Thứ Năm, ngày 12/08/2021 | 07:39
(Tiếp theo)
Hỏi: Hãy cho biết trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định như thế nào ?
Đáp: Theo Điều 166 Luật Bảo vệ môi trường quy định:
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm sau đây:
1. Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về bảo vệ môi trường;
2. Có ý kiến về nội dung đánh giá môi trường chiến lược; tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường; cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận về môi trường theo thẩm quyền;
3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện kiểm soát nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải, chất lượng môi trường; cải tạo và phục hồi môi trường; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật;
4. Tổ chức xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; phê duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc môi trường; thông tin, cảnh báo về ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật;
5. Tổ chức xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng; hướng dẫn việc xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
6. Tổ chức thống kê, xây dựng, duy trì và vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường, báo cáo môi trường theo quy định của pháp luật;
7. Truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
8. Đề xuất chính sách về thuế, phí bảo vệ môi trường, phát hành trái phiếu xanh và các công cụ kinh tế khác để huy động, sử dụng nguồn lực cho bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
9. Tổ chức xây dựng và triển khai hệ thống giám sát, đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia; hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia;
10. Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia; xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia, kịch bản biến đổi khí hậu; hướng dẫn việc sử dụng thông tin, dữ liệu về biến đổi khí hậu và lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch;
11. Tổng hợp để đề xuất phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hướng dẫn việc thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; hướng dẫn việc thống kê, theo dõi và công bố nguồn chi cho bảo vệ môi trường;
12. Trình Chính phủ việc tham gia tổ chức quốc tế, ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về môi trường; thực hiện hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;
13. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường; xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
14. Tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
15. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, giám sát hoạt động về bảo vệ môi trường;
16. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
(Còn tiếp)
23:01 09/03/2023
(HG) - Phòng Tư pháp huyện Châu Thành A vừa phối hợp với hội liên hiệp phụ nữ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tổ chức buổi sinh hoạt tìm hiểu pháp luật về quyền của phụ nữ và sinh hoạt Ngày Pháp luật tháng 3-2023.
07:23 02/03/2023
Luật Thanh tra được Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 14/11/2022. Luật Thanh tra sửa đổi nhằm khắc phục những hạn chế của Luật Thanh tra năm 2010 và cụ thể hóa Hiến pháp 2013.
09:07 15/12/2022
Ngày 31 tháng 12 năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2021/NĐ-CP (Nghị định số 144/2021/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
18:12 09/05/2025
Để đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân, EVN đã và đang thực hiện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2025 dự kiến khoảng 12,2%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống năm 2025 tăng thêm khoảng 33,6 tỷ kWh so với năm 2024.
17:30 09/05/2025
Chiều ngày 9-5, tại Nhà Quốc hội, trong phiên thảo luận góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ thống nhất với những nội dung quy định của dự thảo Luật,
16:49 09/05/2025
Công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của Nhân dân và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
16:41 09/05/2025
(HGO) - Ngày 9-5, Công đoàn các cơ quan Đảng tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025. Qua đó, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động.