ từ núi cao thì bị đội chi phí vận chuyển.

Theo Đỗ Hương/Chinhphu.vn

Viết bình luận mới

Xem thêm

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 19-3-2025: Vàng nhẫn chạm mốc 100 triệu đồng/lượng

16:01 19/03/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Đã có 23 ngân hàng thực hiện giảm lãi suất tiết kiệm; Dừa Bến Tre đạt giá trị xuất khẩu hơn 451 triệu USD; Giá xăng trong nước sắp tăng trở lại sau 3 kỳ giảm liên tiếp?

Chủ động vượt qua mùa hạn, mặn

07:15 19/03/2025

Dù xâm nhập mặn chưa diễn ra gay gắt, nhưng người dân Hậu Giang đã chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng phó. Trong đó, việc tích trữ nước ngọt để vượt qua mùa hạn mặn là giải pháp được nhiều nông hộ lựa chọn.

Tổng thu ngân sách nhà nước đạt trên 1.335 tỉ đồng

07:15 19/03/2025

(HG) - Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay được trên 1.335 tỉ đồng, đạt 21,33% dự toán Trung ương và đạt 16,09% dự toán HĐND tỉnh.

Hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ về nhà ở

07:09 19/03/2025

(HG) - Sở Xây dựng tỉnh cho biết, Hậu Giang đang triển khai 3 chương trình, đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát gồm: Xóa nhà tạm, nhà dột nát đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; Xóa nhà tạm, nhà dột nát thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ về nhà ở.

Huyện Long Mỹ: Nông dân chuẩn bị xuống giống vụ tôm

07:04 19/03/2025

(HG) - Nước mặn khu vực ngoài đê bao xã Lương Nghĩa đang ở mức 3%o trở lên, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp tục sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm, nâng cao thu nhập trên cùng một diện tích sản xuất theo hướng thuận thiên.

Huyện Phụng Hiệp: Ra mắt tổ hợp tác trồng khoai lùn

07:02 19/03/2025

(HG) - Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, vừa cho ra mắt “Tổ hợp tác phát triển kinh tế trồng khoai lùn”, nhằm tạo thêm công ăn việc làm, giúp chị em phụ nữ có thêm nguồn thu nhập phát triển kinh tế gia đình.

Không để thiếu vật liệu xây dựng cao tốc

06:56 19/03/2025

(HG) - Chiều ngày 18-3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến với 4 địa phương có Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đi qua là An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng. Tại điểm cầu Hậu Giang, dự có ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành và đại diện các nhà thầu tham dự.

Duy tu sửa chữa các tuyến quốc lộ, đường tỉnh

06:47 19/03/2025

(HG) - Sở Xây dựng tỉnh vừa cho biết, về công tác duy tu sửa chữa các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, năm 2025, Sở được Bộ Xây dựng giao dự toán 33,81 tỉ đồng nguồn kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ để duy tu, sửa chữa Quốc lộ 61B, 61C. Trong đó, chi bảo dưỡng thường xuyên là 3,41 tỉ đồng, sửa chữa định kỳ 30,40 tỉ đồng. Đến nay, Sở đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu thi công, dự kiến trong tuần này sẽ bắt đầu thi công sửa chữa.

4.091ha lúa Đông xuân được doanh nghiệp liên kết tiêu thụ

06:46 19/03/2025

(HG) - Trong vụ lúa Đông xuân 2024-2025, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 4.091ha lúa được liên kết tiêu thụ với các đơn vị như Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam, Công ty TNHH lúa gạo Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn Lộc trời, DNTN Hồ Quang Trí và một số HTX trên địa bàn

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 18-3-2025: Giá vàng tăng thêm gần triệu đồng mỗi lượng

14:52 18/03/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá gạo tăng trở lại; Top 10 tỉnh, thành phố người dân có thu nhập cao nhất nước; OECD hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ý chí thống nhất - cội nguồn sức mạnh chiến thắng 1975

16:06 19/03/2025

Tư tưởng độc lập gắn liền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và truyền thống giữ nước tạo nên sức mạnh nội tại đưa dân tộc vượt qua kháng chiến đến ngày 30/4/1975.

100 cán bộ Đoàn cơ sở xuất sắc nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2025

16:05 19/03/2025

Tối 18-3, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn đã tổ chức lễ kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và trao Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2025. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã tới dự.

Sáp nhập tỉnh: Đừng lo mất quê, phải đổi từ 'chủ nghĩa địa phương sang chủ nghĩa quốc gia'

16:03 19/03/2025

Các chuyên gia cho rằng tên gọi địa phương sau khi sáp nhập có thể thay đổi, không còn tên cũ nhưng quê hương không mất đi mà vẫn ở đó.

Tuyên án vụ cựu Phó Chánh Văn phòng Ban Quản lý các khu công nghiệp lừa đảo bán đất nền

14:31 19/03/2025

(HGO) – Sáng ngày 19-3, sau gần 1 tuần nghị án kéo dài, Tòa án nhân dân tỉnh đã tuyên án vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, đối với bị cáo Huỳnh Ngọc Dũ (sinh năm 1963), cựu Phó Chánh Văn phòng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cùng các đồng phạm theo quy định tại các Điều 174, 360 Bộ luật Hình sự.