Quan hệ Mỹ - ASEAN: hợp tác vì tương lai

Thứ Năm, ngày 17/03/2016 | 16:08

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, cùng với những biến chuyển sâu sắc trong quan hệ quốc tế, quan hệ Mỹ - ASEAN không ngừng được củng cố, phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất, phục vụ những mục tiêu, lợi ích của cả hai bên. Hội nghị Cấp cao đặc biệt tổ chức tại Xăn-ni-len, Ca-li-phóoc-ni-a (Mỹ) vào trung tuần tháng 02 vừa qua cho thấy những chuyển động mới trong mối quan hệ này.

Làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được hình thành vào năm 1967. Năm 1977, quan hệ đối thoại Mỹ - ASEAN bắt đầu khởi động. Từ năm 2005 đến năm 2010, mối quan hệ hai bên nhìn chung ổn định. Năm 2005, hai bên thiết lập quan hệ đối tác tăng cường. Tháng 7-2009, Mỹ tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC); đề xuất và tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ và bốn nước hạ nguồn sông Mê Công (CLTV) lần đầu. Mỹ là một trong những nước đối thoại đầu tiên chính thức lập phái đoàn Mỹ tại ASEAN, cử Đại sứ Mỹ thường trú bên cạnh ASEAN năm 2010. Quan hệ Mỹ - ASEAN được thúc đẩy qua nhiều cơ chế, trong đó khuôn khổ Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN được thể chế hóa bằng các cuộc họp hằng năm, kể từ năm 2013.

Tại Hội nghị các nhà lãnh đạo Mỹ - ASEAN ở Ba-li (In-đô-nê-xi-a), hai bên đã thông qua “Kế hoạch hành động cho giai đoạn mới 2011 - 2015” nhằm triển khai quan hệ đối tác tăng cường vì “Hòa bình, bền vững và thịnh vượng”. Tuy nhiên, phải đến tháng 11-2015, Hội nghị Cấp cao lần thứ 3 tại Cua-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), Mỹ và ASEAN mới nâng cấp quan hệ song phương thành quan hệ đối tác chiến lược và thông qua “Kế hoạch Hành động giai đoạn 2016 - 2020”, triển khai đối tác chiến lược Mỹ - ASEAN. Hai bên đã ký nhiều thỏa thuận, khuôn khổ hợp tác quan trọng và xúc tiến hợp tác trong nhiều lĩnh vực cụ thể. Mỹ dành ưu tiên cao hỗ trợ ASEAN tăng cường năng lực bảo đảm an ninh, nhất là an ninh hàng hải trên cơ sở song phương cũng như thông qua diễn đàn khu vực. Hai bên tích cực hợp tác trong các lĩnh vực chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, an ninh mạng, chống tội phạm xuyên quốc gia,…

Thông qua cơ chế Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), TAC với các đối tác, vai trò của ASEAN trong các vấn đề hòa bình, an ninh khu vực được thúc đẩy mạnh mẽ. Cùng với đó, Mỹ tích cực tham gia các diễn đàn/cơ chế do ASEAN dẫn dắt, như ARF, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (EAMF), can dự sâu hơn vào các vấn đề trọng yếu tại khu vực, như Biển Đông và các vấn đề an ninh phi truyền thống,... tạo nhân tố cân bằng quan hệ với các cường quốc trong khu vực.

Hội nghị cấp cao đặc biệt lần này do đích thân Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma mời lãnh đạo các nước ASEAN, cho thấy Mỹ rất coi trọng vai trò của ASEAN để hiện thực hóa mục tiêu của mình. Đây là hội nghị cấp cao đầu tiên giữa ASEAN và một nước đối tác ngay sau khi hình thành Cộng đồng ASEAN và cũng là hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN đầu tiên được tổ chức tại Mỹ. Mỹ muốn sử dụng Hội nghị này để nhấn mạnh sức mạnh của hiệp hội trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Kết quả Hội nghị là phương hướng và giải pháp triển khai quan hệ đối tác chiến lược, đưa quan hệ Mỹ - ASEAN đi vào thực chất hơn.

