Vị Thanh: Hình thành và phát triển: Thương mại - dịch vụ Vị Thanh giai đoạn cải tạo xã hội chủ nghĩa

Thứ Sáu, ngày 23/02/2024 | 08:34

Thị xã Vị Thanh được giải phóng, chính quyền cách mạng tiếp quản những cơ sở quân sự, hành chính của chế độ cũ. Đặc biệt là động viên Nhân dân khôi phục sản xuất, tiếp tục hoạt động kinh tế, việc mua bán trở lại bình thường, cung ứng hàng hóa thiết yếu cho xã hội. Đông đảo Nhân dân phấn khởi bắt tay vào việc xây dựng lại quê hương, xây dựng cuộc sống mới.

Một góc chợ Vị Thanh ngày nay.

Tiếp đó, thực hiện công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp, theo chủ trương nghị quyết của Trung ương - thị xã tiến hành vận động cải tạo các thành phần kinh tế vào làm ăn hợp tác, trước mắt là cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh. Qua đó, thành lập các hợp tác xã mua bán thương nghiệp quốc doanh.

Thị xã Vị Thanh đã xây dựng được 1 cửa hàng tổng hợp và 9 cửa hàng bách hóa, kim khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, giải khát. Ngoài ra, mạng lưới thương nghiệp xã hội chủ nghĩa được xây dựng đến tận phường, khóm, phân phối tận tay người tiêu dùng theo giá nhà nước. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm hàng hóa diễn ra gay gắt, nhất là hàng tiêu dùng, xăng dầu, xà bông, vải mặc, bột ngọt, phân bón, thuốc trừ sâu...

Từ thực trạng đó đã phát sinh thị trường chợ đen, nạn đầu cơ, tích trữ không được ngăn chặn kịp thời. Ngoài việc nổi lên nạn buôn lậu đường dài với các loại thực phẩm gạo, đường, thịt heo từ Vị Thanh lên Cần Thơ và các hàng tiêu dùng thiết yếu ngược lại. Chợ Vị Thanh tuy vẫn duy trì nhóm họp, nhưng chủ yếu tự sản tự tiêu, buôn bán nhỏ. Các cửa hàng bách hóa (quốc doanh) hay hợp tác xã, không đủ mặt hàng cung cấp cho dân. Việc phân phối chỉ theo cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp kiểu “tem phiếu”. Năm 1978, Nhà nước quy định việc cung ứng hàng nhu yếu phẩm cho hộ gia đình, trên địa bàn thị trấn Vị Thanh là 4,5 lít dầu lửa mỗi quý, 1,5kg xà bông mỗi tháng, 5m vải mỗi người/năm.

Do khan hiếm hàng hóa, lại phải làm nghĩa vụ lương thực về trên, nên chính quyền các cấp phải lập trạm kiểm soát, khiến cho thị trường càng phức tạp.

Song song đó, thực hiện chủ trương 3 thu là thu thuế, thu nợ, thu mua lương thực, thực phẩm... theo giá “chỉ đạo” của Nhà nước, khiến nông dân không phấn khởi sản xuất, luôn tìm cách đối phó với nhà nước, để bán ra ngoài giá cao hơn.

Từ khó khăn thực tế, cấp trên từng bước tìm cách tháo gỡ, như: trao đổi hàng 2 chiều bằng cách: Thương nghiệp huyện mang các loại hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu và một số mặt hàng phục vụ đời sống và xây dựng như: xi măng, sắt thép, xà bông, vải mặc, bột ngọt,... để đổi lấy gạo, đường, khóm của Nhân dân theo giá thỏa thuận, như ghi nhận trong sách “Lịch sử Đảng bộ thị xã Vị Thanh”: “Đây chính là biện pháp quan trọng, thúc đẩy sản xuất phát triển, từng bước hạn chế tiêu cực về mua bán trong nông thôn, tạo điều kiện cho phong trào hợp tác hóa đi lên, góp phần quan trọng trong việc thu mua, nắm nguồn hàng và củng cố hơn nữa khối đoàn kết liên minh công nông”.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn tình hình, Trung ương ban hành Nghị quyết 8 (khóa V) xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa để kích thích sản xuất và phát triển kinh doanh, ổn định đời sống nhân dân. Từ giai đoạn này, Vị Thanh dần vượt qua khó khăn, thử thách. Các lĩnh vực kinh tế công - thương nghiệp theo hướng đi mới, đạt được nhiều thành tựu khả quan.

