Thứ Tư, ngày 19/06/2024 | 07:25
Những năm gần đây, kinh tế đêm diễn ra sôi nổi tại nhiều địa phương trong đó có Hậu Giang, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều dư địa cho lĩnh vực này phát triển.
Kinh tế đêm còn nhiều tiềm năng để phát triển.
Kinh tế đêm là những hoạt động dịch vụ diễn ra sau 18 giờ hôm trước cho đến 6 giờ sáng hôm sau, bao gồm: mua sắm, ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, các chương trình giải trí... Đây không phải là mô hình mới nhưng đang mở ra cơ hội cho nhiều địa phương biết nắm bắt và áp dụng.
Ghé thăm thành phố Ngã Bảy khi trời sụp tối, dễ dàng cảm nhận không khí nhộn nhịp cuộc sống về đêm ở đây. Bà Nguyễn Thị Nhung, tiểu thương lâu năm tại chợ Ngã Bảy, thành phố Ngã Bảy, cho biết: “Chợ này bán cả ngày lẫn đêm luôn. Ban đêm, người ta lại bỏ mối thịt, cá, rau củ. 9 giờ, 10 giờ tối là nhóm chợ bán tới sáng. Tới 5 giờ là dẹp cho nhóm khác bán tới chiều tối. Giờ nào chợ cũng có người hết, đông vui”.
Bên cạnh chợ nông sản thì đêm xuống cũng là lúc chợ đêm bước vào thời điểm nhộn nhịp nhất, từ kinh doanh ăn uống đến giày dép, quần áo. Anh Trần Văn Vĩnh, tiểu thương bán quần áo ở chợ đêm Ngã Bảy, cho hay: “1 giờ rưỡi ra dọn xong bán tới khoảng 8 giờ rưỡi, 9 giờ là dọn. Quần áo, giày dép, ăn uống thì vòng vòng khu vực này, bờ hồ có thêm quán cà phê. Đêm xuống thì khu vực trung tâm thành phố nhộn nhịp, người ta đi mua sắm, vui chơi rất nhiều. Hồi xưa, tối bày hàng ra bán được lắm nhưng từ sau đợt dịch bệnh tới giờ, bán chậm hơn”.
Tại thành phố Vị Thanh, khu chợ đêm công viên Xà No đang trở thành điểm hẹn lý tưởng của nhiều người dân mỗi tối. Ở đây, hoạt động buôn bán bắt đầu nhộn nhịp khi màn đêm buông xuống. Bà Quách Thị Hoa, chủ tiệm ăn 6 Hoa, ở chợ đêm này đã có 40 năm theo nghề kinh doanh ăn uống, cho hay: “Tôi bán hủ tiếu, hủ tiếu mì, miến gà, hoành thánh, mì tươi, bún riêu cua, bánh canh, nui... ai thích cái gì thì cứ việc kêu. Thấy bán ở đây nhộn nhịp hơn chợ Hai Bà Trưng cũ. Chợ sung túc, đông khách vãng lai, như ở Ngã Bảy, Phụng Hiệp, Cần Thơ, Sóc Trăng người ta đi ngang qua đây cũng ghé ăn. Giá cả bình dân nên chợ này luôn đông khách”.
Anh Trần Duy Minh, một khách du lịch ghé thăm chợ đêm Vị Thanh lần đầu tiên, cho biết: “Sau một ngày làm việc, học tập thì ban đêm là thời gian thư giãn, “xài tiền” của nhiều người. Tôi nghĩ để phát triển kinh tế đêm thì có thể kết hợp thêm nhiều dịch vụ kết nối với chợ, cho du khách có nhiều trải nghiệm thú vị hơn chứ không chỉ đơn giản là mua sắm, ăn uống rồi về ngủ”.
Có thể thấy, kinh tế ban đêm tại tỉnh Hậu Giang hiện chỉ dừng lại ở ăn uống và mua sắm mà chưa có nhiều sự lựa chọn cho người dân. Bên cạnh đó, tập quán sinh hoạt của người dân nông thôn cũng tác động ít nhiều đến việc phát triển các dịch vụ tại tỉnh. Mặc dù dư địa và tiềm năng khai thác được đánh giá còn rất nhiều.
