Thứ Ba, ngày 17/11/2020 | 20:10
Ngay sau khi Đảng ra đời, Trung ương Đảng và Bác Hồ sớm có chỉ thị thành lập tổ chức Mặt trận (Hội Phản đế Đồng minh, ngày 18/11/1930) để đoàn kết toàn dân, tập hợp sức mạnh để giành lại độc lập dân tộc. Suốt 90 năm qua, để thích nghi với thời cuộc, Mặt trận đã rất nhiều lần thay tên đổi họ. Tuy thay tên đổi họ nhưng Mặt trận không thể thiếu vắng và đã khẳng định được vai trò hết sức quan trọng của mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây cũng như xây dựng đất nước ngày nay. Có thể nói, ở thời đại Hồ Chí Minh, vai trò của Mặt trận được phát huy cao độ. Với kiến thức am tường về Đông Tây kim cổ, Bác Hồ là bậc thầy về Mặt trận, Người đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá về cách làm Mặt trận. Có 4 việc đáng để suy ngẫm.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát biểu tại buổi gặp mặt và biểu dương 90 điển hình tiêu biểu ở cộng đồng dân cư nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. (Ảnh minh họa). Ảnh: TTXVN
Trước hết, Mặt trận phải biết chữ “Hòa”. Sách Luận ngữ của Nho giáo xưa có câu: “Hòa bất đồng” (Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa). Bác Hồ kế thừa khi nói: “Hòa mà không tư”. Hòa ở đây có nghĩa là hòa hiệp, hòa thuận, hài hòa; đồng ở đây chỉ sự đồng ý, đồng tình bề ngoài vì lợi riêng, chứ bên trong không hòa hợp với ai. Theo quan niệm Nho giáo, hòa bất đồng chỉ sự hài hòa thống nhất nội tại chứ không phải sự đồng ý nhất trí biểu hiện bề ngoài. Tinh thần của Hòa là thừa nhận tính đa dạng, sự khác biệt của sự vật; nhân tố khác biệt cùng tồn tại, giao hòa với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, tương tác và bổ sung cho nhau, khiến vạn vật sống động phát triển không ngừng. Ngược lại, đồng bất hòa” chỉ sự bài xích những gì khác biệt mình, tiêu diệt sự khác biệt. Đây là khuynh hướng đơn nhất, sẽ dẫn đến sự vật đình trệ và diệt vong.
Chữ Hòa còn được các Nho gia xưa khắc họa đậm nét: “Hai người đồng tâm thì có sức mạnh sắc bén chặt đứt mọi sắt thép”, “Lời nói đồng tâm thì thơm như hoa lan” (Chu Dịch); “Đơn độc dễ bị bẻ gãy, tập hợp nhiều thì khó phá vỡ” (Thôi Hồng). Gia tộc hài hòa, bách tính hài hòa, vạn bang hài hòa, thiên hạ thái bình (Theo sách Thượng Thư). “Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa” (Mạnh Tử). Nhân hòa chính là lòng người cùng hướng, là đoàn kết nội bộ. Nhà canh tân Nguyễn Trường Tộ có lần cảnh báo sự hẹp hòi, bảo thủ của nhà Nguyễn: “Đồng hành mà không nghịch nhau là được, cần gì bắt phải nhất tề những cái mà tạo vật không thể nhất tề, cũng không cần phải nhất tề để làm tổn thương hòa khí”.
Sở dĩ Mặt trận thành công là nhờ có cách đoàn kết toàn dân, đặc biệt là biết hóa giải chữ “Hòa” để tạo ra ngôi nhà chung. Bác Hồ từng chỉ ra: “Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác. Nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Ta phải nhận ra rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường ta phải lấy tinh thần nhân ái mà cảm hóa họ, có như thế mới thành đoàn kết. Có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn vẻ vang”.
