Thiếu dừa nguyên liệu, nhiều nhà máy ở ĐBSCL hoạt động cầm chừng

Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 | 05:12

Chưa bao giờ giá dừa nguyên liệu ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lên cơn sốt như hiện nay với khoảng 210.000-230.000 đồng/chục (12 trái). Giá dừa tăng giúp nông dân lời nhiều, nhưng nghịch lý là hàng loạt nhà máy chế biến dừa xuất khẩu ở Bến Tre, Trà Vinh… rơi vào cảnh thiếu hụt nguyên liệu, buộc phải giảm mạnh công suất hoặc chạy cầm chừng. Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Cao Bá Đăng Khoa, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam, xung quanh vấn đề này.

Thương lái thu mua dừa ở Bến Tre phục vụ chế biến, xuất khẩu.

Thưa ông, đâu là nguyên nhân đẩy giá dừa nguyên liệu liên tục tăng cao trong thời gian gần đây, khiến nhiều nhà máy rơi vào cảnh thiếu dừa để chế biến, xuất khẩu ?

- Đúng là giá dừa đang tăng rất cao ở khu vực ĐBSCL và các nơi khác; ngoài ra tại các nước trồng dừa nhiều ở châu Á thì giá dừa cũng dao động mức cao nhất trong nhiều năm qua. Nguyên nhân do năm nay thời tiết không thuận lợi, dừa bị mất mùa ở nhiều quốc gia. Còn tại Việt Nam thì năng suất dừa vụ này cũng không cao do tác động hạn mặn trước đây, biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng; mặt khác hiện đang vào mùa nghịch (vụ treo) nên sản lượng dừa không nhiều. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ dừa tươi và các sản phẩm chế biến từ dừa trên thế giới tăng cao, dẫn đến “cung không đủ cầu” đẩy giá dừa tăng liên tục.

Điều nghịch lý hiện nay là giá dừa ở mức cao nhưng hàng loạt nhà máy chế biến các sản phẩm từ dừa phục vụ xuất khẩu đang khốn đốn bởi tình trạng thiếu dừa; trong khi số lượng lớn dừa nguyên liệu được xuất khẩu thô ra nước ngoài?

Đây là vấn đề khá nan giải hiện nay mà ngành dừa đang đối mặt. Theo thông tin từ Hiệp hội Dừa tỉnh Bến Tre thì hiện có khoảng 40-50% sản lượng dừa của địa phương được xuất khẩu dạng thô ra nước ngoài (nhiều nhất là Trung Quốc), từ đó khiến hàng loạt nhà máy chế biến dừa phải giảm công suất hoạt động, thậm chí chạy cầm chừng do thiếu trầm trọng nguyên liệu.

Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới đang thực hành chính sách cấm xuất khẩu dừa nguyên liệu nhằm ưu tiên cho doanh nghiệp trong nước sản xuất ổn định như Philippines, Malaysia. Bên cạnh đó, Indonesia là quốc gia có vùng nguyên liệu dừa lớn nhất thế giới. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp ở ĐBSCL nhập khẩu dừa nguyên liệu từ Indoneisa để sản xuất dù chịu thiệt thòi với các khoản chi phí vận chuyển. Phía Chính phủ Indonesia đang nghiên cứu áp thuế 80% với dừa nguyên liệu xuất khẩu nhằm ưu tiên nguyên liệu cho các nhà máy trong nước và chỉ khuyến khích xuất khẩu dừa tươi. Tại một số hội nghị quốc tế, Chính phủ Indonesia đã nêu định hướng trong thời gian tới sẽ cấm xuất khẩu dừa nguyên liệu hoàn toàn. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dừa chế biến sâu đang nhập khẩu nguyên liệu từ Indonesia như Ấn Độ, Israel, Pakistan… đang so sánh lợi thế lâu dài về giá dừa nguyên liệu giữa Indonesia và Việt Nam, nhằm chuyển sang nhập khẩu dừa nguyên liệu của Việt Nam. Ngoài ra, những năm gần đây ngành nông nghiệp Thái Lan đang chuyển dần sang trồng dừa tươi với đặc điểm nhanh thu hoạch, ít tốn chi phí đầu tư… Từ đó khiến các nhà máy tại Thái Lan trở nên khan hiếm dừa nguyên liệu chế biến và họ chuyển sang nhập khẩu dừa nguyên liệu của Việt Nam. Những yếu tố trên cho thấy nguồn nguyên liệu dừa của Việt Nam ngày càng bị “chảy máu” ra nước ngoài khá lớn, làm cho các nhà máy trong nước không đủ dừa chế biến sâu, ảnh hưởng các hợp đồng xuất khẩu và tạo việc làm cho nhiều công nhân ở các nhà máy.

