Phản biện xã hội: Hiệu quả và những vấn đề đặt ra

Thứ Hai, ngày 16/11/2020 | 18:00

Phản biện xã hội theo Quyết định 217 ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội (Quyết định 217) được xem là công cụ, kênh thông tin quan trọng và không thể thiếu giúp cấp ủy, chính quyền đưa ra các chính sách, đề án, phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, hợp lòng dân.

Những năm qua, Mặt trận các cấp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã nỗ lực thực hiện công tác phản biện xã hội và đạt kết quả bước đầu. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác này còn những khó khăn, hạn chế.

Quang cảnh một hội nghị phản biện do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức.

Bài 1: Phản biện giúp hoàn thiện chính sách, kế hoạch phát triển

Những năm đầu triển khai thực hiện Quyết định 217, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể các cấp còn khá bỡ ngỡ với công tác phản biện xã hội nhưng thời gian gần đây có nhiều khởi sắc khi Mặt trận các cấp đã tự tin, mạnh dạn tổ chức phản biện xã hội hiệu quả cả về số lượng lẫn chất lượng.

Phản biện xã hội có 3 hình thức thực hiện. Gửi văn bản góp ý và tổ chức hội nghị phản biện là hình thức phổ biến được Mặt trận các cấp trong tỉnh lựa chọn thực hiện (hình thức còn lại là tổ chức đối thoại trực tiếp giữa chủ thể phản biện với cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo được phản biện). Trong 2 hình thức này thì tổ chức hội nghị phản biện được đánh giá là sinh động, hiệu quả hơn so với gửi văn bản góp ý. Vì tổ chức hội nghị phản biện thì có sự trao đổi trực tiếp giữa người phản biện, góp ý với cơ quan soạn thảo kế hoạch, đề án, giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề chưa có sự thống nhất.

Nỗ lực phản biện

Do tổ chức hội nghị phản biện tốn kém khá nhiều kinh phí nên trong 5 năm đầu thực hiện Quyết định 217, Mặt trận và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp chủ yếu thực hiện hình thức gửi văn bản góp ý. Đến ngày 5-10-2017, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh lần đầu tiên tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự thảo “Đề án cấp nước nhỏ lẻ phục vụ nông thôn” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì soạn thảo.

Phát huy kết quả đạt được, kể từ đó đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã thực hiện 9 nội dung phản biện, trong đó có tới 8 nội dung được phản biện theo hình thức tổ chức hội nghị.

Đáng ghi nhận là thời gian gần đây, Mặt trận các huyện, thị, thành đã mạnh dạn “thử sức” tổ chức hội nghị phản biện xã hội. Bà Nguyễn Thị Kim Hân, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Long Mỹ, cho biết, những năm trước, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện thường tổ chức phản biện bằng hình thức gửi văn bản góp ý. Tuy nhiên, nhận thấy hình thức tổ chức hội nghị phản biện mang lại hiệu quả cao hơn nên trong năm nay, huyện đã tổ chức được 2 hội nghị phản biện gồm: phản biện dự thảo kế hoạch đặt tên, đổi tên đường và công trình trên địa bàn huyện Long Mỹ; phản biện đối với dự thảo kế hoạch thực hiện Đề án phát triển du lịch huyện Long Mỹ năm 2020 và tầm nhìn năm 2030, chung tay phát triển du lịch nông nghiệp huyện Long Mỹ góp phần xây dựng một “Hậu Giang xanh”.

Đặc biệt là trong năm nay, 6/8 Mặt trận cơ sở trên địa bàn huyện Long Mỹ gồm: xã Vĩnh Thuận Đông, xã Vĩnh Viễn A, xã Lương Tâm, xã Lương Nghĩa, xã Xà Phiên và xã Thuận Hòa đã tổ chức hội nghị phản biện xã hội. Nỗ lực đó giúp cho Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Long Mỹ thực sự là điểm sáng trong công tác phản biện xã hội của tỉnh.

Không riêng ở huyện Long Mỹ, Mặt trận cấp huyện, cấp cơ sở ở nhiều nơi trong tỉnh đã cố gắng tổ chức hội nghị phản biện xã hội trong năm nay. Bà Thái Thu Xương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cho biết: “Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tích cực tham gia phản biện việc xây dựng các đề án về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, dự thảo văn bản về chủ trương, nghị quyết của cấp ủy đảng cùng cấp, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân do các cơ quan, tổ chức thẩm quyền cùng cấp ở địa phương yêu cầu. Các ý kiến phản biện, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc được các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản tiếp thu, bổ sung theo kiến nghị của Mặt trận”.

