Tích cực triển khai và ứng dụng công nghệ số

Thứ Tư, ngày 02/11/2022 | 07:56

Ứng dụng công nghệ số, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm làm ra trên các sàn thương mại điện tử sẽ là công cụ phục vụ đắc lực cho nông dân, các doanh nghiệp, hợp tác xã, sản xuất kinh doanh tốt hơn, bền vững hơn theo xu thế mới.

Các đơn vị tích cực trao đổi, tìm hiểu về công nghệ số.

Theo các hợp tác xã, thông qua ứng dụng công nghệ số, người sản xuất, kinh doanh dễ dàng tiếp cận, xây dựng mạng lưới đối tác rộng mở, linh hoạt tương tác trực tiếp đến các cơ quan quản lý địa phương, các chuyên gia bằng hình ảnh, video, clip, một cách dễ dàng. Công nghệ số cũng mở ra cho các hợp tác xã nhiều cơ hội lựa chọn, ứng dụng được giải pháp, mô hình quản trị tốt, phù hợp, hiệu quả.

Theo ông Phùng Văn Gỡ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã mãng cầu xiêm Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, hợp tác xã đang áp dụng công nghệ thông tin trong khâu quản lý, sử dụng phần mềm bán hàng, website quảng bá sản phẩm... Việc tiếp cận công nghệ thông tin với những người trẻ như ông khá dễ dàng. Tuy nhiên, những thành viên lớn tuổi, phần nào cũng bị hạn chế hơn. Ông hy vọng rằng tới đây ngành chức năng cần nhân rộng triển khai trực tiếp về cơ sở, điều này sẽ rất hữu ích cho những nông dân lớn tuổi, giúp bà con trong hợp tác xã tiếp cận nhanh với thương mại điện tử nói riêng và chuyển đổi số nói chung.

Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai kế hoạch Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử năm 2022. Kế hoạch đặt ra mục tiêu sẽ khảo sát và thẩm định ít nhất 60 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất nông nghiệp có khả năng tham gia sàn thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ ít nhất 10.000m2 nuôi lươn cho các hộ sản xuất nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn GlobalGAP tham gia giao dịch trên sàn thương mại điện tử tỉnh. Hỗ trợ ít nhất 20.000m2 nuôi trồng thủy sản cá thát lát cho các hộ sản xuất nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn VietGAP tham gia giao dịch trên sàn thương mại điện tử tỉnh. Đảm bảo nâng cao giá trị, uy tín thương hiệu sản phẩm chủ lực của tỉnh và tiềm năng phát triển, đáp ứng được thị trường tiêu thụ nông sản, phục vụ cho xuất khẩu.

Theo bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, qua đây nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ được đề ra trong Kế hoạch số 211 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Đồng thời, thúc đẩy chuyển đổi số việc kinh doanh, sản xuất của các hộ sản xuất nông nghiệp để phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Giúp hộ sản xuất nông nghiệp tiếp cận được sàn thương mại điện tử, đưa các sản phẩm chứng nhận đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm bền vững cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản đạt chuẩn quốc tế trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, để phát triển nông nghiệp bền vững, ứng dụng nền tảng số và truy xuất nguồn gốc, liên kết xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm là một trong những khâu đột phá. Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh đã xây dựng và thực hiện thành công, có hiệu quả nhiều mô hình sản xuất, cụ thể là sản xuất chanh không hạt theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm. Mô hình Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nấm rơm trong nhà và phân hữu cơ theo chuỗi giá trị. Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, màu an toàn trồng dưa lưới; nhiều mô hình, dự án gắn với công nghệ cao hay cơ giới hóa trong nông nghiệp đã và đang được triển khai sâu rộng, hiệu quả…

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trần Chí Hùng, trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển từ nền nông nghiệp hóa học sang nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ nông nghiệp, chuyển từ tư duy “sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp”… đặt ra cho ngành nông nghiệp phải có sự đổi mới mạnh mẽ để phát triển. Do đó, ngành nông nghiệp tỉnh luôn quan tâm đến những mô hình ứng dụng công nghệ mới, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, hướng tới sự phát triển bền vững.

Bài, ảnh: NGỌC ANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Chuyển đổi số thúc đẩy nông nghiệp phát triển

06:01 28/05/2024

Làm tăng năng suất lao động, tạo ra giá trị, động lực tăng trưởng mới, cũng như nâng cao hiệu quả quản lý cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân,...

Chuyển đổi số đang đóng góp nhiều cho sự phát triển ngành nông nghiệp

15:37 25/05/2024

(HGO) - Trong khuôn khổ Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2024 được tổ chức tại tỉnh Hậu Giang, sáng ngày 24-5, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp cùng Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững”.

Nâng cao giá trị nông sản

06:49 26/01/2023

Nông dân Hậu Giang đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất, giúp tăng năng suất, chất lượng và nâng cao giá trị.

Nhiều kênh kết nối tiêu thụ nông sản

08:37 30/12/2022

Song hành với kênh phân phối truyền thống, thương mại điện tử cũng đang trở thành kênh phân phối mới giúp bà con nông dân, hợp tác xã hay doanh nghiệp nông nghiệp hướng tới sử dụng công nghệ, từng bước chuyển đổi số và ứng dụng thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh.

Cùng nông dân mở rộng kênh tiêu thụ nông sản

19:42 27/12/2022

Sàn thương mại điện tử với phương thức tiêu thụ trực tuyến đang là hướng đi hiệu quả, giúp nâng cao giá trị sản xuất, mở thêm đầu ra bền vững cho các mặt hàng nông sản.

Giúp nông dân thông thạo ứng dụng chuyển đổi số

09:55 15/11/2022

(HG) - Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ cập kỹ năng số cho nông dân, Hội Nông dân huyện Châu Thành phát động Tháng cao điểm nông dân với chuyển đổi số diễn ra từ ngày 6 đến 24-11.

Nông dân bắt nhịp chuyển đổi số

09:00 15/11/2022

Hiện nay, ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng mà còn làm tăng khả năng cạnh tranh cho nông sản trên thị trường.

Tận dụng cơ hội mới để quảng bá, tiêu thụ nông sản

08:18 14/11/2022

Với sự hỗ trợ tích cực của các ngành chuyên môn, hoạt động đưa sản phẩm, nông sản lên sàn thương mại điện tử đang trở thành xu hướng mới, góp phần thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp nông thôn Hậu Giang phát triển.

Tăng cường kết nối với các sàn thương mại điện tử

09:17 11/11/2022

Qua các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương trực tuyến lẫn trực tiếp, các cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp có dịp tiếp cận với đại diện các sàn thương mại điện tử (TMĐT).

Cần ứng dụng công nghệ số vào sản xuất để đáp ứng xu thế thị trường

05:49 07/11/2022

Đánh giá về thực trạng việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp gắn với truy xuất nguồn gốc nông sản tại tỉnh Hậu Giang nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nâng cao chất lượng tham mưu của cấp ủy với lĩnh vực văn hóa, văn nghệ

09:15 22/11/2024

(HG) - Chiều ngày 21-11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức buổi Tọa đàm “Giải pháp nâng cao chất lượng tham mưu cấp ủy tổ chức thực hiện công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”.

Bộ Y tế giám sát công tác y tế dự phòng tại tỉnh

09:14 22/11/2024

(HG) - Ngày 21-11, Đoàn công tác của Bộ Y tế đã giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.