Thủ tướng dự Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos mang nhiều ý nghĩa quan trọng
Thủ tướng tham dự Hội nghị WEF Davos lần này mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Đây là cơ hội để nắm bắt những tư duy, ý tưởng, mô hình phát triển, mô hình quản trị và các xu thế phát triển của thế giới, từ đó tranh thủ, tận dụng kịp thời những thời cơ, xu thế mới, ứng phó hiệu quả với những thách thức đặt ra, thu hút tối đa nguồn lực
Nhận lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán và Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, thăm chính thức Hungary và Romania từ ngày 16-23/1.
Hội nghị WEF Davos lần thứ 54 diễn ra từ ngày 15-19/1/2024 với chủ đề "Tái thiết lòng tin". Đây là Hội nghị có quy mô lớn nhất từ sau đại dịch COVID-19 và có sự tham dự của nhiều lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế lớn nhất từ trước đến nay.
Với sự tham dự của gần 100 lãnh đạo cấp cao các nước và tổ chức quốc tế, khoảng 3.000 lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp toàn cầu, đây thực sự là sự kiện có quy mô hàng đầu thế giới để chia sẻ những ý tưởng, thảo luận hấp dẫn, đa chiều về triển vọng kinh tế thế giới, những xu thế mới và tầm nhìn phát triển toàn cầu; thúc đẩy, kết nối hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và trên các lĩnh vực giữa các nước và với các doanh nghiệp; đồng thời huy động sức mạnh tổng lực toàn cầu, nhất là hợp tác công - tư để tạo các động lực tăng trưởng mới, giải quyết các thách thức chung trong bối cảnh khó khăn, rủi ro, bất định hiện nay.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị WEF Davos lần này mang nhiều ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện. Đây là cơ hội để nắm bắt những tư duy, ý tưởng, mô hình phát triển, mô hình quản trị và các xu thế phát triển của thế giới, từ đó tranh thủ, tận dụng kịp thời những thời cơ, xu thế mới, ứng phó hiệu quả với những thách thức đặt ra, thu hút tối đa nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Ảnh minh họa.
Hoạt động tại đây, dự kiến Thủ tướng sẽ tham dự và phát biểu tại các phiên thảo luận quan trọng, trong đó có một số phiên đặc biệt dành riêng cho Việt Nam, chủ trì nhiều toạ đàm với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu, tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp.
Những chia sẻ, đánh giá, đề xuất của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị này về tình hình, quan điểm, tư duy phát triển ở tầm toàn cầu, giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và giải quyết các thách thức nổi lên sẽ tiếp tục khẳng định đóng góp trách nhiệm, hiệu quả của Việt Nam đối với hòa bình, phát triển và các vấn đề quan tâm chung, qua đó nâng cao hơn nữa vị thế, uy tín đất nước trên trường quốc tế, đặc biệt với cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu.
Đây cũng là dịp để Việt Nam tăng cường trao đổi, thúc đẩy hợp tác với Thụy Sỹ và các đối tác, các tổ chức quốc tế, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về kinh tế - thương mại - đầu tư, tiếp tục triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13.
Việc Việt Nam là một trong 9 đối tác được WEF đề xuất phối hợp tổ chức Đối thoại Chiến lược Quốc gia với WEF và Thủ tướng Phạm Minh Chính là một trong 8 lãnh đạo các nước có phiên đối thoại riêng với WEF thể hiện sự quan tâm, ghi nhận và đánh giá cao của WEF cũng như các tập đoàn đa quốc gia đối với vai trò, vị thế, quốc tế, những thành tựu và tầm nhìn phát triển của Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp song phương gặp với Tổng thống Hungary Katalin Novak nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28.
Về chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân tới Hungary và Romania, đây là chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tiếp tục triển khai một cách nhất quán chủ trương đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam, trong đó, tiếp tục thúc đẩy và làm sâu sắc quan hệ với các đối tác bạn bè truyền thống.
Đây là hoạt động trao đổi đoàn ở cấp Thủ tướng Chính phủ đầu tiên giữa Việt Nam và Hungary trong 7 năm qua và với Romania là trong vòng 5 năm.