Cần thấy rằng, năm 2023, trái dừa tươi Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Mỹ và năm 2024 Trung Quốc chấp thuận cho dừa tươi Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường này đã tạo nên làn sóng đầu tư lớn từ các doanh nghiệp Trung Quốc, Ấn Độ, SriLanka, Israel… Trong đó, phải kể đến các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu các sản phẩm từ dừa với giá trị cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng từ nhiều thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Trung Đông… Hiệp hội Dừa Việt Nam đã xây dựng kế hoạch trung và dài hạn khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các vùng nguyên liệu đạt chuẩn quốc tế, bền vững về tuần hoàn, giá trị cao…

Vì vậy, để đảm bảo nguồn nguyên liệu dừa phục vụ chế biến sâu ở các nhà máy trong nước nhằm nâng cao giá trị, Hiệp hội Dừa Việt Nam đang xây dựng phương án trình lên cấp thẩm quyền xem xét áp thuế khoảng 5% đối với xuất khẩu dừa thô. Cụ thể, Hiệp hội Dừa Việt Nam dự kiến đề xuất với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính… xem xét áp thuế dừa nguyên liệu xuất khẩu dạng thô chưa qua chế biến như, dừa đã qua công đoạn làm khô (mã hàng 0801.11.00) mức thuế 5%; dừa còn nguyên sọ (mã hàng 0801.12.00) mức thuế 5%.

Tuy nhiên, có ý kiến lo ngại nếu áp thuế xuất khẩu dừa thô thì nguy cơ dẫn đến dừa trong nước sẽ rớt giá gây ảnh hưởng đến nông dân trồng dừa?

Chúng tôi đã có suy tính việc này. Thời gian qua, Hiệp hội Dừa Việt Nam đã tham gia nhiều diễn đàn, hội thảo và lắng nghe ý kiến các chuyên gia, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chế biến sâu từ dừa. Trước đây vào khoảng năm 2011, chúng ta có áp thuế xuất khẩu trái dừa 3% và sau đó giá dừa trong nước sụt giảm sâu, bởi thời điểm đó Việt Nam chỉ có 13 doanh nghiệp, 5 nhà máy sản xuất sản phẩm từ dừa xuất khẩu nên tiêu thụ sản lượng dừa còn hạn chế. Trong khi hiện nay, chúng ta có hàng trăm doanh nghiệp và cơ sở chế biến, kinh doanh dừa các loại; trong đó có khoảng 45 nhà máy chế biến sâu, với hơn 200 sản phẩm dừa phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu như, cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, nước dừa đóng hộp, kẹo dừa, thạch dừa, than hoạt tính, chỉ xơ dừa, dầu dừa… được xuất sang 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Với năng lực như vậy về cơ bản sẽ tiêu thụ dừa cho nông dân ĐBSCL ổn định.

Quan điểm áp thuế xuất khẩu đối với dừa nguyên liệu 5%, nhằm ổn định nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp trong nước an tâm sản xuất, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, giá trị thấp. Riêng dừa tươi vẫn khuyến khích xuất khẩu và giữ mức thuế 0%.

Ngoài ra, hiệp hội cũng đã khảo sát về chi phí cho trái dừa nguyên liệu bao gồm cây giống, đất, công chăm sóc… là khoảng 3.200 đồng/trái. Từ đầu năm 2025 đến nay, giá dừa nguyên liệu tăng 150% so với giá trung bình trong 3 năm vừa qua. Cụ thể, giá thu mua dừa tại vườn trong quý I/2025 là 13.500 đồng/trái, trừ đi giá vốn là 3.200 đồng/trái thì bà con thu lãi rất lớn. Hiệp hội đề xuất thuế xuất khẩu dừa thô 5% cũng nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách và kéo giá dừa trở về mức 8.000-10.000 đồng/trái, thì cây dừa vẫn thể hiện khả năng mang lại lợi ích đáng kể, siêu lợi nhuận cho nông dân.

Theo Hiệp hội Dừa Việt Nam, hiện cả nước có hơn 200.000ha dừa, tập trung chủ yếu ở ĐBSCL và duyên hải miền Trung, với sản lượng khai thác trung bình 2 triệu tấn mỗi năm. Nếu như năm 2015, Việt Nam có 8 nhà máy sản xuất xuất khẩu các sản phẩm dừa, thì đến năm 2024 đã có 45 nhà máy chế biến sâu các sản phẩm từ dừa. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đầu tư nhà máy công nghệ cao, đầu tư vùng nguyên liệu hàng chục ngàn héc-ta đạt các tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ nhu cầu sản xuất các sản phẩm chất lượng cao. Có thể nói, ngành chế biến dừa ở ĐBSCL phát triển khá mạnh và vươn tầm ra thế giới. Vì vậy, việc giữ nguồn nguyên liệu dừa để phục vụ chế biến sâu, giá trị cao cần phải được ưu tiên…

 

Xin cảm ơn ông !

