Thứ Hai, ngày 17/05/2021 | 18:24
Theo bài viết đăng trên tờ Times of India của Tiến sĩ SD Pradhan, nguyên cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ, năm 2020, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia ghi nhận mức tăng trưởng dương. Bất chấp tác động nghiêm trọng của đại dịch, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng GDP thực tế khoảng 3%. Điều quan trọng, mức tăng trưởng của Việt Nam không chỉ cao hơn mức khoảng 2,3% của Trung Quốc mà còn là tốc độ tăng trưởng cao nhất ở châu Á vào năm 2020. Thành tựu này là một kỳ tích thực sự đối với một quốc gia có ít tài nguyên hơn nhiều so với Trung Quốc.
Công lao này chắc chắn thuộc về ban lãnh đạo Việt Nam của nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cần phải nói rằng, trước khi dịch Covid-19 xảy ra, mức tăng trưởng của Việt Nam khá đáng kể, khoảng 7% liên tục trong nhiều năm.
Bất chấp những vấn đề phát sinh từ đại dịch, xét về giá trị GDP, Việt Nam đạt trên 343 tỉ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia với mức 1,090 tỉ USD, Thái Lan 509,2 tỉ USD và Philippines 367,4 tỉ USD.
Thặng dư thương mại của Việt Nam năm 2020 được ghi nhận ở mức 19,06 tỉ USD, với giá tiêu dùng trung bình tăng 3,23% và lĩnh vực chế biến và chế tạo có mức tăng trưởng 3,98%. Quả thực là một thành tích đáng nể.
Đáng chú ý, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự báo tăng trưởng GDP 6,5% đối với Việt Nam vào năm 2021. IMF cũng kỳ vọng rằng, trong năm nay thâm hụt tài khóa của Việt Nam sẽ thu hẹp so với năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người dự kiến sẽ tăng lên mức hơn 3.750 USD trong vài năm tới.
Theo quan điểm trên, không có gì ngạc nhiên khi thấy rằng, Việt Nam mong muốn tiếp tục các chính sách thể hiện qua việc bầu ra ban lãnh đạo mới. Cuộc bầu cử của Quốc hội cho bốn vị trí quan trọng gợi ý rõ điều này. Đáng chú ý, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Đảng Cộng sản Việt Nam giao cho nhiệm kỳ thứ ba - một trường hợp ngoại lệ hiếm hoi.
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Chủ tịch nước. Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Minh Chính trở thành Thủ tướng mới và Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Dưới thời của các nhà lãnh đạo mới, Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách an ninh và đối ngoại cũng như chiến lược kinh tế đa phương.
Tuy nhiên, đất nước đang phải đối mặt với một số thách thức trong lĩnh vực kinh tế do đại dịch gây ra. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm 25% so với năm 2019, đạt 28,53 tỉ USD tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào năm 2020. Các dự án đăng ký năm 2020 cũng giảm 35% so với năm 2019. Bên cạnh đó, cả nước đã tiếp tục chính sách ngăn chặn đại dịch và các vấn đề liên quan đến y tế, tác động tiêu cực đến nền kinh tế của đất nước. Vấn đề phục hồi các doanh nghiệp vừa và nhỏ về như trước đại dịch vẫn là một thách thức lớn.
Tuy nhiên, những đánh giá tích cực này của IMF phụ thuộc vào việc Việt Nam thực hiện các bước hiệu quả để kiểm soát đại dịch Covid-19 và phục hồi các hoạt động kinh doanh. Sự phục hồi kinh tế đặt ra những thách thức mới khi các nước khác đang thay đổi chính sách thương mại do ảnh hưởng của đại dịch và cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ tiếp diễn.
Ban lãnh đạo Việt Nam cũng sẽ cần giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động. Những cơ hội đòi hỏi lực lượng lao động lành nghề trong nước. Các ưu tiên do Đại hội 13 đề ra là phù hợp. Họ tập trung vào sáu nhiệm vụ chính và ba đột phá chiến lược, bao gồm chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế dựa trên kỹ thuật số, phát triển khoa học và công nghệ và tạo dựng môi trường thuận lợi hơn cho phát triển doanh nghiệp cũng như cho các vấn đề về sản xuất.
