Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh: Tăng đầu tư công để đảo ngược vòng xoáy đi xuống của ĐBSCL

Thứ Năm, ngày 03/04/2025 | 18:37

Kết nối vùng lỏng lẻo và đầu tư công chưa tương xứng là hai trong số nhiều nguyên nhân khiến ĐBSCL kém hấp dẫn nhà đầu tư và rơi vào vòng xoáy đi xuống. Trước thực tế này, chia sẻ với phóng viên Báo Hậu Giang, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (ảnh), Giảng viên cao cấp, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam, đã có những phân tích cũng như đề xuất để vực dậy kinh tế cho ĐBSCL trong thời gian tới.

Ông đánh giá như thế nào về mối liên kết của các địa phương tại ĐBSCL hiện nay ?

- Liên kết nội vùng giữa các địa phương ở ĐBSCL cũng là liên kết giữa ĐBSCL với Đông Nam bộ và phần còn lại của Việt Nam là yếu. Đây là một trong những điều mà chúng tôi suy nghĩ và thấy rằng nguyên nhân của nó nằm ở 3 việc.

Thứ nhất là cơ sở hạ tầng của ĐBSCL thiếu tính kết nối. Chính cơ sở hạ tầng này làm cho dòng lưu chuyển hàng hóa, dòng lưu chuyển dịch vụ và con người bị hạn chế. Nguyên nhân thứ hai là thiếu sự đồng bộ trong tư duy phát triển hướng về mục tiêu chung của đồng bằng. Chẳng hạn như các địa phương mặc dù có các quy hoạch chung của đồng bằng cũng như có các quyết nghị của hội đồng vùng nhưng về cơ bản vẫn là các tĩnh mạnh ai theo định hướng riêng của mình. Bởi vậy, tính gắn kết rất là thấp.

Thứ ba, do khuyến khích của chính quyền trung ương cũng như cách đánh giá cán bộ. Hiện nay, trong tất cả các đánh giá của chúng ta không có đánh giá nào có liên quan đến việc đóng góp của địa phương cho vùng. Tất cả các chỉ tiêu GDP tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo, thu hút đầu tư ngân sách,… đều là các chỉ tiêu của địa phương, không phải là các chỉ tiêu có tính vùng. Với hệ thống khuyến khích như vậy thì các địa phương thường sẽ lo cho địa phương mình mà quên mất tương lai chung cũng như bài toán chung của vùng.

Như ông vừa chia sẻ thì mối liên kết giữa các địa phương trong vùng còn yếu. Trước thực tế này, ông có khuyến nghị gì dành cho các địa phương ?

- Thứ nhất là phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối nội vùng cũng như giữa vùng ĐBSCL với vùng kinh tế năng động nhất cả nước đó là Đông Nam bộ. Với kế hoạch hiện nay thì đến tháng 6-2026, hy vọng là 2 trục chính kết nối trục ngang và trục dọc ở ĐBSCL về cao tốc sẽ được hoàn thiện. Tôi tin đây sẽ là một bước tiến quan trọng để kết nối và từ đó tăng năng lực sản xuất cũng như thu hút đầu tư của ĐBSCL.

Thứ hai, bản thân các tỉnh ĐBSCL phải nhìn thấy “muốn đi nhanh thì đi một mình nhưng muốn đi xa và đi bền vững thì phải đi cùng nhau”. Vì vậy, cần có sự cộng hưởng, hợp tác để cùng nhìn về chiến lược chung của đồng bằng, từ đó phối hợp các kế hoạch hành động của các địa phương. Cùng với việc sáp nhập một số địa phương thì tôi tin là bài toán phân tán, phân mảnh này sẽ được hạn chế đáng kể.

Bước thứ ba là từ góc độ chính quyền trung ương, tôi tin là bên cạnh các thước đo bình thường từ các lãnh đạo địa phương như là tăng trưởng GDP, đầu tư, ngân sách, xóa đói giảm nghèo, xuất nhập khẩu,… thì nên có những chỉ tiêu để đảm bảo và khuyến khích các địa phương hợp tác với nhau. Còn nếu cứ đánh giá từng địa phương riêng lẻ thì chẳng có động cơ các tỉnh hợp tác với nhau. Tôi nghĩ đây là 3 điều quan trọng mà từ góc độ trung ương cũng như từ góc độ các địa phương nên thực hiện trong giai đoạn tới.

Cao tốc giúp hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối nội vùng, liên vùng.

Bên cạnh vấn đề liên kết vùng thì hiện đầu tư vào ĐBSCL được đánh giá còn yếu hơn các vùng khác. Theo ông thì làm gì để cải thiện tình trạng này ?