Kinh tế đêm là một yếu tố quan trọng để hút khách du lịch, đóng góp vào nền kinh tế. Tuy nhiên, để “thắp sáng” kinh tế ban đêm, không chỉ thu hút doanh nghiệp đầu tư hạ tầng bài bản mà quan trọng là cần có cơ chế, chính sách và chọn lối đi riêng để tạo điểm nhấn khác biệt. Nhiều chuyên gia cho rằng, phải phát triển và xây dựng sản phẩm theo tổ hợp “mua sắm, vui chơi giải trí và ăn uống”. Bên cạnh đó, các địa phương trong tỉnh và các tỉnh trong vùng cần có sự liên kết để xâu chuỗi các hoạt động, sản phẩm du lịch để níu chân du khách. Nếu phát triển ở trong tỉnh cũng chỉ nên chọn một đô thị nào đó mà có khả năng thu hút khách.
Để đánh thức kinh tế đêm, UBND tỉnh Hậu Giang đã phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm (KTBĐ) giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 với tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án phát triển KTBĐ là 12.000 tỉ đồng. Theo kế hoạch, đến năm 2030, tỉnh sẽ hình thành 6-7 tổ hợp vui chơi, giải trí và có ít nhất 2 sản phẩm văn hóa văn nghệ mang tính đặc trưng cho địa phương.
Ngoài ra, hình thành ít nhất 4 tuyến du lịch kết hợp giữa du lịch ban ngày và ban đêm với thời gian lưu trú trung bình từ 2-3 ngày. Hoạt động KTBĐ tạo việc làm cho người dân địa phương khoảng 7% trở lên. Tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 12-13%/năm. Mục tiêu đến năm 2030 đón khoảng 1,5 triệu lượt khách, tổng doanh thu từ du lịch đạt khoảng 1.500 tỉ đồng. Về định hướng, sẽ phát triển dịch vụ ăn uống, ẩm thực tập trung phát triển ở thành phố Vị Thanh và thành phố Ngã Bảy. Tái cấu trúc lại hai khu chợ đêm hiện có tại thành phố Vị Thanh và thành phố Ngã Bảy. Bên cạnh đó, phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí ban đêm; dịch vụ du lịch ở một số địa phương trong tỉnh.
Bài, ảnh: MỘNG TOÀN
15:50 23/11/2024
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Sẽ tự động quyết toán, hoàn thuế thu nhập cá nhân từ đầu năm 2025; Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam; Vàng miếng ổn định, vàng nhẫn phá ngưỡng 86,5 triệu đồng/lượng
15:08 22/11/2024
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá vàng chưa dứt đà tăng; Vietnam Airlines tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025; Thị trường đường tiếp tục đối mặt với áp lực giảm giá.
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
08:57 22/11/2024
(HG) - Theo Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) thành phố Ngã Bảy, mới đây phòng giao dịch đã phối hợp với Hội Nông dân thành phố mở lớp tập huấn cho hội viên Hội Nông dân về quy trình giao dịch
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
07:08 22/11/2024
Sớm gỡ khó để hạ tầng giao thông ĐBSCL phát triển đồng bộ sẽ giúp toàn vùng thoát khỏi “vùng trũng” cao tốc, từ đó giảm chi phí vận chuyển, giao thương thuận lợi, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội.
16:24 21/11/2024
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Vàng miếng, vàng nhẫn tăng cả triệu đồng mỗi lượng; Người Việt chi 3,15 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc; Giá xăng, dầu tiếp tục giảm.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
08:44 21/11/2024
Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước; đồng thời, xuất khẩu rau quả trong thời gian qua liên tục tăng trưởng mạnh khi nhiều loại trái cây tiếp tục được mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường; tuy nhiên, vùng ĐBSCL lại gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng, trong khi nguồn vốn dành cho nơi đây không thiếu.
20:15 23/11/2024
(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.
16:10 23/11/2024
(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.
13:29 23/11/2024
(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.
11:09 23/11/2024
(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.