Gần 3.500 người nhập viện vì đánh nhau ngày Tết là bất thường

Thứ Hai, ngày 15/02/2016 | 15:10

Trong 6 ngày Tết (từ 29 tháng Chạp đến mùng 5 Tết), cả nước có hơn 3.400 ca phải nhập viện vì đánh nhau.

Trong cuộc nhậu ngày Tết, chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ, hai thanh niên xảy ra xô xát. Hậu quả, một người chấn thương sọ não, tử vong tại bệnh viện. Đây chỉ là một trong số ít những vụ điển hình cho việc sử dụng rượu, bia thiếu kiểm soát dẫn đến đánh nhau, nhập viện trong dịp Tết vừa qua.

Hiện tượng bất thường

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 6 ngày Tết (từ 29 tháng Chạp đến mùng 5 Tết), cả nước có hơn 3.400 ca phải nhập viện vì đánh nhau, trong đó có 10 ca tử vong. Cụ thể, chỉ trong 3 ngày nghỉ Tết đầu tiên (28 tháng Chạp đến mùng 1 Tết), trường hợp phải nhập viện vì đánh nhau lên đến gần 2.000 ca. Còn các ngày kế tiếp, mỗi ngày cũng có hơn 300 ca nhập viện vì đánh nhau.

Đón nhận những thông tin trên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến đã phải thốt lên: “Đó là điều không bình thường” trong những ngày đáng ra là dịp vui vẻ, sum vầy, nhân niềm vui. “Dù với bất cứ lý do gì, việc gây hấn, đánh nhau trong những ngày Tết dẫn đến con số gần 3.500 người phải nhập viện vẫn là điều không thể chấp nhận được”, ông Tiến nêu quan điểm.

Khoa cấp cứu các bệnh viện lớn tiếp nhận nhiều ca đánh nhau dịp Tết (Ảnh: VNN)

Nói về nguyên nhân của hiện tượng trên, ông Tiến cho rằng có rất nhiều, nhưng đáng chú ý hơn cả là trong ngày Tết, nhiều người thường tụ tập uống rượu, bia và khi có chất kích thích cũng chính là nguyên cớ tác động dẫn đến hành vi bạo lực. “Tuy nhiên, đây không phải nguyên nhân gốc, mà nguyên nhân chính là cách ứng xử văn hóa, đặc biệt là trong giới thanh niên đang có vấn đề. Khi xảy ra mâu thuẫn, đáng ra phải trao đổi, tranh luận, phân tích cho nhau thì họ sẵn sàng dùng vũ lực lao vào đánh nhau thay cho lời giải thích, đó là việc rất đáng trách.

Thực tế, hiện nay có nhiều người quá dễ nổi nóng, không kiểm soát được hành vi của mình, mà xuất phát của việc đó chính là do giáo dục, đặc biệt giáo dục về đạo đức đang bị coi nhẹ trong cả ba môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội. “Ví như thời gian qua, trong nhà trường còn nhiều thầy cô “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với học sinh, như vậy thì làm sao giáo dục được cho lớp trẻ về ứng xử có văn hóa. Ngày nay, đời sống vật chất, kinh tế của người dân khá hơn, nhưng giáo dục về đạo đức còn bị coi nhẹ, chữ Nhẫn ngày xưa các cụ dạy chúng ta nay đã không được coi trọng. Đây là điều đáng buồn và đáng để chúng ta phải suy ngẫm”, ông Tiến nhấn mạnh.

Nền tảng cộng đồng không đủ mạnh để “trấn áp”

Đại tá, TS. Đỗ Cảnh Thìn, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm (Học viện Cảnh sát Nhân dân, Bộ Công an) nhận định, tình trạng đánh nhau sau khi uống rượu, bia trong dịp Tết thường xảy ra nhiều ở các vùng nông thôn, nơi mà “đề kháng” về pháp luật của người dân chưa được cao.

Đặc biệt, theo Đại tá Đỗ Cảnh Thìn, ở nông thôn thường có tình trạng người dân vì mâu thuẫn nhỏ với nhau, rồi nhân dịp Tết, họ “mượn rượu” để nói, giải quyết mâu thuẫn, khúc mắc mà trong ngày thường người ta không nói được, rồi khi uống rượu, bia vào, tâm lý căng thẳng nên không kiềm chế được bản thân, sẵn sàng lao vào ẩu đả. Khí chất của con người có người yếu đuối, có người mạnh mẽ, đó là chuyện bình thường. Nhưng kể cả với những người nóng tính, vẫn không thể “quy chụp” họ là những người hay đánh nhau.