Hiệu quả mang lại

Ông Lê Minh Đang, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đánh giá, các cuộc phản biện của Mặt trận tỉnh mang lại hiệu quả tích cực. Theo đó, dù phản biện bằng hình thức gửi văn bản góp ý hay tổ chức hội nghị thì Mặt trận tỉnh cố gắng mời các nhà khoa học, các chuyên gia của Trường Đại học Cần Thơ tham gia góp ý nhiều nội dung mang tính lý luận và thực tiễn cao; những ý kiến góp ý, kiến nghị của họ đều dựa trên luận cứ khoa học và các văn bản quy định hiện hành nên rất có giá trị hiến kế, đóng góp. “Qua thống kê, hơn 90% ý kiến phản biện của Mặt trận tỉnh được cơ quan chủ trì soạn thảo ghi nhận, giúp cho việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án của tỉnh được hoàn thiện hơn và triển khai có hiệu quả trong thực tế”, ông Lê Minh Đang chia sẻ.

Trong lần đầu tiên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị phản biện xã hội dự thảo “Đề án cấp nước nhỏ lẻ phục vụ nông thôn” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì soạn thảo, ông Lê Minh Đang đã cùng với đại diện Báo Hậu Giang trực tiếp xuống những vùng nông thôn để khảo sát thực tế nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân và ghi nhận về sự cần thiết của việc ban hành đề án.

Trên cơ sở khảo sát thực tế và thông qua việc nghiên cứu, đối chiếu, so sánh với số liệu, mục tiêu được nêu ra trong dự thảo đề án, các đại biểu tham gia phản biện đã có những ý kiến góp ý hợp lý, xác đáng. Cụ thể, ông Đặng Cao Trí, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, cho rằng các số liệu trong đề án chưa chặt chẽ, chưa cập nhật được số liệu mới nhất; nhiều lập luận, chứng cứ còn sơ sài, không logic. Đề án cũng không đề cập việc đẩy mạnh xã hội hóa mà chỉ tập trung vào ngân sách nhà nước và vốn đối ứng của người dân. Số tiền bình quân mỗi hộ phải đối ứng hơn 4 triệu đồng là khá cao.

Ông Đặng Cao Trí cũng đề nghị đơn vị chủ trì đề án thực hiện điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá số liệu, nội dung cần chính xác, cụ thể; cơ sở dữ liệu phải mang tính logic, khoa học và sát thực hơn để không gây lãng phí ngân sách khi đi vào thực hiện.

Cùng tham gia phản biện đề án, đại diện Báo Hậu Giang cho biết, qua khảo sát thực tế tại nhiều địa phương của tỉnh cho thấy, đề án là cần thiết nhưng chưa cấp bách. Người dân thiếu thật nhưng chưa cần. Do đó, trước mắt nên mở rộng mạng lưới cấp nước sạch ra vùng ven thay vì đầu tư trạm cấp nước nhỏ lẻ. Đề án cấp nước nhỏ lẻ cần tiến hành khảo sát quy mô lớn hơn nữa ở ấp, xã và đối tượng được khảo sát phong phú hơn.

Những ý kiến góp ý phản biện đã được cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản ghi nhận. UBND tỉnh thấy rõ những mặt ưu điểm, hạn chế nên thống nhất không ban hành đề án, vì đánh giá đề án không đi vào cuộc sống.

Trong khi đó, hiệu quả phản biện xã hội của Mặt trận cấp huyện cũng dần được nâng lên. Trực tiếp tham dự nhiều hội nghị phản biện do cấp huyện tổ chức, ông Lê Minh Đang đánh giá Mặt trận cấp huyện đã cố gắng tập hợp ý kiến đóng góp của các chuyên gia, cán bộ hưu trí và những người có kinh nghiệm ở các lĩnh vực được phản biện. Công tác tổ chức, những ý kiến góp ý khoa học hơn, có cơ sở hơn và đóng góp được nhiều vấn đề rất thiết thực cho cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản.          

Mới đây, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Châu Thành A tổ chức hội nghị phản biện đối với dự thảo kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường huyện Châu Thành A 5 năm 2021-2025. Hội nghị diễn ra trong không khí sôi nổi, thẳng thắn, ghi nhận nhiều ý kiến góp ý cho kế hoạch. Cụ thể như đề nghị đơn vị soạn thảo điều chỉnh chỉ tiêu “phấn đấu 50% bao, gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý đúng quy định” thành “phấn đấu 100% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý đúng quy định”; đề nghị đưa kết quả thực hiện kế hoạch vào nội dung thi đua hàng năm và gắn với trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị nếu để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường; đề nghị Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tham mưu UBND huyện xây dựng Đề án bảo vệ môi trường 5 năm 2021-2025; đồng thời tổ chức hội thảo khoa học để hoàn thiện đề án…

Những ý kiến đóng góp phù hợp đã được cơ quan soạn thảo là Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện ghi nhận và bổ sung vào kế hoạch. Ông Võ Thanh Tường, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Châu Thành A, cho biết: “Qua tổ chức hội nghị phản biện lần này cho thấy vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác phản biện xã hội đối với nhiệm vụ xây dựng Đảng, chính quyền. Bởi từ hội nghị phản biện đã ghi nhận nhiều ý kiến góp ý thiết thực giúp cho ngành chức năng bổ sung, hoàn thiện các đề án, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề để triển khai thực hiện có hiệu quả trong thực tế”.

