Thứ Hai, ngày 10/06/2019 | 18:48
Người
Người biểu tình
Người Hong Kong hôm 9/6 đổ xuống đường để biểu tình phản đối dự luật dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc đại lục. Một nhà tổ chức biểu tình cho biết hơn một triệu người đã tham gia tuần hành, trong khi cảnh sát nói rằng con số này là 240.000 người.
Cuộc biểu tình biến thành bạo lực vào rạng sáng 10/6 khi cảnh sát tới giải tán những nhóm biểu tình nhỏ vì thời gian cho phép biểu tình đã hết. Hàng trăm người biểu tình nổi giận, tấn công cảnh sát bằng hàng rào sắt và chai lọ, buộc lực lượng chống bạo động phải trấn áp bằng dùi cui và hơi cay.
Tâm điểm trong nỗi bức xúc khiến người Hong Kong đổ xuống đường biểu tình bất chấp nắng nóng chính là dự luật sửa đổi "Người phạm tội bỏ trốn và Hỗ trợ pháp lý lẫn nhau về vấn đề hình sự" sắp được đưa ra tranh luận trước cơ quan lập pháp Hong Kong vào ngày 12/6. Nếu dự luật này được thông qua, cư dân Hong Kong, công dân Trung Quốc cùng những người nước ngoài sống tại trung tâm tài chính toàn cầu này đều có nguy cơ bị dẫn độ nếu họ bị truy nã ở Trung Quốc đại lục.
Chính quyền Hong Kong lần đầu tiên đưa ra đề xuất dự luật vào tháng 2 nhằm đơn giản hóa việc dẫn độ từng trường hợp nghi phạm hình sự đến các vùng nằm ngoài 20 nơi Hong Kong đã ký hiệp ước dẫn độ, chẳng hạn như Trung Quốc đại lục, đảo Đài Loan và
"Lỗ hổng" này được thể hiện rõ trong vụ án cư dân Hong Kong Chan Tong-kai năm 2018 giết bạn gái Poon Hiu-wing khi hai người đi nghỉ ở Đài Loan. Sau khi trở về Hong Kong, Chan thừa nhận đã giết Poon nhưng cảnh sát
Sau khi được Anh trao trả về Trung Quốc năm 1997 theo mô hình "một quốc gia, hai chế độ", Hong Kong được quyền duy trì một hệ thống pháp lý riêng biệt, độc lập với đại lục và hai bên cũng không ký bất cứ thỏa thuận dẫn độ nào.
Người biểu tình lo ngại rằng dự luật sẽ khiến Hong Kong chịu ảnh hưởng từ luật pháp của Trung Quốc đại lục và cư dân Hong Kong có thể trở thành nạn nhân của một hệ thống pháp lý khác. Nhiều người gọi đây là động thái thân Bắc Kinh và bày tỏ nghi ngờ về tính công bằng và minh bạch của hệ thống tư pháp Trung Quốc đại lục. Một số chính trị gia đối lập nói vấn đề này là bước ngoặt cho tình trạng tự do của thành phố.
"Nếu Trung Quốc có thể tùy ý đòi dẫn độ người nào đó sang đại lục, điều đó sẽ hủy hoại không chỉ lối sống mà còn phá hủy nền kinh tế của chúng tôi ở Hong Kong bởi nhiều người sẽ rời khỏi nơi này", người biểu tình Tommy Lo nói.
"Đây là một đạo luật hà khắc sẽ ảnh hưởng đến tương lai thế hệ tiếp theo của chúng tôi", cụ bà họ Wong, 70 tuổi, tham gia cuộc biểu tình ngày 9/6, nói.
Trong khi đó, giới chức
Mỹ, Anh và Đức đã bày tỏ lo ngại về dự luật này. Một số phái viên của Liên minh châu Âu đã gặp trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam để phản đối. "Đó là đề xuất giáng một đòn khủng khiếp chống lại luật pháp, sự ổn định và an ninh của Hong Kong, vào vị thế của Hong Kong là một trung tâm thương mại quốc tế tuyệt vời", Chris Patten, thống đốc người Anh cuối cùng của Hong Kong trước khi thành phố được bàn giao cho Trung Quốc, nói hồi tuần trước.