Điều quan trọng là sự hiểu biết, lối sống cá nhân của họ và ảnh hưởng, chi phối của cộng đồng. Nếu ở trong một cộng đồng dù nhỏ nhưng ai cũng sống rất chuẩn mực, mọi người biết kiềm chế lẫn nhau, người nọ kiềm chế người kia thì sẽ không ai có cơ hội để đánh nhau”, Đại tá Thìn phân tích và lấy dẫn chứng, ông có quen biết một người làm nghề lái xe rất nóng tính, hay chửi bậy, nhưng người lái xe đó lại sống trong một môi trường mọi người đối xử với nhau rất hài hòa nên dần dần người đó đã điều chỉnh và bỏ dần thói xấu.

Theo Đại tá Thìn, văn hóa ứng xử, hiểu biết pháp luật, ý thức, trách nhiệm công dân cộng với sự ảnh hưởng và gương mẫu của cộng đồng giống như liều thuốc “đề kháng”. Còn trong những trường hợp đánh nhau do rượu, bia thì rượu, bia vẫn chỉ là điều kiện chứ không phải nguyên nhân.

Nguyên nhân chính là nền tảng mâu thuẫn không được giải quyết, hóa giải, rồi những mâu thuẫn nhỏ bị tích tụ, dồn nén. Trong khi đó, nền tảng văn hóa cộng đồng lại không đủ sức mạnh để trấn áp những người có hành vi lệch chuẩn so với xung quanh, tạo điều kiện cho những người có cá tính xấu dễ có điều kiện bộc lộ.

Gần đây, đã có nhiều người lên tiếng cảnh báo, bình luận xung quanh việc người Việt Nam hiện nay dường như tỏ ra hung hãn hơn trước đây. Điều đó đi liền với tình trạng đạo đức xã hội xuống cấp cũng như tình trạng vô cảm trong xã hội.

Gần 3.500 người nhập viện vì đánh nhau ngày Tết chỉ là con số Bộ Y tế nắm được, còn chắc chắn thực tế lớn hơn nhiều. Bởi thế, đây mới chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Tuy nhiên, chỉ với con số này thôi đã khiến chúng ta phải giật mình, chính nó cũng khiến chúng ta thừa nhận rằng, cảnh báo trên là có thật. Đó là điều đáng lo lắng, quan ngại”.

TS. Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Viện Điều tra Dư luậnXã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

 

Theo Báo Giao thông

Viết bình luận mới

Xem thêm

Mô hình lúa chất lượng cao giúp người dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận

13:29 23/11/2024

(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.

Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

18:22 19/11/2024

(HGO) - Chiều ngày 19-11, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc họp Tổ công tác số 5 về việc kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công hàng năm tại các bộ, cơ quan và địa phương.

Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA

11:52 07/11/2024

(NDO) - Chiến dịch tuyên truyền 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân được trao giải Vàng, hạng mục Truyền thông Báo in xuất sắc (Best in Newspaper Marketing) trong khuôn khổ Giải thưởng Truyền thông châu Á (Asian Media Awards) năm 2024 do WAN-IFRA tổ chức.

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024

18:35 02/11/2024

​​​​​​​(CTO) - Sáng 1-11, lễ khai mạc Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024 diễn ra tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ, số 108A đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

08:01 02/11/2024

(HGO) - Chiều 2-11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Cần tăng tốc, bứt phá hơn trong thực hiện Đề án vùng lúa chất lượng cao tại ĐBSCL

21:06 16/10/2024

​​​​​​​(HGO) - Chiều ngày 15-10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao,

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Quyết liệt triển khai các dự án hạ tầng giao thông vận tải vùng ĐBSCL

21:01 16/10/2024

​​​​​​​(HG) - Sáng ngày 16-10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL.

Sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL đang đứng thứ 2 cả nước

17:15 03/10/2024

(HGO) - Chiều ngày 3-10, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến nhằm kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL với hệ thống thương mại năm 2024.

Nhận diện hạn chế, đề xuất giải pháp bảo vệ chất lượng đất trồng lúa vùng ĐBSCL

06:17 03/10/2024

(HG) - Chiều ngày 2-10, tại thành phố Cần Thơ, Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT phối hợp với Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam và Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền tổ chức Hội thảo Quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024,

Công bố giải thưởng Human Act Prize 2024, chủ đề "Cộng đồng kiến tạo"

09:10 24/09/2024

Ngày 23/9, tại khách sạn Sheraton Hanoi West, Báo Nhân Dân đã công bố Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize mùa thứ hai - 2024. Giải thưởng năm nay với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo” sẽ tiếp tục tìm kiếm, vinh danh tinh thần sẵn sàng cống hiến và sự dấn thân của những cá nhân, tổ chức vì cộng đồng trên khắp mọi miền đất nước.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

“Khát vọng hùng cường”

09:24 25/11/2024

Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...

Ba đột phá quan trọng tạo nên thành công của Trường Chính trị Hậu Giang

09:24 25/11/2024

Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.

Cảnh giác với thủ đoạn lừa xuất khẩu lao động

09:23 25/11/2024

Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.

Bài 2: Để không còn loay hoay tìm nguồn cát

09:22 25/11/2024

Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.