Mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia không thể tách rời

Thứ Ba, ngày 30/08/2022 | 18:12

Trang chủ của Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC) đã đăng tải bài viết chuyên sâu về Việt Nam, Campuchia và lịch sử quan hệ hữu nghị giữa hai nước trong suốt chiều dài lịch sử hơn 3/4 thế kỷ qua dưới tiêu đề “Campuchia - Việt Nam sau ách đô hộ của ngoại bang” của học giả Uch Leang, Phó Vụ trưởng Vụ nghiên cứu Á-Phi và Trung Đông thuộc Viện Quan hệ Quốc tế (RAC).

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo Hun Sen tiếp thân mật Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchia Nguyễn Thị Thanh (trái) và Đoàn đại biểu Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchia tại Cung Hòa Bình ở Thủ đô Phnom Penh, tháng 8-2022.

Bài viết được đăng đúng vào dịp kỷ niệm 77 năm Quốc khánh Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2022), cũng là “Năm hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam 2022” và kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia.

Phần đầu của bài viết, tác giả Uch Leang đã trình bày về bối cảnh lịch sử đưa đến sự hình thành quan hệ hữu nghị giữa hai nước, với những cột mốc nổi bật như Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc năm 1945; thực dân Pháp đưa quân tái chiếm Đông Dương, chiếm đóng Lào, Campuchia; chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, Chính phủ Pháp buộc phải ký Hiệp định hòa bình Genève năm 1954, đồng ý trao trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam và công nhận nền độc lập của Campuchia và Lào; Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai và Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba, khởi đầu với sự kiện Việt Nam hỗ trợ lực lượng yêu nước Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot năm 1979.

Từ những diễn biến lịch sử đó, tác giả nhận định trải qua năm tháng, Campuchia và Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì và không ngừng thúc đẩy mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, có chung đường biên giới dài 1.274km và cùng dòng chảy sông Mekong, chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 24-6-1967.

Ông nhấn mạnh: “Kể từ đó, vận mệnh của hai đất nước gắn liền với nhau... Mối quan hệ giữa hai nước gắn bó sâu sắc, đặc biệt là vào những năm 1950 và 1970, gắn liền với hai sự kiện lịch sử quan trọng, đáng nhớ về sự giúp đỡ của Campuchia trong sự nghiệp thống nhất đất nước Việt Nam và sự hy sinh của Việt Nam trong việc góp phần giải phóng Nhân dân Campuchia khỏi chế độ Pol Pot diệt chủng”.

Sau khi phân tích tình hình quan hệ giữa hai nước gắn với bối cảnh khu vực trong hơn nửa thập kỷ qua, bài viết đưa độc giả trở về với hiện tại với quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Campuchia, cùng nhận định hơn nửa thế kỷ qua, mối quan hệ giữa hai nước từng bước phát triển, đi lên.

Năm 2005, Campuchia và Việt Nam thống nhất định hướng phát triển hai nước trong bối cảnh mới với phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.

Trong hai năm gần đây, thực tiễn cuộc chiến chống dịch Covid-19 đòi hỏi mỗi quốc gia phải thích ứng với bối cảnh dịch bệnh và khôi phục nền kinh tế bằng cách thay đổi phương thức hợp tác trong bối cảnh vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa duy trì ổn định và đảm bảo tăng trưởng trong trao đổi thương mại.

Trong tình hình đó, trên cơ sở tăng cường và mở rộng truyền thống thương yêu, quý trọng và giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn, hai nước Campuchia và Việt Nam đã chia sẻ, hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần, cùng nhau chống lại dịch bệnh, tiến tới kiểm soát tốt Covid-19 và mở lại quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia nói riêng, trong khu vực và toàn thế giới nói chung.

Theo học giả Uch Leang, năm 2022 là năm kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao Campuchia - Việt Nam. Hai nước đã chọn năm 2022 là “Năm hữu nghị Campuchia - Việt Nam” và cũng là lần thứ ba Campuchia giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN.

Giống như Campuchia đã từng ủng hộ Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN trước đây, Việt Nam một mực ủng hộ Campuchia trong việc duy trì vai trò trung tâm của ASEAN, phát huy tinh thần vì một ASEAN hòa hợp, huy động nỗ lực nội khối và các đối tác ngoài ASEAN, nâng cao tình đoàn kết và khả năng thích ứng của ASEAN nhằm đạt được mục tiêu xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025.

Trên tinh thần đó, tác giả cho rằng chỉ có kiên định tinh thần “Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng”, ASEAN mới có thể tiến về phía trước một cách vững chãi, đoàn kết và hữu nghị để vượt qua các thách thức.

Bài viết kết thúc với nhận định đầy lạc quan: “Mối quan hệ hữu nghị và láng giềng tốt đẹp giữa hai nước Campuchia - Việt Nam là mối quan hệ không thể tách rời. Trong đó, quan hệ kinh tế giữ vai trò quan trọng, hậu thuẫn cho quan hệ chính trị trong mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai đất nước”.

Theo VIETNAM+

Viết bình luận mới

Xem thêm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

14:54 24/11/2024

Tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

07:17 22/11/2024

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica Luis Abinader Corona, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 đến 21-11-2024.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới

08:14 21/11/2024

Sáng ngày 20-11, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp bà Manuela, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

08:00 20/11/2024

Tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững” dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương

08:12 19/11/2024

Trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự APEC

06:23 18/11/2024

Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình dương (APEC) 2024 theo lời mời của Tổng thống Peru Dina Boluarte.

Tạo thêm động lực cho quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Peru

08:27 15/11/2024

Nhận lời mời của Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima từ ngày 12 đến 16-11.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

08:31 14/11/2024

​​​​​​​Sáng ngày 13-11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển

08:15 13/11/2024

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển. Tại Stockholm, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Ulf Kristersson.

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Chile

08:43 12/11/2024

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Chile, tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Chile Lautaro Carmona Soto.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

“Khát vọng hùng cường”

09:24 25/11/2024

Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...

Ba đột phá quan trọng tạo nên thành công của Trường Chính trị Hậu Giang

09:24 25/11/2024

Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.

Cảnh giác với thủ đoạn lừa xuất khẩu lao động

09:23 25/11/2024

Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.

Bài 2: Để không còn loay hoay tìm nguồn cát

09:22 25/11/2024

Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.