Chuyên gia quốc tế: Việt Nam hành xử tích cực trong vấn đề Biển Đông

Chủ Nhật, ngày 10/11/2019 | 12:42

Dù tình hình Biển Đông đang có những diễn biến hết sức phức tạp nhưng Việt Nam đã có những hành xử phù hợp trong mọi tình huống. Đây là đánh giá chung của nhiều chuyên gia quốc tế khi thảo luận về những thách thức liên quan đến an ninh, an toàn trên Biển Đông trong bối cảnh trong thời gian gần đây Trung Quốc liên tục có những hành động làm leo thang căng thẳng khiến các quốc gia trong khu vực và trên thế giới buộc phải lên tiếng và có những phản ứng quyết liệt.

Hành xử chủ động theo luật pháp quốc tế

Tiến sĩ Stanley Weeks, chuyên gia cao cấp tại Tập đoàn Ứng dụng Khoa học Quốc tế (SAIC).

Tiến sĩ Stanley Weeks, chuyên gia cao cấp tại Tập đoàn Ứng dụng Khoa học Quốc tế (SAIC) chuyên cung cấp thông tin và hỗ trợ công nghệ cho Chính phủ Mỹ, khẳng định: “Việt Nam luôn nhất quán trong việc chỉ ra những hành vi vi phạm của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như lên tiếng cảnh báo Trung Quốc không nên sử dụng sức mạnh quân sự để chèn ép các nước khác một cách phi pháp.

Điều này cho thấy, Việt Nam luôn đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế và điều này cũng đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Đây là cách làm rất có hiệu quả của Việt Nam. Trong mỗi trường hợp cụ thể, Việt Nam lại có cách phản ứng thích hợp, trong đó có cân nhắc đến tình hình chung. Điều này khiến tình hình Biển Đông dù có những lúc căng thẳng nhưng luôn được hạ nhiệt kịp thời”.

Các chuyên gia cũng ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong việc thắt chặt tình đoàn kết trong ASEAN để đối phó với những hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông trong bối cảnh nhiều nước ASEAN đang chịu áp lực không nhỏ từ Trung Quốc và có quan điểm hết sức khác biệt về cách thức hành xử với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Ông Bill Hayton, chuyên gia hàng đầu về Biển Đông của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh.

Ông Bill Hayton, chuyên gia hàng đầu về Biển Đông của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh, nhận định: “Điều này đòi hỏi rất nhiều kỹ năng về ngoại giao của Việt Nam. Sức mạnh của ASEAN chỉ có thể được bộc lộ khi toàn bộ 10 nước ASEAN cùng có chung tiếng nói chứ không phải là chia rẽ theo lợi ích của từng quốc gia”.

Luôn sẵn sàng cho việc khởi kiện Trung Quốc

Ông Bill Hayton khuyến nghị, nếu Trung Quốc tiếp tục có những hành vi gây bất ổn ở Biển Đông như việc đưa nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam thì Việt Nam có thể tính đến các biện pháp pháp lý. Trong trường hợp này, lẽ phải thuộc về Việt Nam và Việt Nam nắm chắc cơ hội chiến thắng.

Ông Greg Poling, Giám đốc cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI).

Trong khi đó, ông Greg Poling, Giám đốc cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI), cho rằng, Trung Quốc có thể ngang nhiên thực hiện những hành vi sai trái ở Biển Đông là bởi Trung Quốc tự tin vào tương quan lực lượng quá chênh lệch giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực.

Chính vì thế, các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam cần tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc bằng vũ lực. Thay vì thế, ông Greg Poling chia sẻ quan điểm với ông Bill Hayton rằng, nếu tình hình trở nên nghiêm trọng hơn, Việt Nam có thể tính đến việc khởi kiện Trung Quốc hoặc ít nhất là đe dọa khởi kiện Trung Quốc.