Hungary và Romania là hai trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam sau khi chúng ta giành độc lập. Hơn 70 năm qua, Chính phủ và nhân dân hai nước đã luôn dành cho Việt Nam những tình cảm và sự hỗ trợ to lớn trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội.
Trong giai đoạn đại dịch COVID-19, Hungary và Romania là những nước đầu tiên hỗ trợ Việt Nam hàng trăm nghìn liều vaccine cùng nhiều trang thiết bị y tế, góp phần giúp ta vượt qua dịch bệnh và mở cửa, phục hồi kinh tế. Hungary và Romania cũng rất tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU), nhất là trong quá trình đàm phán, ký và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA). Romania là nước đã nỗ lực hết sức thúc đẩy việc ký kết Hiệp định EVFTA vào đúng ngày cuối cùng của nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU của Romania. Hungary là quốc gia thành viên EU đầu tiên phê chuẩn Hiệp định EVIPA.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có các cuộc hội đàm, hội kiến, tiếp xúc, làm việc với các lãnh đạo cấp cao của Hungary và Romania, thăm các địa phương, trường đại học, trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp, gặp gỡ đông đảo bạn bè trong Hội hữu nghị Việt Nam với Hungary và Romania, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại hai nước.
Chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ sẽ góp phần gia tăng hơn nữa tin cậy chính trị, tăng cường và làm sống động quan hệ hữu nghị truyền thống, tích cực hỗ trợ lẫn nhau giữa Việt Nam với Hungary và Romania; thúc đẩy và đưa những lĩnh vực hợp tác truyền thống như kinh tế, thương mại, lao động, văn hóa, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực… sang một giai đoạn mới đáp ứng yêu cầu phát triển của mỗi nước; thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh như khoa học công nghệ, thông tin truyền thông, dược phẩm, đổi mới sáng tạo…; thắt chặt hơn nữa tình cảm hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân hai nước.
Bên cạnh đó, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng là cơ hội để Việt Nam cùng Hungary và Romania đẩy mạnh hợp tác nhằm kết nối quan hệ giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông Âu và giữa hai nước với ASEAN, phối hợp chặt chẽ trong giải quyết các vấn đề toàn cầu nhằm đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Theo Vũ Khuyên/VOV
- Bế mạc Cuộc thi Tuyên truyền lưu động về an toàn giao thông tỉnh Hậu Giang năm 2024
- Công an tỉnh phát động ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Báo Hậu Giang điểm tin sáng 11-9: Lũ lụt tàn phá nặng nề miền Bắc, lũ quét vùi lấp cả một thôn ở Lào Cai
- Tiếp sức học sinh đến trường
- BẢNG GIÁ QUẢNG CÁO BÁO HẬU GIANG
- “Bác Hồ trong trái tim các dân tộc Việt Nam”
- Chúc tăng, ni, phật tử đón Đại lễ Phật đản an lành
- Huyện Vị Thủy: Xây dựng 41 tuyến đường đẹp
- Điểm tin sáng 17 – 5: Bốn người Việt Nam vào top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
- Gần 1.000 người cao tuổi được khám sức khoẻ, tầm soát bệnh phong - da liễu
- Trao quyết định quân hàm sĩ quan năm 2024
- Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và Hậu Giang tham quan vườn măng cụt trăm tuổi
- Giận quá mất khôn…
- Từ ngày 1-7: VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính
- Người thợ mộc khiếm khuyết không đầu hàng số phận
- Vùng mặn đổi đời
- Hân hoan mừng khai giảng !
- Quan tâm tạo cảnh quan môi trường
- Trị “căn bệnh” mua bán lấn chiếm
- Bí thư Tỉnh ủy thăm hỏi, động viên, tặng quà cho kỹ sư, công nhân thi công cao tốc
- Khẩn trương giúp dân khắc phục thiệt hại do lốc xoáy gây ra
- Những hành vi tiềm ẩn tai nạn giao thông