Thứ Ba, ngày 15/10/2024 | 08:53
Dòng vốn đầu tư trong nước đang tạo đà vững chắc để ĐBSCL chuyển mình, nhưng để phát triển xứng tầm, các địa phương trong vùng còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là làm mới mình để hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.
Bài 1: Tiềm năng chưa được khai phá
Kinh tế ĐBSCL đang “đi chậm” hơn so với các vùng trong cả nước, đây vừa là bất lợi nhưng cũng là lợi thế khi nhiều tiềm năng của vùng đất này được đánh thức.
ĐBSCL vẫn là vùng trũng trong thu hút đầu tư.
Còn mờ nhạt
Có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của cả nước, được quy hoạch trở thành vùng trọng điểm nông nghiệp với nhiều sản phẩm chủ lực, do đó, ĐBSCL đã và đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Nghị quyết số 78 ngày 18-6-2022 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13 ngày 2-4-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu quy mô nền kinh tế ĐBSCL tăng gấp 2-2,5 lần so với năm 2021; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 6,5-7%/năm; GRDP bình quân đầu người/năm là 146 triệu đồng.
Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ đề ra mục tiêu phát triển hệ thống kết cấu giao thông vận tải đa phương thức kết nối liên vùng và quốc tế; trong đó, chú trọng phát huy thế mạnh của vùng về giao thông thủy nội địa. Đến năm 2030, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830km đường bộ cao tốc, khoảng 4.000km đường quốc lộ, 4 cảng hàng không, 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa.
Nội lực đã có, tuy nhiên số liệu từ Báo cáo Kinh tế ĐBSCL 2023 chỉ ra rằng, nơi đây vẫn đang kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Nếu 2 thập niên trước, ĐBSCL đóng góp đến khoảng 16% GDP thì hiện nay giảm xuống chỉ còn khoảng 12%; GRDP của vùng chỉ bằng 3/4 so với Thành phố Hồ Chí Minh. Kinh tế - xã hội và môi trường tiếp tục là 3 vòng xoáy đi xuống kìm hãm sự phát triển của ĐBSCL. Điều này đã được các chuyên gia chỉ ra từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, sự cải thiện vẫn chưa giúp vùng đất này bứt phá như kỳ vọng.
Ông Nguyễn Khánh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế - Xã hội thành phố Cần Thơ, dẫn nguồn niên giám thống kê từ các địa phương vùng ĐBSCL trong 10 năm (2014-2023), tổng số vốn bình quân đầu tư cho cả vùng đạt khoảng 202.000 tỉ đồng. Trong đó, cao nhất là tỉnh Long An (chiếm 11,88%, khoảng 24.000 tỉ đồng), thành phố Cần Thơ chỉ chiếm khoảng 9,22% (18.000 tỉ đồng).
Cơ cấu bình quân các nguồn vốn đầu tư vào vùng ĐBSCL, chỉ có tỉnh Long An có cơ hội tốt nhất để thu hút các nguồn vốn này, kế đến là Tiền Giang và Kiên Giang; các địa phương còn lại gặp nhiều hạn chế, tỷ lệ bình quân thu hút các nguồn vốn dưới 10%. Trong thu hút đầu tư từ nguồn vốn FDI, đến tháng 7-2024, toàn vùng chỉ có 82 dự án mới, trong đó Long An chiếm đến 70 dự án; có đến 4 địa phương không thu hút được dự án mới. Đây là con số rất khiêm tốn, so với lợi thế, tiềm năng thu hút đầu tư từ FDI của vùng.
Còn theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2021-2025, tổng số vốn ngân sách đầu tư cho cả vùng là khoảng 388.000 tỉ đồng. Trong số đó, có đến 60% là nguồn vốn ngân sách địa phương; vốn trung ương bố trí chiếm khoảng 30%; còn lại chưa đến 10% là vốn FDI. Vai trò của nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước cho ĐBSCL trong 10 năm qua ngày càng giảm, từ 41,1% năm 2014 giảm còn 22,4% năm 2018.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2015-2023 của ĐBSCL thấp nhất cả nước, trong khi các vùng vẫn giữ được xu hướng phục hồi. Trong đó, phân bổ vốn đầu tư khu vực nhà nước tại ĐBSCL gần như không thay đổi trong 10 năm qua khoảng 12,5%. Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ĐBSCL dù có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng không đáng kể. So với các vùng khác, ĐBSCL có tỷ lệ vốn FDI gần như thấp nhất cả nước, chỉ trên Tây Nguyên.
Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Cần Thơ, trung bình giai đoạn 2018-2023 có 4 địa phương có mức tăng trưởng vốn đầu tư thấp nhất toàn vùng gồm Bến Tre; An Giang; Cần Thơ và Hậu Giang. Trong khi đó, Long An và Tiền Giang là 2 địa phương có tổng vốn và tăng trưởng tốt nhất toàn vùng. Cũng giai đoạn này, nguồn vốn đầu tư khu vực FDI vào ĐBSCL cũng cho thấy dấu hiệu sụt giảm kể từ năm 2021 đến nay. Xu hướng này trái ngược với hầu hết các vùng kinh tế và ĐBSCL không phải là lựa chọn của các nhà đầu tư khi chỉ chiếm trung bình 6% lượng vốn FDI vào Việt Nam. Nguồn vốn FDI gần như không đầu tư vào ngành nông, lâm, thủy sản tại ĐBSCL khi số lượng và giá trị không có sự thay đổi đáng kể trong 10 năm qua.