- Một thực tế là tính trên bình quân đầu người, đầu tư của ĐBSCL đứng thứ ba về vốn ODA, đứng thứ tư về đầu tư công, đứng thứ năm về đầu tư FDI và đứng thứ sáu về đầu tư tư nhân. Trong khi đó, đầu tư tư nhân và đầu tư FDI là 2 trụ cột và động lực tăng trưởng quan trọng nhất của đồng bằng. Đây là vấn đề, điểm nghẽn phát triển và là căn nguyên của vòng xoáy đi xuống của ĐBSCL. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đảo ngược cái vòng xoáy này? Theo tôi, cách quan trọng nhất là phải phá vỡ các mắc xích của vòng xoáy đó.

Mắc xích trong tổng đầu tư công xích có thể phá vỡ ngay lập tức và có thể nằm trong tầm kiểm soát của chính sách đó là đầu tư công. Như tôi vừa nói là đầu tư công của ĐBSCL đến thời điểm này chỉ chiếm khoảng 12% trong tổng đầu tư công của Nhà nước. Đây là tỷ lệ rất thấp đối với vùng có tỷ lệ dân số khoảng 17-18% và đóng góp rất nhiều cho xuất khẩu và sản xuất nông nghiệp cũng như bảo đảm an ninh lương thực của cả nước. Vì vậy, cần phải có một tỷ trọng đầu tư phù hợp hơn, tương xứng với tiềm năng, vai trò, vị trí và đóng góp của đồng bằng cho cả nước. Đấy là bước đầu tiên.

Thứ hai, khi có mức độ đầu tư công lớn hơn thì phải xác định ưu tiên cho đúng. Ưu tiên ở đây là ưu tiên cho các lĩnh vực đầu tư mang lại hiệu quả lan tỏa cao. Ví dụ như cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng viễn thông là nền tảng cho nền kinh tế sắp tới, nền kinh tế trong tương lai vì chuyển đổi số, công nghệ số của ĐBSCL. Ưu tiên cho những lĩnh vực đặc thù của đồng bằng. Ví dụ như về nông nghiệp công nghệ cao, giống cây trồng, giống vật nuôi, các trung tâm chế biến, logistics và làm hậu cần cho nông sản. Những cái đó, một mặt sẽ giúp cho ĐBSCL đa dạng hóa được hoạt động kinh tế. Mặt khác, giúp cho ĐBSCL có thể có được cái nền tảng, từ đó tăng năng suất và có được sự kết nối tốt hơn với bản thân hệ thống chuỗi giá trị, cũng như kết nối trong nền kinh tế nội vùng và với thế giới. Tôi nghĩ đấy là những việc từ góc độ chính quyền trung ương có thể làm.

Với chính quyền địa phương thì việc đầu tiên, hiển nhiên nhất đó là cải thiện môi trường kinh doanh, đó là nằm hoàn toàn trong thẩm quyền, khả năng. Nếu như chúng ta đã nghèo, ít vốn mà môi trường kinh doanh không tốt hơn các tỉnh khác thì nhà đầu tư sẽ không đến ĐBSCL. Đấy là logic rất hiển nhiên. Vì vậy, quan trọng nhất vẫn là cải thiện khả năng tiếp cận. Ví dụ như tiếp cận về đất đai, giảm bớt các chi phí tuân thủ pháp luật, giảm bớt các rào cản hành chính…

Một điều quan trọng mà tôi nghĩ ít khi được đề cập nhưng rất đặc thù của đồng bằng là bản thân sản phẩm tín dụng của đồng bằng, chẳng hạn về tiếp cận vốn nó cũng phải khác với tín dụng của các nơi khác. Bởi vì sản xuất nông nghiệp có chu kỳ riêng, rủi ro riêng, đặc thù riêng. Vì vậy, cần có các sản phẩm tín dụng cũng như bảo hiểm nông nghiệp có tính đặc thù, phù hợp với ĐBSCL chứ không thể áp dụng một cách chung chung như đồng bằng sông Hồng hay Đông Nam bộ được. Điều đó cho thấy cần phải có một sự phối hợp giữa Nhà nước và các tổ chức tài chính, ngân hàng, tín dụng để từ đó thiết kế một sản phẩm phù hợp.

Cuối cùng là vai trò của doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp rất là quan trọng. Doanh nghiệp tự tin là trong vòng 5-10 năm tới không ai có thể thay thế được doanh nghiệp. Không ai có thể thay thế được đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Và chỉ khi nào chúng ta huy động được sự sáng tạo đấy, tạo ra được hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo ra được môi trường kinh doanh làm cho các doanh nghiệp cảm thấy hấp dẫn và không bị làm phiền. Làm thế nào để các hộ kinh doanh cá thể có thể chỉ ra 43% kinh tế của ĐBSCL là kinh tế hộ trở thành doanh nghiệp thật sự đóng góp cho nền kinh tế. Và từ đó tăng quy mô, tăng năng suất và kết nối với nền kinh tế trong nội địa cũng như là quốc tế. Lúc đó, ĐBSCL sẽ có tương lai phát triển nhanh, bền vững.

