Nở rộ phong trào bảo vệ môi trường ở khu dân cư

Thứ Năm, ngày 25/10/2018 | 09:11

Gọi là nở rộ bởi phong trào này đã và đang nhận được sự đồng tình, hưởng ứng tích cực của người dân tại nhiều khu dân cư trên địa bàn tỉnh.

“Kết quả đạt được thời gian qua rất đáng ghi nhận. Điều tôi tâm đắc nhất là nhiều gia đình đã biết xây dựng cảnh quan, môi trường sống sáng, xanh, sạch, đẹp. Mỗi hộ có ý thức như vậy sẽ giúp khu dân cư nơi mình sinh sống được sạch, thoáng. Điều này còn góp phần thực hiện tiêu chí số 17 trong xây dựng nông thôn mới, qua đó giúp 25/54 xã trên địa bàn tỉnh được công nhận danh hiệu nông thôn mới đến thời điểm này”, bà Nguyễn Thị Tuyết Loan, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh, chia sẻ.

Việc tổ chức mít-tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2018 góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.

Phát huy vai trò của cáctôn giáo bảo vệ môi trường

Xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp có khoảng 1.500 hộ đồng bào Công giáo với trên 3.200 tín đồ. Thời gian qua, Hội đồng Giáo xứ họ đạo Phụng Tường, xã Phụng Hiệp đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương đến từng gia đình tuyên truyền tác hại của rác và hướng dẫn cách phân loại, xử lý rác thải đúng quy định.

Nhờ vậy, giúp nâng cao nhận thức của đồng bào về bảo vệ môi trường. Từ nhận thức đó, giáo dân đã có hành động đẹp trong việc xử lý rác thải, bảo vệ môi trường xanh, nước sạch trong sinh hoạt và cảnh quan sạch đẹp ở mỗi gia đình, trong khuôn viên cơ sở thờ tự, trong cộng đồng dân cư.

Trên tuyến đường Đất thánh hơn 1km với 60 hộ dân sinh sống, trong đó có 40 hộ Công giáo, sau khi được tuyên truyền, bà con đã thấy được việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm.

Chị Phạm Thị Thu Oanh, thuộc họ đạo Phụng Tường, nói: “Ở nhà thờ, mỗi tuần đi lễ, cha đều tuyên truyền cho chúng tôi về bảo vệ môi trường, rồi chính quyền địa phương cũng đến nhà phổ biến. Qua đó, tôi đã ý thức phân loại rác nào để đốt, rác nào giữ lại ủ làm phân”.

Toàn họ đạo Phụng Tường có hơn 100 lò đốt rác mini (chi phí 120.000 đồng/lò) do giáo dân tự trang bị, mang lại hiệu quả cao trong giải quyết rác thải nông thôn.

Không chỉ vậy, đồng bào Công giáo nơi đây còn rất tích cực tham gia các phong trào xây dựng giao thông nông thôn, từng bước làm cho bộ mặt của xã nhà thêm khang trang. Đặc biệt là quan tâm giúp đỡ giáo dân nghèo tiếp cận cách làm ăn mới, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Cách đây 3 năm, hộ giáo dân Nguyễn Văn Bạc, ở ấp Sậy Niếu B, xã Phụng Hiệp, thuộc diện nghèo. Được họ đạo Phụng Tường giới thiệu mô hình nuôi bồ câu kết hợp nuôi cá, ông mạnh dạn vay hơn 7 triệu đồng để xây dựng mô hình. Nhờ chí thú làm ăn mà hiện giáo dân Nguyễn Văn Bạc thoát nghèo, thậm chí mỗi năm mô hình của ông còn cho thu nhập trên 50 triệu đồng.

“Được Cha xứ và Hội đồng giáo xứ nhà thờ Phụng Tường quan tâm, giới thiệu mô hình làm ăn mới nên hiện kinh tế gia đình tôi rất vững”, ông Bạc chia sẻ.

Từ năm 2013 đến nay, họ đạo Phụng Tường ghi nhận gần 50 hộ vươn lên thoát nghèo, riêng năm 2017 giảm hơn 10 hộ. Đến nay, trong đồng bào Công giáo xã Phụng Hiệp chỉ còn 35 hộ nghèo.

