Thứ Ba, ngày 30/11/2021 | 08:17
(Tiếp theo)
Hỏi: Quyền nhân thân là gì ?
Đáp: Điều 25 Bộ luật Dân sự quy định:
- Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
- Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.
Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Hỏi: Quyền có họ, tên được quy định như thế nào ?
Đáp: Điều 26 Bộ luật Dân sự quy định:
- Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
- Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
- Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
- Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
- Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Hỏi: Quyền thay đổi họ được pháp luật quy định như thế nào ?
Đáp: Điều 27 Bộ luật Dân sự quy định:
- Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
+ Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
+ Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
+ Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
+ Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
+ Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
+ Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
+ Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
+ Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
- Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
- Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.
(Còn tiếp)
23:01 09/03/2023
(HG) - Phòng Tư pháp huyện Châu Thành A vừa phối hợp với hội liên hiệp phụ nữ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tổ chức buổi sinh hoạt tìm hiểu pháp luật về quyền của phụ nữ và sinh hoạt Ngày Pháp luật tháng 3-2023.
07:23 02/03/2023
Luật Thanh tra được Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 14/11/2022. Luật Thanh tra sửa đổi nhằm khắc phục những hạn chế của Luật Thanh tra năm 2010 và cụ thể hóa Hiến pháp 2013.
09:07 15/12/2022
Ngày 31 tháng 12 năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2021/NĐ-CP (Nghị định số 144/2021/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
20:52 24/04/2025
Bài 1: Những chiến công vang dội
18:42 24/04/2025
(HGO) - Sáng ngày 24-4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai các văn bản luật gồm: Luật Dữ liệu, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) cho gần 100 đại biểu là lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.
18:37 24/04/2025
(HGO) - Ngày 24-4, tại Khu Công nghệ số tỉnh, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp Công ty Digi-Texx Chi nhánh Hậu Giang, tổ chức Ngày hội Tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nghề cho lao động theo nhu cầu doanh nghiệp, với sự tham dự của lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và gần 100 ứng viên là hội viên phụ nữ, con em vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự về địa phương.
18:34 24/04/2025
(HGO) - Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp (GDNN) - giáo dục thường xuyên (GDTX) chia sẻ khó khăn về thiếu kinh phí trả quy mô dạy vượt giờ cho giáo viên khi kết thúc hoạt động cấp huyện. Chức năng GDNN đã bàn giao về Sở Giáo dục và Đào tạo