Xin cảm ơn ông !

MỘNG TOÀN thực hiện

Viết bình luận mới

Xem thêm

Giải ngân vốn đầu tư công của Tổ công tác số 9 còn đạt thấp

08:30 04/04/2025

(HG) - Sáng ngày 3-4, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đã họp Tổ công tác số 9 về đôn đốc, chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Đảm bảo cung cấp điện, ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu

05:49 04/04/2025

Bên cạnh việc chủ động bảo dưỡng thì công tác lên phương án, tập huấn, phát hiện, xử lý sự cố tại các địa phương luôn được ngành điện thực hiện hiệu quả nhằm đảm bảo cung cấp điện cho người dân trong mùa khô, hạn hán, xâm nhập mặn và mùa mưa bão.

Trồng lúa giảm phát thải: Tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo

18:40 03/04/2025

Câu chuyện về những nông dân miền Tây mạnh dạn trồng lúa sạch, giảm phát thải để nhận tiền thưởng bạc tỉ từ các tổ chức quốc tế đang là vấn đề được nhiều người bàn tán. Cách làm mới này mở ra tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo, bởi bảo vệ tốt môi trường, người trồng lúa và người tiêu dùng…

Thu hoạch hơn 70.000ha lúa Đông xuân

18:37 03/04/2025

(HG) - Ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh cho biết, đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 70.000ha trong tổng số gần 73.767ha lúa Đông xuân 2024-2025 đã xuống giống, ước năng suất bình quân đạt 7,78 tấn/ha.

Khẩn trương triển khai thực hiện dự án Khu dân cư phát triển đô thị khu vực 2 và 3, phường V, thành phố Vị Thanh

18:36 03/04/2025

(HG) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa vừa ký công văn đề nghị Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn khẩn trương triển khai thực hiện đầu tư xây dựng hoàn thành đối với phần diện tích đất thuộc dự án Khu dân cư phát triển đô thị khu vực 2 và 3, phường V, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đã

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 3-4-2025: Huy động gần 65.330 tỷ đồng qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ

15:23 03/04/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá heo hơi giảm mạnh; Giá xăng E5RON92 tăng 340 đồng/lít từ 15 giờ chiều nay 3-4; Giá USD bật tăng sau quyết định áp thuế mới của Mỹ.

Chủ động phòng bệnh cho cây trồng, vật nuôi mùa nắng

08:02 03/04/2025

Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng với nền nhiệt độ cao đã ảnh hưởng đáng kể đến sức đề kháng và khả năng phát triển của đàn vật nuôi.

Xây dựng Khu tái định cư ấp Mỹ Quới, thị trấn Cây Dương

07:48 03/04/2025

(HG) - UBND tỉnh vừa phê duyệt dự án Khu tái định cư ấp Mỹ Quới, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, do UBND huyện Phụng Hiệp làm chủ đầu tư.

Huyện Phụng Hiệp: Xuống giống hơn 3.300ha lúa Hè thu

07:41 03/04/2025

(HG) - Đến thời điểm này, vụ lúa Hè thu năm 2025, nông dân huyện Phụng Hiệp đã xuống giống hơn 3.300ha, tập trung nhiều tại các xã Tân Bình, Thạnh Hòa.

Để kịch bản tăng trưởng trở thành hiện thực

07:28 03/04/2025

Tỉnh Hậu Giang tập trung phát triển công nghiệp, hoàn thiện hạ tầng giao thông, thu hút đầu tư chiến lược và cải thiện môi trường kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 10,14% trong năm nay, hướng đến nền kinh tế năng động và bền vững.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Sở Y tế cần khoảng 160 tỉ đồng để thực hiện chuyển đổi số

09:03 04/04/2025

(HG) - Ngày 3-4, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, làm việc với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Kế hoạch số 17 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 03 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57.

Xác định nguyên nhân và khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

09:02 04/04/2025

(HGO) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan xác định nguyên nhân lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và có giải pháp khắc phục.

Tăng cường hơn nữa công tác dự báo, đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm

08:33 04/04/2025

(HG) - Đây là yêu cầu của ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tại Hội nghị giao ban công tác an ninh, nội chính và cải cách tư pháp quý I/2025, vào chiều ngày 3-4. Cùng dự hội nghị có ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

Giải ngân vốn đầu tư công của Tổ công tác số 9 còn đạt thấp

08:30 04/04/2025

(HG) - Sáng ngày 3-4, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đã họp Tổ công tác số 9 về đôn đốc, chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.