Thiếu vốn đầu tư
Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI tại Cần Thơ, có 3 nguồn vốn đầu tư vào ĐBSCL là vốn đầu tư toàn xã hội do Chính phủ phân bổ, vốn đầu tư FDI và nguồn vốn từ doanh nghiệp. Trong đó, tổng số vốn Chính phủ đầu tư cho ĐBSCL tăng đáng kể những năm qua, giúp cho đầu tư hạ tầng khu vực, còn lại chưa thấy dấu hiệu tích cực nào. Nguồn lực này giúp khu vực đầu tư tốt hơn về hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Tuy vậy, có sự chênh lệch giữa các địa phương. Tỉnh nhiều nhất hiện nay là 35.000 tỉ đồng, ít nhất là 12.000 tỉ đồng. Đây là một trong những nguyên nhân kéo vùng đi xuống.
Tăng trưởng vốn đầu tư giai đoạn 2015-2023 của vùng thấp nhất cả nước. Nguyên nhân do dòng vốn FDI giảm và số doanh nghiệp giảm cả về số lượng và vốn đăng ký. ĐBSCL hiện có 2.063 dự án FDI, với tổng số vốn 35,6 tỉ USD, chiếm 7,6% cả nước (nếu trừ những dự án lớn như điện gió, nhiệt điện thì tỷ lệ này chỉ còn chưa đến 5%). Bình quân tỷ lệ về vốn trên số dân rất thấp so với các vùng khác.
Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới cũng không cao so với các vùng khác, so với tỷ lệ doanh nghiệp rời bỏ thị trường thì càng thấp. Ông Nguyễn Phương Lam dẫn chứng, năm 2023 vùng ĐBSCL có trên 15.000 doanh nghiệp thành lập mới, có 14.800 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, tức chỉ có thêm 190 doanh nghiệp tham gia thị trường trong khi những năm trước trên 1.000 doanh nghiệp. Vốn tư nhân đóng góp vào tổng vốn đầu tư xã hội của ĐBSCL thấp hơn các vùng khác rất nhiều…
“ĐBSCL thiếu vốn đầu tư nên chưa phát triển hạ tầng tương xứng với tiềm năng. Không có hạ tầng tốt thì nhà đầu tư không đến, không giải quyết việc làm, không có việc làm thì lao động tiếp tục di cư, vòng xoáy đó ảnh hưởng từ kinh tế, xã hội và môi trường. So với các vùng miền khác, các địa phương khác thì thương hiệu ĐBSCL nói chung hay là từng địa phương nói riêng chưa rõ nét”, ông Lam nhấn mạnh.
MỘNG TOÀN
---------------
Bài 2: Đa dạng lĩnh vực thu hút đầu tư
11:00 19/04/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Mở rộng gói tín dụng tiếp sức cho nông, lâm, thủy sản; Giá vàng bất ngờ giảm rất mạnh; Nắng nóng diện rộng làm tăng nguy cơ cháy rừng.
10:53 18/04/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Mở cánh cửa xuất khẩu sầu riêng đông lạnh; Kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh đạt hơn 2,4 tỷ USD; Vàng miếng vọt lên đỉnh 120 triệu đồng/lượng.
07:29 18/04/2025
(HG) - Qua rà soát của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, nông dân Hậu Giang vừa thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân 2024-2025, với tổng diện tích gần 73.767ha, năng suất lúa bình quân đạt 7,79 tấn/ha;
07:21 18/04/2025
(HG) - Nhằm tăng cường công tác quản lý thị trường, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm sữa lưu thông trên thị trường, sáng ngày 17-4,
06:56 18/04/2025
Trước những thách thức ngày càng rõ nét của ĐBSCL, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng bắt nhịp, vừa thích ứng linh hoạt, vừa kiến tạo giá trị mới với tầm nhìn dài hạn, góp phần mở ra lối đi mới cho vùng đất giàu tiềm năng nhưng nhiều vòng xoáy.
06:18 18/04/2025
Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều biến động, ngành công nghiệp Hậu Giang vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định, thể hiện vai trò là trụ cột trong phát triển kinh tế của tỉnh.
06:18 18/04/2025
(HG) - Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Huyến tại buổi họp sơ kết công tác quý I của Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), vào chiều ngày 17-4.
17:22 17/04/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Tiếp tục giảm, giá xăng về gần 18.000 đồng/lít; Thả 24 cá thể động vật rừng quý hiếm về tự nhiên; Fed có thể cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm nay.
08:28 17/04/2025
(HG) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh cho biết, dự án Kè chống sạt lở kênh xáng Xà No giai đoạn 3 có tổng mức đầu tư 200 tỉ đồng. Trong đó, kế hoạch vốn năm 2025 là hơn 62 tỉ đồng. Khối lượng thực hiện từ đầu năm 2025 đến nay là gần 6 tỉ đồng.
08:24 17/04/2025
Dù đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Hậu Giang vẫn gặp khó khi xây dựng thương hiệu và đầu tư máy móc. Trước thực tế đó, tỉnh đã từng bước triển khai các chính sách hỗ trợ thiết thực, tạo lực đẩy cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
07:35 19/04/2025
(HGO) - Ngày 18-4, tại Đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, ấp 3, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị trấn Vĩnh Viễn long trọng tổ chức họp mặt kỷ niệm 120 năm thành lập làng Vĩnh Viễn (1905-2025); 50 năm giải phóng quê hương (1975-2025); 10 năm Vĩnh Viễn trở thành huyện lỵ Long Mỹ (2015-2025).
21:46 18/04/2025
(HGO) - Tối 18-4, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Sở Nội vụ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
19:46 18/04/2025
(HGO) - Chiều ngày 18-4, Trường chính trị tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Kết nối - Động lực để sáng tạo”. Tham dự lễ, có ông Lê Công Lý, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; PGS.TS Trần Quang Diệu, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
19:38 18/04/2025
(HGO) - Chiều ngày 18-4, ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh có buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.