Trong khi đó, bà Lam và các quan chức Hong Kong kiên quyết bảo vệ dự luật, nhấn mạnh rằng cần có nó để xử lý vụ giết người ở Đài Loan và bít "lỗ hổng". Tuy nhiên, Đài Loan cũng phản đối dự luật này vì cho rằng nó khiến cư dân của họ gặp rủi ro khi đến
Bà Lam và các đồng minh khẳng định rằng sẽ có các biện pháp bảo vệ bị cáo, có nghĩa là bất kỳ ai có nguy cơ bị đàn áp chính trị, tôn giáo, tra tấn, xử tử sẽ không bị dẫn độ.
Mặc dù giới lãnh đạo Hong Kong đã đưa ra hạn chế là dự luật dẫn độ chỉ được áp dụng cho tội ác nghiêm trọng và loại trừ 9 tội danh kinh tế cụ thể, không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ hủy hoặc hoãn kế hoạch bỏ phiếu để cho phép tham vấn rộng rãi hơn về những tác động của dự luật. Các quan chức Trung Quốc công khai ủng hộ chính quyền
Tuy nhiên, một số chính trị gia đối lập tin rằng lập trường của chính quyền Hong Kong đang bị dao động và họ có thể "xuống nước" nếu như có thêm nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn nổ ra.
"Người dân đang thể hiện lo ngại bằng cách thành lập các nhóm riêng", Rose Wu, thành viên tổ chức phi chính phủ Mặt trận Nhân quyền Dân sự, nói, nhắc đến việc sinh viên, người đi làm và bà nội trợ đã ký vào hàng trăm kiến nghị trên mạng từ tháng trước để phản đối dự luật. Ở nước ngoài, các cuộc biểu tình cũng được tổ chức tại hơn 20 thành phố trên toàn thế giới.
"Phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ trên khắp thế giới là cú huých lớn cho những người
Theo Phương Vũ (Theo Reuters)/tuoitre.vn
18:28 28/11/2024
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneat Norodom Sihamoni đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong ngày 28 đến 29-11.
09:03 28/11/2024
Tại Trụ sở Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ở Thủ đô Vientiane, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị,
08:15 27/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Vương quốc Đan Mạch, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã gặp Bộ trưởng Môi trường và Bình đẳng giới Đan Mạch Magnus Johannes Heunicke để trao đổi về hợp tác môi trường và các lĩnh vực liên quan giữa Việt Nam và Đan Mạch.
08:41 26/11/2024
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
14:54 24/11/2024
Tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
07:17 22/11/2024
Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica Luis Abinader Corona, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 đến 21-11-2024.
08:14 21/11/2024
Sáng ngày 20-11, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp bà Manuela, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.
08:00 20/11/2024
Tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững” dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm 2024.
08:12 19/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.
06:23 18/11/2024
Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình dương (APEC) 2024 theo lời mời của Tổng thống Peru Dina Boluarte.
07:29 29/11/2024
(HG) - Chiều ngày 27-11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Thanh có cuộc họp với các sở, ban, ngành, địa phương để thông qua các văn bản quy phạm pháp luật do Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu ban hành.
07:25 29/11/2024
(HG) - Đoàn kiểm tra liên ngành về hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2024 Bộ Y tế đã kiểm tra tại tỉnh vào ngày 28-11.
07:24 29/11/2024
(HG) - Cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT cho biết, đến hết tháng 10 năm nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước ước đạt 8,2 tỉ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu tôm đạt hơn 3,2 tỉ USD, tăng 13% so với cùng kỳ và xuất khẩu cá tra đạt gần 1,7 tỉ USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
07:16 29/11/2024
Dẫu kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng nhiều chị em phụ nữ đã tiết kiệm, chủ động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, để đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động.