Thứ Năm, ngày 24/08/2023 | 15:38
Nhận thấy nấm bào ngư xám có giá trị dinh dưỡng cao và được ưa chuộng nên chị Diệp Thị Thúy Kiều, ở khu vực 3, phường III, thành phố Vị Thanh, đã quyết tâm khởi nghiệp với loại nông sản này. Trải qua nhiều khó khăn, thành công bước đầu đã mỉm cười với chị.
Chị Diệp Thị Thúy Kiều ở khu vực 3, phường III, thành phố Vị Thanh, thu hoạch nấm bào ngư.
Quyết tâm khởi nghiệp
Là con nhà nông chính hiệu, thế nhưng ban đầu hướng đi của chị Thúy Kiều lại không phải gắn với ruộng đồng như một số người bạn cùng trang lứa, mà bắt đầu với công việc văn phòng. Khoảng 3 năm trước, ngã rẽ bắt đầu khi chị quyết định nghỉ việc ở cơ quan để toàn tâm, toàn ý chăm lo cho gia đình. Những ngày ấy, chị Kiều tìm hiểu các cách làm ăn để vừa phát triển kinh tế vừa có thể linh động thời gian.
Sau khi tìm hiểu nhiều mô hình từ trồng trọt đến chăn nuôi, chị Kiều bị thu hút và quyết định “dừng chân” với nghề trồng nấm bào ngư xám. Từ số vốn ban đầu khởi nghiệp là 100 triệu đồng, chị mạnh dạn đầu tư nhà trồng nấm thử nghiệm. Vừa làm vừa học hỏi, đến nay người phụ nữ này đã có trong tay 2 nhà trồng nấm bào ngư với tổng diện tích 114m2.
“Ban đầu, tôi mua 6.000 bịch phôi nấm về trồng thử nghiệm. Thời gian đầu, do kỹ thuật chưa vững nên năng suất nấm chưa cao. Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm. Sau nhà nấm đầu tiên, tôi mở rộng thêm 1 nhà trồng nữa rồi mua thêm 10.000 bịch phôi nấm đặt ở đây. Đến nay, dù năng suất nấm thu hoạch đạt yêu cầu, nhưng tôi vẫn không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ thuật”, chị Kiều cho biết.
Dẫn chúng tôi đi tham quan nhà trồng nấm của gia đình, chỉ tay về những bịch phôi được xếp ngay ngắn trên kệ, chị Kiều tâm sự: “Trồng nấm bào ngư bên cạnh kỹ thuật thì còn phải giữ uy tín, đảm bảo chất lượng thì khách hàng mới an tâm và quay trở lại những lần tiếp theo”.
Lấy từ trên kệ bịch phôi đang ra nấm, chị Kiều tiếp lời: “Khi mình nhập phôi về, tùy theo độ phôi mà đơn vị cung cấp cấy bao nhiêu ngày. Thường nhập về ủ 60 ngày, tùy theo độ mát của trại, nếu thích hợp sẽ kéo tơ sớm. Mỗi tháng, các nhà nấm của tôi cho thu hoạch 2 lần. Tôi cho nấm ra xoay vòng, cứ cách 2 ngày thu hoạch 1 lần. Nhờ vậy, lúc nào cũng có nấm phục vụ khách hàng”.
Theo lời kể của chị Kiều, mỗi bịch phôi trên kệ nhà chị thu hoạch được 8-9 lần. Trung bình mỗi bịch phôi cho ra nấm khoảng 350-500 gram. Để đảm bảo chất lượng nấm làm ra, ngoài việc vận chuyển và chất phôi lên kệ, chị Kiều đều tự mình kiểm tra tất cả các khâu còn lại.
Nhiều tiềm năng phát triển
Nhẹ nhàng thu hoạch những tai nấm để kịp giờ giao cho khách, chị Kiều phấn khởi cho biết ngoài bán lẻ cho khách trong khu vực lân cận, chị còn bán hàng qua mạng, nhờ vậy thời điểm dịch bệnh vừa qua, chị vẫn tiêu thụ tốt mà không bị ảnh hưởng nhiều. Bên cạnh đó, chị còn bỏ mối tại các chợ với mức giá bán dao động từ 40.000-50.000 đồng/kg, tùy thời điểm. Các bịch phôi sau khi đã thu hoạch hết nấm, các phôi được bán lại để dùng trồng nấm rơm. Nhờ vậy, mô hình nông nghiệp của chị Kiều rất thân thiện với môi trường.
Cũng theo lời chị Kiều, trồng nấm bào ngư xám không khó và trồng được quanh năm. Song, đòi hỏi người trồng phải có kinh nghiệm, nắm vững kỹ thuật và theo dõi thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời. Một trong những yêu cầu quan trọng là nhà trồng nấm phải có nhiệt độ thích hợp, thông thoáng, ánh sáng phù hợp. Phôi nấm ngoài việc được treo trên giá thể còn có thể đặt trên kệ. Giàn kệ phải đủ vững để chịu sức nặng của các bịch phôi.