Không chỉ ở họ đạo Phụng Tường, các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh cũng quan tâm xây dựng cảnh quan môi trường sạch, đẹp gắn với giảm nghèo bền vững. Đó chính là kết quả từ Hội thi “Tôn giáo với môi trường xanh” do UBMTTQ Việt Nam tỉnh phát động thời gian qua.

Từ hội thi này, 100% tổ chức tôn giáo có thông điệp và cam kết thực hiện chương trình “Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu”; hơn 90% chức sắc, chức việc và hơn 70% tín đồ các tôn giáo đã nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

Thông qua hội thi, đến nay, các tôn giáo trong tỉnh đã đăng ký hỗ trợ 150 hộ thoát nghèo bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Kết quả, hỗ trợ xây dựng 96 căn nhà đại đoàn kết, trị giá 4,8 tỉ đồng và 169.232 phần quà, trị giá hơn 54,6 tỉ đồng.

Có thể nói, MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh đã thành công trong việc phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và phong trào này đang phát triển rộng khắp tại nhiều khu dân cư trên địa bàn tỉnh bằng nhiều mô hình, hoạt động thiết thực.

Chẳng hạn như ở xã Tân Tiến, xã Hỏa Tiến (thành phố Vị Thanh) và xã Thạnh Xuân (huyện Châu Thành A) thường xuyên vận động người dân vớt rác, lục bình trên kênh/sông; các mô hình: “Tổ, nhóm thu gom, xử lý rác thải”, “Tuyến phố không rác thải”… xuất hiện ngày càng nhiều.

Từ những kết quả trên cho thấy, Hậu Giang đã thực hiện đạt nhiều kết quả nổi bật trong tuyên truyền, vận động Nhân dân ở khu dân cư tham gia bảo vệ môi trường.

Trong điều kiện kinh phí dành cho công tác này còn hạn chế, thì tỉnh đã vận dụng giải pháp gì để đạt được kết quả như vậy?

Người dân trên địa bàn tỉnh ngày càng có ý thức xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp.

Chú trọng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Loan, giải pháp chủ yếu là làm tốt công tác tuyên truyền.

Cụ thể, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các tổ chức thành viên tổ chức triển khai chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu...

Việc tuyên truyền trong tín đồ các tôn giáo cũng có cách làm đặc biệt.

Theo đó, tranh thủ các buổi sinh hoạt tôn giáo, cán bộ mặt trận ở cơ sở tham gia tuyên truyền về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường ở khu dân cư. Từ đó, nâng dần nhận thức của giáo dân. Mặt trận các cấp còn vận động giáo dân góp sức thực hiện, hướng dẫn mô hình, cách làm sao cho phù hợp ở từng khu dân cư.

Nhờ thực hiện tốt cả 3 yếu tố: tuyên truyền - vận động - hướng dẫn, nên tỉnh đã triển khai được nhiều hoạt động mang hiệu quả thiết thực.

Sáu tháng đầu năm nay, cơ quan chức năng đã chọn 8 khu dân cư điểm trên địa bàn 8 huyện, thị, thành cho hộ dân đăng ký tham gia thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường; chọn 2 khu dân cư tại xã Hỏa Tiến (thành phố Vị Thanh) và xã Lương Nghĩa (huyện Long Mỹ) để xây dựng mô hình điểm khu dân cư tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tổng kinh phí gần 40 triệu đồng.

Cùng với đó, đã hướng dẫn triển khai các hoạt động thiết thực thể hiện hành động bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư, như: làm vệ sinh trên địa bàn dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh, các tụ điểm sinh hoạt cộng đồng; trồng cây phủ xanh đất trống, cây phân tán ở khu dân cư; thực hiện cam kết chống lãng phí và rác thải thực phẩm trong sản xuất và tiêu dùng.

Ngoài ra, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực đã được Mặt trận các cấp phối hợp triển khai thực hiện mang lại hiệu quả đáng trân trọng.

Điển hình như mô hình “Đội tình nguyện thu gom rác” trên tuyến đường lớn, tuyến đường trung tâm tại các huyện. Mặt trận còn vận động Nhân dân dọn dẹp, phun thuốc diệt cỏ, lục bình trên các kênh dọc theo tuyến đường khai thông dòng chảy, giải quyết nguy cơ ô nhiễm môi trường…

Rất khó để có thể kể hết kết quả mà tỉnh đạt được trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân ở khu dân cư tham gia bảo vệ môi trường, trong đó, Mặt trận các cấp có nhiều đóng góp nổi bật. Đây sẽ là tiền đề, nền tảng để tỉnh thực hiện đạt kết quả cao hơn nữa công tác này thời gian tới.