Giai đoạn thực hiện công cuộc đổi mới, cho đến khi tái lập thị xã (1987-1999), công nhận các thành phần kinh tế, các hoạt động thương mại - dịch vụ được “bung ra”, Nhân dân phấn khởi làm ăn, đăng ký kinh doanh, góp sức cho lưu thông hàng hóa, cung ứng tốt nhu cầu.

Về thành phần kinh tế quốc doanh và hợp tác trong toàn huyện chỉ có 2 đơn vị: Hợp tác xã mua bán thị trấn Vị Thanh và Hỏa Lựu hoạt động có hiệu quả. Năm 1989, trong toàn huyện Vị Thanh chỉ có 8/15 xã, thị trấn có hợp tác xã mua bán còn hoạt động. Năm 1990, chỉ còn Hợp tác xã Hỏa Lựu hoạt động. Trong khi đó, các công ty kinh doanh của nhà nước gặp nhiều khó khăn như quản lý yếu kém, thiếu vốn nên không kịp thời thu mua các nguồn hàng thiết yếu.

Từ chủ trương đổi mới, công nhận cơ chế kinh tế nhiều thành phần; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên các hoạt động thương mại - dịch vụ có chuyển biến mạnh. Hàng hóa dồi dào, hạn chế được nạn đầu cơ, tích trữ, kịp thời phục vụ cho sản xuất và đời sống. Thực hiện phương châm chỉ đạo của huyện “lấy chợ nuôi chợ”; nên chợ Vị Thanh được tu sửa, chỉnh trang thông thoáng, trật tự, đẹp hơn.

Có thể nói, sau giai đoạn khắc phục hậu quả chiến tranh; cải tạo công thương nghiệp với vô vàn khó khăn, phức tạp - Công cuộc đổi mới được Đảng khởi xướng chẳng những “giải phóng sức sản xuất” về công - nông nghiệp, mà còn là đòn bẩy đưa ngành thương mại - dịch vụ Vị Thanh vượt qua thử thách, khó khăn để đi vào thế ổn định, phát triển.

VỊ THANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 8-5-2025: 4 tháng, xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 15,7%

11:25 08/05/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Quy định mới phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng; Chỉ 30% nhân lực thương mại điện tử được đào tạo bài bản; Giá xăng hôm nay có thể tiếp tục giảm hơn 500 đồng/lít.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ

08:42 08/05/2025

(HG) - Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá so sánh 2010 của tỉnh ước thực hiện trong tháng 4 được 3.945,93 tỉ đồng, tăng 9,77% so với tháng trước và tăng 10,69% so với cùng kỳ, lũy kế 4 tháng thực hiện được 13.806 tỉ đồng, tăng 10,72% so với cùng kỳ, đạt 26,67% kế hoạch. Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá hiện hành ước thực hiện được 7.421 tỉ đồng, tăng 10,16% so với tháng trước và tăng 12,61% so với cùng kỳ, lũy kế 4 tháng qua thực hiện được 25.757 tỉ đồng, tăng 14,43% so với cùng kỳ, đạt 26,83% kế hoạch.