“Trồng nấm bào ngư xám thì rất sạch, chỉ tưới phun sương bằng nước máy. Nếu trời nóng tưới nước nóc nhà và nền nhà, nấm bào ngư chịu mát, lạnh và gió sẽ làm nấm bị xoăn. Để trồng nấm, đầu tiên là làm trại, nhập phôi về chất lên kệ, chất chồng lên nhiều lớp. Nuôi tơ, khi già gỡ bông gòn ra, đậy nắp lại. Đúng 7 ngày sau mở nắp ra tưới. Khi già, bịch phôi sẽ kéo tơ trắng hết, sẽ mở nắp cho nấm phát triển. Tưới vào ban ngày từ 4 đến 5 lần. Ngoài ra, tôi còn mở rộng, có hướng dẫn làm trại, cung cấp phôi giống, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nông dân”, chị Kiều chia sẻ thêm.
Nấm bào ngư xám thường bị bệnh mốc xanh, bệnh này dễ lây nhiễm, nếu phát hiện bệnh, bịch phôi ấy sẽ phải bỏ. Do đó, sau mỗi lần thu hoạch nấm, chị Kiều phải diệt khuẩn, rửa nền và phơi nền để đảm bảo an toàn cho các lần sản xuất sau.
Trồng nấm bào ngư xám để khởi nghiệp không mới, nhưng chưa nhiều người thực hiện. Không phải vì nó khó mà có thể từ trước đến giờ, nghĩ đến là nông nghiệp thì nhiều người lại chọn làm rau sạch. Dù cò nhiều khó khăn nhưng mô hình trồng nấm bào ngư đang có thị trường tiềm năng, mở ra hướng đi mới, giúp nông dân có thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế gia đình.
Bài, ảnh: NGỌC HƯỞNG
07:11 01/11/2024
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Vị Thủy xác định việc phổ cập internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số... có vai trò quan trọng, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu liên quan.
07:37 07/10/2024
Là loại cây trồng đặc trưng, chủ lực tại thành phố Vị Thanh, khóm Cầu Đúc đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống người dân.
06:40 03/10/2024
Những năm qua, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) thành phố Vị Thanh đạt nhiều kết quả nổi bật, góp phần vào thành tích chung của tỉnh.
07:40 02/10/2024
Nằm trong tốp đầu các giải đấu cấp tỉnh, phong trào cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực giúp thành phố Vị Thanh được kỳ vọng trở thành trung tâm thể dục thể thao (TDTT) phát triển mạnh của tỉnh.
08:01 20/12/2023
Nhằm nâng cao nhận thức người dân thúc đẩy “Cải thiện dinh dưỡng” trẻ em, ngành y tế tỉnh vừa thực hiện đồng loạt các cuộc truyền thông trên phạm vi cả tỉnh về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ tại cộng đồng.
10:13 21/11/2023
Mô hình “Vận động người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer tuyên truyền song ngữ tiếng Việt - Khmer về chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước” năm 2023
07:14 14/11/2023
Thời gian qua, các cấp hội LHPN trên địa bàn thành phố Vị Thanh rất quan tâm nhân rộng, giới thiệu các mô hình sinh kế hiệu quả, triển khai thực hiện các mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế mới cho hội viên.
08:45 16/10/2023
Thành phố Vị Thanh tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở. Để mỗi cán bộ làm công tác giảm nghèo trở thành những “cánh tay nối dài” trong truyền thông,
14:07 07/10/2023
Xác định đẩy mạnh chuyển đổi số sẽ nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo. Trong năm nay, thành phố Vị Thanh tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
19:03 02/10/2023
Chú trọng công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, thành phố Vị Thanh xem đây là “chìa khóa” để giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững.
18:42 24/12/2024
Một mùa Giáng sinh nữa đã đến với không khí đón mừng rộn ràng, nhộn nhịp khắp nơi, nhất là tại các nhà thờ, họ đạo Công giáo, Tin lành trên địa bàn tỉnh.
18:40 24/12/2024
Với mục tiêu thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thời gian qua bên cạnh các cuộc thi, tỉnh Hậu Giang đã có những chính sách hỗ trợ cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệp phát triển bền vững.
18:36 24/12/2024
Tiếp tục phát huy phương châm hành động “Hình thức tập trung, nội dung thiết thực, hành động quyết liệt, hiệu quả thực chất”, trong năm 2024, hệ thống Mặt trận trong tỉnh đã nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
17:49 24/12/2024
(HGO) - Chiều ngày 24-12, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị giao ban công tác an ninh, nội chính và cải cách tư pháp năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.