Ông Huỳnh Hữu Kế, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh:

- “Chúng tôi đã nỗ lực chuẩn bị chu đáo công tác tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền, vận động Nhân dân ở khu dân cư tham gia bảo vệ môi trường diễn ra tại Hậu Giang trong 2 ngày 24 và 25-10. Nhất là chuẩn bị về tài liệu, phương tiện đi lại, công tác khánh tiết, địa điểm tham quan thực tế… Từ nỗ lực ấy, chúng tôi mong muốn hội nghị sẽ diễn ra thành công tốt đẹp”.

 

Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Huyện Long Mỹ: “Nuôi heo đất” được hơn 141 triệu đồng

08:38 21/11/2024

(HG) - Mô hình “Nuôi heo đất” được ban công tác Mặt trận các ấp trên địa bàn huyện Long Mỹ triển khai thực hiện từ năm 2017 đến nay, nhằm tạo thêm nguồn lực để tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (ngày hội) hàng năm.

Huyện Long Mỹ: Tôn giáo, dân tộc đóng góp cho an sinh xã hội gần 1 tỉ đồng

08:45 20/11/2024

(HG) - Đầu năm đến nay, tín đồ các tôn giáo và đồng bào dân tộc tiếp tục đồng hành cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác chăm lo, giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Long Mỹ. 

Phát huy vai trò của Mặt trận trong xây dựng nông thôn mới

08:37 20/11/2024

Đầu năm đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Châu Thành và các xã, thị trấn đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện tốt các nội dung của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Tạo đồng thuận trong dân để thực hiện tốt phong trào ở địa phương

17:59 18/11/2024

Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Vị Thanh và các xã, phường đã tập trung thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước ở địa phương. Nổi bật là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Phát huy sức mạnh đoàn kết, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

06:18 18/11/2024

Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), hệ thống Mặt trận trong tỉnh nói chung, từng cán bộ Mặt trận nói riêng cảm thấy tự hào vì những đóng góp của mình đã góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.

Bàn giao 5 căn nhà đại đoàn kết

09:27 14/11/2024

(HG) - Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Long Mỹ vừa phối hợp với đơn vị tài trợ tổ chức bàn giao 5 căn nhà đại đoàn kết cho người dân.

Chung tay chăm lo cho người nghèo

09:31 13/11/2024

Phát động thực hiện từ ngày 17-10, Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024 trở thành nơi gặp gỡ của những tấm lòng nhân ái, với những hoạt động chăm lo, hỗ trợ thiết thực cho người nghèo.

Huyện Vị Thủy: Bàn giao 59 căn nhà đại đoàn kết cho người dân

09:28 13/11/2024

(HG) - Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy vừa phối hợp tổ chức bàn giao nhà đại đoàn kết cho gia đình ông Nguyễn Văn Rớt, ở ấp 7A2.

Huyện Châu Thành A: Phát huy hiệu quả hoạt động của 16 câu lạc bộ thân nhân kiều bào

09:27 13/11/2024

(HG) - Đầu năm đến nay, Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Châu Thành A tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đoàn kết quốc tế, mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân đạt nhiều kết quả thiết thực.

Trao đổi, học tập kinh nghiệm thực hiện mô hình “Xóa trắng hộ nghèo”

09:27 13/11/2024

(HG) - Mới đây, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Châu Thành A có buổi giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong thực hiện mô hình “Xóa trắng hộ nghèo” tại xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điểm tin sáng 24-11: Vì sao nhiều người thi xong nhưng chưa có bằng lái xe ?

06:00 24/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) được công nhận bảo vật quốc gia; Puerto Rico đăng quang Mr World 2024; Thanh Hằng... rơi cánh trên sàn catwalk; Google bị chính quyền Mỹ ép bán trình duyệt web Chrome.

Ông Lê Tiến Châu tặng cho Hậu Giang 800 triệu đồng thực hiện an sinh xã hội

20:00 23/11/2024

(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.

Khánh thành cầu nông thôn Khang Đức trị giá trên 1 tỉ đồng

16:10 23/11/2024

(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.

Mô hình lúa chất lượng cao giúp người dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận

13:29 23/11/2024

(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.