Mặt trận họ đến và sống được với nhau là nhờ có điểm tương đồng. Điểm tựa tương đồng lớn nhất của mọi người lúc này là: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Muốn tập hợp, đoàn kết, phát huy họ phải dựa vào điểm tương đồng, nâng cao tính đồng thuận xã hội; vì việc nghĩa, vì lợi ích chung của quốc gia dân tộc mà củng cố hòa thuận, không để vì lợi riêng mà bất hòa, chia rẽ, dẫn tới suy yếu.
Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng XIII nêu rõ: “Giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nhân dân”. Mặt trận Việt Minh, Chính phủ lâm thời và Chính phủ Liên hiệp kháng chiến sau năm 1945, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh Các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam sau đồng khởi 1960… là những bài học điển hình về tài nghệ vận dụng chữ “Hòa” của Bác Hồ.
Thứ hai, cung cách hoạt động của Mặt trận phải theo phương châm “lạt mềm buộc chặt”. Mặt trận rất đa dạng, vì ích nước lợi nhà, vì đạo nghĩa dân tộc, tình thương con người mà họ đến với nhau trên tinh thần tự giác, tự nguyện, không bị gò bó, ràng buộc bởi kỷ luật, kỷ cương. Nên phương pháp và cách thức vận hành của Mặt trận phải mềm dẻo, cởi mở, chủ động, linh hoạt, đơn giản, nhẹ nhàng, tình cảm, tâm lý, đặc biệt là phải thiết thực, cụ thể. Mặt trận cần thể hiện vai trò “độc lập tương đối” trong công việc, nhất là vai trò giám sát, phản biện xã hội, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước… Phải quan tâm văn hóa chính trị trong hoạt động mặt trận. Quan tâm khắc phục, phòng ngừa các biểu hiện của sự quan liêu không sát thực, xơ cứng, hành chính hóa hoặc bệnh thành tích, hình thức… Trụ sở và chỗ nơi làm việc phải thể hiện tính trang trọng, tiêu biểu về mặt văn hóa, văn minh, phù hợp với tính chất “quy tụ”, “đoàn kết” của Mặt trận.
Thứ ba, con người phụ trách Mặt trận phải là “người của mọi nhà”. Thành phần của Mặt trận thì rất khác nhau về nhiều mặt (lợi ích, văn hóa, tập quán, tâm lý, học vấn, nhận thức, tín ngưỡng, sinh hoạt…). Nên người phụ trách Mặt trận phải là con người của “mọi nhà”, am tường nhiều khía cạnh, con người thật sự “có uy tín”. Uy tín ở đây thể hiện trên nhiều mặt, từ đạo đức, nhân cách, lối sống, sự giản dị, chân thành đến kiến thức hiểu biết sâu rộng, có khả năng giao tiếp, ngoại giao, cảm hóa, quy tụ mọi người. Cán bộ phụ trách mặt trận “rất kỵ” với thái độ tự cao tự đại, lên mặt “quan cách mạng”, chức cấp này nọ… Đó phải là những cá nhân thật sự có tài năng, đức độ để quy tụ được quần chúng.
Năm 1944, Bác Hồ từng quyết định đồng chí Dương Đức Hiền rút ra khỏi Đảng Cộng sản để tham gia Mặt trận đoàn kết dân tộc (làm Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam - một đảng thành phần trong Mặt trận Việt Minh). Luật sư Phan Anh, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Kinh tế, Bộ trưởng Ngoại thương và Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam kể: “Tôi xin với Bác được vào Đảng, Bác bảo chú ở ngoài Đảng hoạt động có lợi cho Đảng nhiều hơn, như vậy chú là đảng viên tốt của Đảng rồi”. Có lúc Đảng phải tuyên bố “tự giải tán” để rút vào hoạt động bí mật, nhường chính trường lại cho Mặt trận Việt Minh (tiếp sau là Liên Việt). Chính phủ lâm thời của Bác sau năm 1945 được gọi là chính phủ “áo the, khăn xếp”. Vì có lòng yêu nước sâu nặng nên chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng được Bác Hồ tin tưởng giao trọng trách quyền Chủ tịch nước thay Bác khi Bác đi công cán bên Pháp. Như vậy, Mặt trận là rất “nhạy cảm”, không phải lúc nào cũng có Đảng là được!
