Thứ Ba, ngày 22/02/2022 | 10:22
Trang thepeninsula.org.in (Ấn Độ) vừa có bài viết trong đó nêu rõ lãnh đạo và Nhân dân Việt Nam có lý do để ăn mừng việc đất nước mình hoàn thành xuất sắc vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (UNSC) nhiệm kỳ 2020 và 2021.
Việt Nam cùng đại diện các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tham dự phiên thảo luận về tình hình Yemen tháng 5-2021.
Trước khi nhận nhiệm vụ tại UNSC, Việt Nam đã thông báo rằng sẽ “tận dụng tối đa hai năm nhiệm kỳ để góp phần nâng cao tính hiệu quả của Hội đồng Bảo an, thúc đẩy đối thoại để giúp tìm ra giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột và đưa tiếng nói của các nước nhỏ vào công việc của hội đồng”, đặc biệt tập trung vào “ngăn ngừa xung đột, ngoại giao phòng ngừa, giải quyết hòa bình các tranh chấp và tăng cường thực hiện Chương VI của Hiến chương Liên Hiệp Quốc”.
Xét trên mọi khía cạnh, Việt Nam đã đạt được tất mục tiêu đã đặt ra bất chấp những diễn biến phực tạp và không thể đoán trước của tình hình kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh cũng như những thách thức chưa từng có, bao gồm cả tác động sâu rộng của đại dịch Covid-19.
Trong quãng thời gian nói trên, Việt Nam đã hai lần đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào tháng 1-2020 và tháng 4-2021.
Việt Nam đã dẫn dắt một số sự kiện và sáng kiến, và những sáng kiến này đều đã được các thành viên khác của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thừa nhận.
Trên hết, chúng đã nhận được phản hồi tích cực. Một số đề xuất quan trọng do Việt Nam dẫn dắt gồm:
Hai nghị quyết về việc bổ nhiệm lại công tố viên và rà soát hai năm hoạt động của “Cơ chế tồn dư quốc tế của các tòa án hình sự” (IRMCT) và về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu;
Ba tuyên bố của Chủ tịch nước Việt Nam về việc tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, tăng cường mối quan hệ giữa Liên Hiệp Quốc và các tổ chức khu vực trong việc thúc đẩy xây dựng lòng tin và giải quyết hậu quả của bom mìn; Một tuyên bố báo chí về vụ tấn công khủng bố ở Indonesia; Tuyên bố Hà Nội về phụ nữ, hòa bình và an ninh.
Việt Nam cũng thúc đẩy các vấn đề liên quan đến gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và kêu gọi cộng đồng quốc tế “ứng phó và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với hòa bình và an ninh quốc tế”.
Việt Nam cũng ủng hộ các vấn đề do các thành viên không thường trực khác của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nêu ra.
Chẳng hạn, Thủ tướng Phạm Minh Chính ủng hộ Năm nguyên tắc của Thủ tướng Ấn Độ Modi và đảm bảo rằng Việt Nam “cam kết hợp tác với Ấn Độ và các thành viên khác trong Hội đồng Bảo an về việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, vì hòa bình và thịnh vượng toàn cầu”.
Ông cũng đưa ra ba đề xuất, bao gồm: Sử dụng bền vững các đại dương và biển cả; An ninh hàng hải toàn diện và tổng thể thông qua “hợp tác, đối thoại và luật pháp quốc tế” và do Liên Hiệp Quốc lãnh đạo; Duy trì các nghĩa vụ pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương holistic và UNCLOS 1982.
Liên quan đến Công ước UNCLOS 1982, Thủ tướng Chính phủ cho biết Việt Nam “quyết tâm” cùng ASEAN và Trung Quốc “thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và đàm phán một Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982”.
Trong suốt nhiệm kỳ trong vai trò thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã đồng thời giữ chức Chủ tịch ASEAN năm 2020.
Việt Nam có thể được ghi nhận vì đã nêu ra vấn đề về Biển Đông tại Liên Hiệp Quốc. Trong thông điệp gửi tới Cuộc tranh luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch nước thời điểm đó, ông Nguyễn Phú Trọng, đã bày tỏ rằng Việt Nam cam kết “duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và tự do hàng hải ở Biển Đông” và tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS năm 1982; nhấn mạnh và kêu gọi “tất cả các bên liên quan thực hiện kiềm chế, tránh các hành vi đơn phương làm phức tạp tình hình và giải quyết các tranh chấp và khác biệt thông qua các biện pháp hòa bình, tôn trọng các quy trình về ngoại giao và pháp lý”.
Không ngạc nhiên khi Bắc Kinh đã có phản ứng và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng “Hội đồng Bảo an không phải là nơi thích hợp để thảo luận về vấn đề Biển Đông”.
Về bản chất, Việt Nam đã không chỉ giải quyết các vấn đề quốc tế - xuyên quốc gia - toàn cầu tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mà còn đưa ra các vấn đề khu vực như Biển Đông, là tiếng nói chung của ASEAN cũng như các nước có yêu sách.
Đây là một lợi thế lớn về chính trị - ngoại giao đối với ASEAN và Việt Nam đã củng cố được uy tín quốc tế không chỉ với tư cách là một thành viên quan trọng trong khu vực mà còn là một chủ thể quốc tế có trách nhiệm, tập trung vào Chương VI và Chương VIII của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Theo VIETNAM+
08:35 22/04/2025
Sáng ngày 21-4, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ trao quyết định của Chủ tịch nước cho sĩ quan đi thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA).
07:03 21/04/2025
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey David Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Hoa Kỳ), kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
07:04 18/04/2025
Sáng ngày 17-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp bà Amina Mohammed, Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc nhân dịp bà đến Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ 4 tại Hà Nội.
06:14 17/04/2025
Sáng 16-4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư.
07:50 16/04/2025
Sáng ngày 15-4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã tổ chức các hoạt động Gặp gỡ hữu nghị Nhân dân Việt Nam - Trung Quốc,
18:53 14/04/2025
Trưa ngày 14-4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong 2 ngày 14 và 15-4-2025, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
05:50 14/04/2025
Tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp ông Laurent Saint-Martin, Bộ trưởng đặc trách Ngoại thương và Người Pháp ở nước ngoài nhân chuyến thăm Việt Nam.
19:33 10/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.
05:43 10/04/2025
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8 đến 10-4.
18:21 08/04/2025
Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Đầu tư thường niên 2025 tại Abu Dhabi, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã thăm trụ sở và trao đổi với Bộ trưởng Kinh tế UAE Abdulla Bin Touq Al Marri.
15:05 22/04/2025
Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết đang triển khai chương trình ưu đãi nhằm nâng cao trải nghiệm dịch vụ thoại và dữ liệu di động cho người dùng.
09:57 22/04/2025
(HG) - Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành A vừa giải ngân cho 52 hộ vay vốn ở thị trấn Một Ngàn, với số tiền trên 1,7 tỉ đồng.
09:55 22/04/2025
Thiếu vắng các tay vợt chủ lực đã tạo ra khoảng trống lực lượng và áp lực duy trì vị thế trên đấu trường quốc tế của quần vợt Việt Nam.
09:55 22/04/2025
(HG) - Ngày 21-4, tại Thư viện tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Hậu Giang lần thứ IV năm 2025.