Nguồn vốn FDI nhiều khả năng sẽ cải thiện mặc dù các nỗ lực thu hút FDI phải được đẩy mạnh. Các công ty sản xuất muốn chuyển ra khỏi Trung Quốc: họ cần được khuyến khích. Có những dấu hiệu cho thấy Việt Nam vẫn là địa điểm ưa thích của các công ty này. Nhu cầu của các công ty về đất đai, lao động có tay nghề cao và các chính sách tạo thuận lợi trong kinh doanh sẽ cần được theo dõi liên tục để có hành động thích hợp. Cũng nên tập trung vào các chính sách tài khóa và thực thi các chính sách tiền tệ mang tính hỗ trợ nhiều hơn. Việt Nam cũng cần phải điều chỉnh các chính sách của mình cho phù hợp với Sáng kiến khả năng phục hồi chuỗi cung ứng do Ấn Độ, Nhật Bản và Australia đề xuất.
Kinh nghiệm trong quá khứ của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy ông sẽ xử lý tốt tình hình để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với cương vị là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, ông đã giám sát quá trình chuyển đổi kinh tế địa phương này. Ông cũng chú trọng về nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, cho thấy sự tiếp nối của các chính sách kinh tế.
Tuy nhiên, những khó khăn do đại dịch và các chính sách kinh tế của các quốc gia khác khiến nhiệm vụ này trở nên vô cùng thách thức. Mặc dù ban lãnh đạo hiện tại tự tin sẽ vượt qua những thách thức ấy, nhưng cần phải bám sát liên tục những diễn biến để định hướng lại các chính sách của Việt Nam.
Việt Nam với tư cách là Thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng sẽ có nhiều trách nhiệm lớn. Bên cạnh đó, trong ASEAN, Việt Nam là nước lãnh đạo trên thực tế. Những điều này cũng đòi hỏi một chiến lược được soạn thảo kỹ lưỡng để phát huy vai trò của Việt Nam một cách cân bằng. Việt Nam cho đến nay đã xử lý rất tốt và dự kiến sẽ tiếp tục duy trì trong giai đoạn tới.
Với những chính sách trong quá khứ, có thể tự tin nói rằng, ban lãnh đạo mới đủ khả năng để đối phó với những thách thức mới, đồng thời đảm bảo sự phát triển kinh tế. Một điều đáng chú ý là quý I năm nay đã ghi nhận tăng trưởng kinh tế ở mức 4,5%.
Theo VIETNAM+
08:41 26/11/2024
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
14:54 24/11/2024
Tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
07:17 22/11/2024
Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica Luis Abinader Corona, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 đến 21-11-2024.
08:14 21/11/2024
Sáng ngày 20-11, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp bà Manuela, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.
08:00 20/11/2024
Tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững” dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm 2024.
08:12 19/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.
06:23 18/11/2024
Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình dương (APEC) 2024 theo lời mời của Tổng thống Peru Dina Boluarte.
08:27 15/11/2024
Nhận lời mời của Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima từ ngày 12 đến 16-11.
08:31 14/11/2024
Sáng ngày 13-11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ.
08:15 13/11/2024
Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển. Tại Stockholm, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Ulf Kristersson.
17:58 26/11/2024
Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.
17:54 26/11/2024
Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
17:53 26/11/2024
Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.
17:52 26/11/2024
(HG) - Một trong những dấu ấn nổi bật trong hoạt động của hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trong năm nay là vận động xã hội hóa xây dựng 41 cây cầu, tổng trị giá 13,8 tỉ đồng, trong đó huyện vận động xây dựng 19 cây, xã xây dựng 22 cây. Cầu được xây dựng góp phần “nối nhịp bờ vui”, phục vụ sự phát triển của địa phương và lợi ích của người dân.