Thứ tư, Đảng phải đóng vai trò hạt nhân trong Mặt trận. Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là thành viên nòng cốt của Mặt trận. Đảng phải xử lý tốt cả hai vai này. Bác nói: “Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thật nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới dành được địa vị lãnh đạo”. Phải đi đường lối quần chúng, không được quan liêu, mệnh lệnh và gò ép Nhân dân. Phải thành thật lắng nghe ý kiến của người ngoài Đảng. Cán bộ và đảng viên không được tự cao, tự đại, cho mình là tài giỏi hơn mọi người, trái lại phải học hỏi điều hay, điều tốt của mọi người. Nội bộ Đảng phải thật sự đoàn kết để làm tấm gương đoàn kết trong Mặt trận, đoàn kết toàn dân. Muốn được như vậy, phải tăng cường chỉnh đốn Đảng vững mạnh mọi mặt, phải đề cao vai trò giám sát, phản biện, đóng góp xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận để Đảng thật sự “là đạo đức, là văn minh” như yêu cầu của Bác lúc sinh thời.
Chúng ta rất đỗi tự hào về truyền thống 90 năm vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam. Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển tầm cao mới, đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm ngày lập nước, đất nước ta trở thành nước phát triển. Nhiệm vụ của Mặt trận là phải khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng phát triển vươn lên với sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc nhằm tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước. Mặt trận phải chủ động chuẩn bị tâm thế để tham gia vào trận tuyến phát triển đất nước. Với tinh thần cầu thị, “Hòa để tiến”, Mặt trận phải cả quyết sửa lỗi, khuyết nhược điểm, tích cực đổi mới, sáng tạo theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ để năng động vươn lên thể hiện vai trò trong giai đoạn mới, xứng đáng với truyền thống vẻ vang gần thế kỷ qua!
LÊ HỮU PHƯỚC
08:38 21/11/2024
(HG) - Mô hình “Nuôi heo đất” được ban công tác Mặt trận các ấp trên địa bàn huyện Long Mỹ triển khai thực hiện từ năm 2017 đến nay, nhằm tạo thêm nguồn lực để tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (ngày hội) hàng năm.
08:45 20/11/2024
(HG) - Đầu năm đến nay, tín đồ các tôn giáo và đồng bào dân tộc tiếp tục đồng hành cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác chăm lo, giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Long Mỹ.
08:37 20/11/2024
Đầu năm đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Châu Thành và các xã, thị trấn đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện tốt các nội dung của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
17:59 18/11/2024
Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Vị Thanh và các xã, phường đã tập trung thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước ở địa phương. Nổi bật là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
06:18 18/11/2024
Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), hệ thống Mặt trận trong tỉnh nói chung, từng cán bộ Mặt trận nói riêng cảm thấy tự hào vì những đóng góp của mình đã góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.
09:27 14/11/2024
(HG) - Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Long Mỹ vừa phối hợp với đơn vị tài trợ tổ chức bàn giao 5 căn nhà đại đoàn kết cho người dân.
09:31 13/11/2024
Phát động thực hiện từ ngày 17-10, Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024 trở thành nơi gặp gỡ của những tấm lòng nhân ái, với những hoạt động chăm lo, hỗ trợ thiết thực cho người nghèo.
09:28 13/11/2024
(HG) - Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy vừa phối hợp tổ chức bàn giao nhà đại đoàn kết cho gia đình ông Nguyễn Văn Rớt, ở ấp 7A2.
09:27 13/11/2024
(HG) - Đầu năm đến nay, Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Châu Thành A tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đoàn kết quốc tế, mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân đạt nhiều kết quả thiết thực.
09:27 13/11/2024
(HG) - Mới đây, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Châu Thành A có buổi giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong thực hiện mô hình “Xóa trắng hộ nghèo” tại xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ.
20:15 23/11/2024
(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.
16:10 23/11/2024
(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.
13:29 23/11/2024
(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.
11:09 23/11/2024
(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.