Có thể nói, thông qua hoạt động phản biện của Mặt trận Tổ quốc đã góp phần làm sáng tỏ một cách khách quan những kết quả và hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của cấp ủy, chính quyền địa phương, của các tổ chức. Thông qua đó đã kiến nghị những nội dung nhằm thực hiện đúng và có hiệu quả hơn các chính sách, quy định pháp luật; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân. Nhiều kiến nghị sau phản biện đã được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nghiêm túc tiếp thu và thực hiện.

Dù hiệu quả do công tác phản biện xã hội mang lại là rất thiết thực nhưng phải nhìn nhận việc thực hiện công tác này thời gian qua trên địa bàn tỉnh chưa đạt kết quả như kỳ vọng...

Ông Lê Minh Đang, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, nhấn mạnh: “Chúng tôi rất quan tâm đến hậu phản biện. Theo quy định, sau khi cơ quan soạn thảo văn bản có văn bản trả lời và gửi lại dự thảo văn bản đã tiếp thu, chỉnh sửa các ý kiến phản biện thì chúng tôi xem xét nội dung chỉnh sửa có phù hợp không; nếu thấy chưa phù hợp thì Mặt trận tiếp tục có kiến nghị”.

 

Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN

Bài 2: Vì sao phản biện xã hội còn ít ?

Viết bình luận mới

Xem thêm

Huyện Long Mỹ: “Nuôi heo đất” được hơn 141 triệu đồng

08:38 21/11/2024

(HG) - Mô hình “Nuôi heo đất” được ban công tác Mặt trận các ấp trên địa bàn huyện Long Mỹ triển khai thực hiện từ năm 2017 đến nay, nhằm tạo thêm nguồn lực để tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (ngày hội) hàng năm.

Huyện Long Mỹ: Tôn giáo, dân tộc đóng góp cho an sinh xã hội gần 1 tỉ đồng

08:45 20/11/2024

(HG) - Đầu năm đến nay, tín đồ các tôn giáo và đồng bào dân tộc tiếp tục đồng hành cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác chăm lo, giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Long Mỹ. 

Phát huy vai trò của Mặt trận trong xây dựng nông thôn mới

08:37 20/11/2024

Đầu năm đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Châu Thành và các xã, thị trấn đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện tốt các nội dung của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Tạo đồng thuận trong dân để thực hiện tốt phong trào ở địa phương

17:59 18/11/2024

Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Vị Thanh và các xã, phường đã tập trung thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước ở địa phương. Nổi bật là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Phát huy sức mạnh đoàn kết, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

06:18 18/11/2024

Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), hệ thống Mặt trận trong tỉnh nói chung, từng cán bộ Mặt trận nói riêng cảm thấy tự hào vì những đóng góp của mình đã góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.

Bàn giao 5 căn nhà đại đoàn kết

09:27 14/11/2024

(HG) - Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Long Mỹ vừa phối hợp với đơn vị tài trợ tổ chức bàn giao 5 căn nhà đại đoàn kết cho người dân.

Chung tay chăm lo cho người nghèo

09:31 13/11/2024

Phát động thực hiện từ ngày 17-10, Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024 trở thành nơi gặp gỡ của những tấm lòng nhân ái, với những hoạt động chăm lo, hỗ trợ thiết thực cho người nghèo.

Huyện Vị Thủy: Bàn giao 59 căn nhà đại đoàn kết cho người dân

09:28 13/11/2024

(HG) - Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy vừa phối hợp tổ chức bàn giao nhà đại đoàn kết cho gia đình ông Nguyễn Văn Rớt, ở ấp 7A2.

Huyện Châu Thành A: Phát huy hiệu quả hoạt động của 16 câu lạc bộ thân nhân kiều bào

09:27 13/11/2024

(HG) - Đầu năm đến nay, Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Châu Thành A tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đoàn kết quốc tế, mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân đạt nhiều kết quả thiết thực.

Trao đổi, học tập kinh nghiệm thực hiện mô hình “Xóa trắng hộ nghèo”

09:27 13/11/2024

(HG) - Mới đây, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Châu Thành A có buổi giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong thực hiện mô hình “Xóa trắng hộ nghèo” tại xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ông Lê Tiến Châu tặng cho Hậu Giang 800 triệu đồng thực hiện an sinh xã hội

20:15 23/11/2024

(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.

Khánh thành cầu nông thôn Khang Đức trị giá trên 1 tỉ đồng

16:10 23/11/2024

(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.

Mô hình lúa chất lượng cao giúp người dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận

13:29 23/11/2024

(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.

Tuyên truyền sâu rộng để người dân chung tay bảo vệ môi trường

11:09 23/11/2024

(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.