HƯNG TÂN thực hiện

Viết bình luận mới

Xem thêm

Phát huy nghề truyền thống ở xã nông thôn mới

06:01 23/05/2025

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các nghề truyền thống không chỉ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, giúp nông thôn phát triển hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, tạo nội lực cho địa phương xây dựng NTM.

Bài 2: Doanh nghiệp đánh giá cao về Hậu Giang

05:56 23/05/2025

Những đánh giá, chia sẻ từ doanh nghiệp không chỉ phản ánh sự đồng hành hiệu quả của chính quyền địa phương mà những góp ý chân tình đó còn mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững cho tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp trong tương lai.

Triển khai nhiều hoạt động liên quan đến tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm

05:45 23/05/2025

(HG) - Qua tổng hợp của Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, hiện toàn tỉnh có 46/51 xã đạt tiêu chí số 17 về Môi trường và An toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện hiệu quả 6 chương trình chuyên đề trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới

05:44 23/05/2025

(HG) - Để chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trong năm nay trên địa bàn tỉnh tiếp tục đi vào chiều sâu, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn và giải quyết các vấn đề bức xúc trong xây dựng NTM;

Việt Nam vừa có 829 vùng trồng và 131 cơ sở đóng gói sầu riêng được phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc

05:30 23/05/2025

(HG) - Thông tin từ Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), ngày 21-5 vừa qua,

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 22-5-2025: Trung Quốc cập nhật thêm 829 mã vùng trồng, 131 mã đóng gói sầu riêng của Việt Nam

15:09 22/05/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Hơn 1,1 triệu tỷ đồng tín dụng chảy vào bất động sản TP Hồ Chí Minh; Giá xăng giảm, giá dầu tăng từ 15h00 chiều 22/5; Tiêu thụ gạo tại Nhật Bản giảm mạnh do giá tăng gần gấp đôi.

Khối lượng xây lắp dự án Đường tỉnh 929 đạt trên 90%

06:58 22/05/2025

(HG) - Khối lượng xây lắp dự án Đường tỉnh 929, đoạn từ Đường tỉnh 931B đến Quốc lộ 61, đạt trên 90%. Dự án này có chiều dài 4,9km với tổng mức đầu tư 300 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 đến năm 2025.

Cảnh giác thủ đoạn giả mạo trang website của ngành điện để lừa đảo

05:11 22/05/2025

Không chỉ giả danh nhân viên ngành điện để gọi điện nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân, gần đây, các đối tượng lừa đảo còn sử dụng chiêu trò tinh vi hơn, đó là tạo lập trang website giả mạo ngành điện nhằm đánh lừa người dùng.

Trả lời nhiều nội dung liên quan đến ngành điện

05:09 22/05/2025

(HG) - UBND tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản trả lời các kiến nghị của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam về việc đề nghị xem xét xác nhận và chỉnh lý, bổ sung quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xuống giống lúa Hè thu vượt gần 1.300ha

05:01 22/05/2025

(HG) - Qua ghi nhận của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống gần 74.300ha lúa Hè thu, vượt gần 1.300ha so với kế hoạch. Trong đó gần 10 ngày qua, ghi nhận hơn 2.000ha lúa Hè thu được nông

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Báo chí Cách mạng Cà Mau - Những chặng đường lịch sử vẻ vang

14:27 23/05/2025

Lịch sử báo chí cách mạng Cà Mau là hành trình đấu tranh bằng ngòi bút, bản lĩnh của những Nhà báo. Đó là hành trình không ngừng đổi mới để thích ứng, phát triển, hoàn thành sứ mệnh chính trị và trách nhiệm xã hội.

Góp phần phát triển ngành “công nghiệp không khói”

06:03 23/05/2025

Nhìn lại chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được triển khai giai đoạn qua cho thấy, điều này đã góp phần thu hút nhà đầu tư để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tại tỉnh nhà.

Phát huy nghề truyền thống ở xã nông thôn mới

06:01 23/05/2025

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các nghề truyền thống không chỉ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, giúp nông thôn phát triển hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, tạo nội lực cho địa phương xây dựng NTM.

Giải bài toán “khát nhân lực” công nghệ

06:00 23/05/2025

Kết nối đơn vị đào tạo, mời gọi sinh viên ngành công nghệ thông tin về địa phương, tổ chức các chương trình huấn luyện…