Vườn chim nông nghiệp Mùa Xuân đang có nhiều loài nằm trong danh mục quý, hiếm cần được bảo vệ

05:32 08/05/2025

(HG) - Thông tin từ Công ty Cổ phần Nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang, qua khảo sát mới đây, hiện vườn chim tại đơn vị có khoảng 20 loài chim về sinh sống và sinh sản trên diện tích khoảng 8ha. Trong đó, những loài chim làm tổ có số lượng lớn là vạc, cồng cộc

Hạng mục cống kênh 9 Lưỡng phù hợp với thỏa thuận phương án và không làm ảnh hưởng lưu thông

05:31 08/05/2025

(HG) - Trưa ngày 7-5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh cho biết, Dự án Đường tỉnh 927 (đoạn từ ngã ba Vĩnh Tường đến xã Phương Bình) đang trong giai đoạn khẩn trương triển khai thi công, đặc biệt là đối với các hạng mục cống tròn và cống hộp do hiện đang trong điều kiện thời tiết thuận lợi để thi công các hạng mục cống, bảo đảm hoàn thành thông tuyến vào tháng 12-2025.

Phát triển hạ tầng giao thông: Chìa khóa cho giai đoạn mới

05:23 08/05/2025

Bài 1: Phá thế “vùng trũng giao thông”

Nồng độ mặn tăng cao bất thường, có nơi lên tới 9,5‰

05:16 08/05/2025

(HG) - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết, nồng độ mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ những ngày qua đang có xu hướng tăng mạnh, có nơi đạt tới 9,5‰.

Tổ chức rửa mặn đối với diện tích đất lúa bị thiệt hại do nhiễm mặn cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

18:42 07/05/2025

(HGO) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Hậu Giang về việc tổ chức rửa mặn đối với diện tích đất lúa bị thiệt hại do nhiễm mặn cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.

Huyện Châu Thành xảy ra 2 vụ sạt lở đất thiệt hại hơn 330 triệu đồng

18:41 07/05/2025

(HGO) - Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, sáng ngày 7-5 trên địa bàn huyện Châu Thành đã xảy ra sụp đất, sạt lở bờ kênh tại hộ Lê Hoàng Nhu, kênh Mái Dầm, ấp Đông Lợi A, xã Đông Phước. Chiều dài sạt lở 35m, sâu vào bờ nơi rộng nhất 5m, diện tích mất đất 175m². Sạt lở gây sụp mất lộ lộ bê tông rộng 2m. Nguyên nhân do ảnh hưởng dòng chảy; ước thiệt hại 178 triệu đồng.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 7-5-2025: Hơn 51.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

10:25 07/05/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất 5 năm; Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng trưởng tích cực; Hơn 1.169 tỷ đồng tiền thuế thu nhập cá nhân được hoàn tự động cho người nộp.

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang

09:06 07/05/2025

(HG) - Sở Công thương tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Quyết định số 60/QĐ-SCT về việc thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29-4-2025.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Triệt phá tụ điểm đá gà, phát hiện 3 đối tượng mua bán số đề

17:56 08/05/2025

(HG) – Tòa án nhân dân huyện Châu Thành A vừa mở phiên tòa hình sự sơ thẩm, xét xử và tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Huyền 18 tháng cải tạo không giam giữ, Phan Tuấn Kiệt 15 tháng cải tạo không giam giữ và Lê Thanh Tuấn 12 tháng cải tạo không giam giữ cùng về tội đánh bạc theo Điều 321, Bộ luật Hình sự.

Đưa 111 lao động sang làm việc thời vụ ở huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc

17:54 08/05/2025

(HGO) - Ngày 8-5, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức lễ đưa 111 lao động đi làm việc thời vụ ở huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc (đợt 3).

Hậu Giang đứng thứ 7 cả nước về PCI năm 2024

17:47 08/05/2025

(HGO) - Với Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 đạt 70,54 điểm, Hậu Giang xếp vị trí thứ 7 PCI năm 2024 (tăng hai bậc so với năm 2023),

Huyện Châu Thành tiếp tục xảy ra 2 vụ sụp đất, sạt lở bờ sông

15:58 08/05/2025

(HGO) - Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang thông tin, trên địa bàn huyện Châu Thành vừa tiếp tục xảy ra 2 vụ sụp đất, sạt lở bờ sông.