“Việt Nam có thể đe dọa khởi kiện Trung Quốc để buộc Trung Quốc phải tiến hành đàm phán theo hướng tích cực hơn với Việt Nam. Nếu Trung Quốc không chấp nhận đàm phán, Việt Nam hãy khởi kiện. Các biện pháp đàm phán song phương sẽ không có hiệu quả nếu Trung Quốc chỉ chăm chăm quan tâm đến lợi ích đơn phương của mình và không chịu nhượng bộ”, ông Poling đề xuất.

Ông James Kraska, Giáo sư Luật Hàng hải quốc tế tại Đại học Hải chiến Mỹ.

Theo ông James Kraska, giáo sư luật hàng hải quốc tế tại Đại học Hải chiến Mỹ, Việt Nam cũng cần tiếp tục tăng cường năng lực quốc gia và đẩy mạnh việc hợp tác chặt chẽ về nhiều mặt với các đối tác có ảnh hưởng lớn trên thế giới để nhận được sự ủng hộ tích cực từ nhiều phía trong quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền hợp pháp của nước này ở Biển Đông thay vì phải đơn độc đối đầu với Trung Quốc.

“Nếu Việt Nam có thể tiến hành các dự án thăm dò dầu khí ngoài khơi với các đối tác như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản hay Australia, điều này sẽ gây tác động không nhỏ đến những toan tính của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông”, ông Kraska gợi ý.

Một biện pháp khác mà Việt Nam có thể làm là phối hợp với các nước ASEAN đẩy nhanh tiến trình ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng, năm 2020 là thời điểm thích hợp để đẩy nhanh tiến độ đàm phán bởi khi đó Việt Nam nắm quyền Chủ tịch ASEAN nên tiếng nói sẽ rất có trọng lượng trong hiệp hội.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, việc này cũng không hề dễ dàng bởi Trung Quốc không muốn bị ràng buộc về mặt pháp lý một khi nước này đặt bút ký vào COC. Trung Quốc sẽ chỉ chấp nhận làm điều này nếu họ hoàn tất được quá trình quân sự hóa và tiến tới kiểm soát Biển Đông. Khi đó hoặc COC sẽ không còn nhiều giá trị như mục đích ban đầu mà các quốc gia trong khu vực hướng đến hoặc những điều khoản trong COC sẽ trở nên có lợi cho Trung Quốc.

Theo VOV.VN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

18:28 28/11/2024

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneat Norodom Sihamoni đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong ngày 28 đến 29-11.

Việt Nam - Lào chia sẻ kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu lý luận - xây dựng Đảng

09:03 28/11/2024

Tại Trụ sở Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ở Thủ đô Vientiane, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị,

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Đan Mạch trong quản lý hiệu quả nguồn nước, xử lý rác thải, kiểm soát ô nhiễm

08:15 27/11/2024

Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Vương quốc Đan Mạch, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã gặp Bộ trưởng Môi trường và Bình đẳng giới Đan Mạch Magnus Johannes Heunicke để trao đổi về hợp tác môi trường và các lĩnh vực liên quan giữa Việt Nam và Đan Mạch.

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

08:41 26/11/2024

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

14:54 24/11/2024

Tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

07:17 22/11/2024

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica Luis Abinader Corona, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 đến 21-11-2024.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới

08:14 21/11/2024

Sáng ngày 20-11, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp bà Manuela, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

08:00 20/11/2024

Tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững” dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương

08:12 19/11/2024

Trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự APEC

06:23 18/11/2024

Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình dương (APEC) 2024 theo lời mời của Tổng thống Peru Dina Boluarte.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Để người dân an lòng ở khu tái định cư mới

18:37 28/11/2024

Nhiều khu tái định cư phục vụ người dân ảnh hưởng dự án cao tốc trục dọc và trục ngang đã bắt đầu đón những hộ dân đầu tiên về nơi ở mới. An cư đã có nhưng “lạc nghiệp” vẫn đang là mối quan tâm lớn của bà con hiện nay.

Vào vụ thu hoạch cá ruộng

18:36 28/11/2024

Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.

Phát triển mô hình trồng nấm mối đen ứng dụng công nghệ cao

18:35 28/11/2024

Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.

Cần có lộ trình giải quyết kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng

18:31 28/11/2024

Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.