Hướng tới tương lai

Trong bối cảnh ảm đạm của kinh tế toàn cầu, việc mở cửa thị trường và tạo dựng sự kết nối cho các doanh nghiệp Mỹ - ASEAN mang ý nghĩa quan trọng. Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa Mỹ và ASEAN kỳ vọng đưa tới những lợi ích cho cả đôi bên. Đối với Mỹ, đó là việc thâm nhập vào các nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng cao, tạo dựng ảnh hưởng tại khu vực. Với các nước ASEAN, điều này có nghĩa, các nước này sẽ vươn tới một thị trường tiêu thụ rộng lớn, có ý nghĩa lớn với hoạt động thương mại ASEAN.

Thực tế, ASEAN hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư của Mỹ, ngược lại các công ty Mỹ là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất ở khu vực này. Các công ty Mỹ đầu tư vào Đông Nam Á nhiều hơn so với vào Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ cộng lại. FDI của Mỹ vào ASEAN đạt 226 tỷ USD (năm 2014), đưa Mỹ vào nhóm các nhà đầu tư lớn nhất của ASEAN. Để tiếp tục cải thiện quan hệ thương mại hai chiều giữa ASEAN và Mỹ thời gian tới, một yếu tố quan trọng không thể thiếu, đó chính là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiện mới chỉ có 4 nước thuộc khối ASEAN (Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây) tham gia TPP, nhưng chính quyền Tổng thống B. Ô-ba-ma đang nỗ lực tìm kiếm những sáng kiến đặc biệt và mới mẻ, phù hợp với sự đa dạng của các nền kinh tế Đông Nam Á để làm sâu sắc hơn mối quan hệ Mỹ - ASEAN.

Khi các nỗ lực xây dựng năng lực như “Sáng kiến gắn kết kinh tế mở rộng” (E3) và các chương trình hỗ trợ kỹ thuật như “Kết nối ASEAN thông qua thương mại và đầu tư” đang đi đúng hướng, Mỹ và các nước ASEAN vẫn tích cực hành động nhiều hơn nữa trong các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, đổi mới và xây dựng năng lực kinh doanh. Đáng chú ý, sau Hội nghị cấp cao ở Xăn-ni-len, ngày 17-2-2016, tại Xan Đi-ê-gô, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN đã tổ chức một hội nghị giao lưu kinh tế giữa các doanh nghiệp Mỹ và ASEAN nhằm tìm kiếm nhiều hơn các cơ hội hợp tác kinh doanh hai bên.

Không chỉ dừng lại ở các hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư, Mỹ và các nước ASEAN cũng đã quan tâm bàn thảo đến các thách thức an ninh phi truyền thống. Sau chuỗi vụ tấn công ở thủ đô Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a), In-đô-nê-xi-a thời gian qua, có thể thấy, Đông Nam Á nổi lên như một trọng điểm mới của chủ nghĩa khủng bố, đặc biệt là ở các quốc gia có nhiều người Hồi giáo. Tới đây, Mỹ sẽ tăng cường hợp tác với các nước Đông Nam Á trong việc chia sẻ thông tin, phối hợp hành động cũng như hỗ trợ xây dựng năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật và phòng chống tội phạm để ngăn chặn tốt hơn các âm mưu khủng bố.

Ở khía cạnh khác, các quốc gia ASEAN gần đây luôn thu hút sự chú ý của các quốc gia khác trong khu vực, như Trung Quốc, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ và Hàn Quốc. Chính sách “Hành động phía Đông” của Ấn Độ hay “Quan tâm đến châu Á nhiều hơn” của Ô-xtrây-li-a gần đây chính là thể hiện tầm quan trọng đang lên của ASEAN. Đây cũng là khu vực quan trọng đối với Trung Quốc nhằm cân bằng với Mỹ.

Các nước ASEAN có lập trường và lợi ích khác nhau đối với tranh chấp ở Biển Đông. Và để phù hợp với lợi ích này của các nước ASEAN, kể cả các nước ASEAN không có tranh chấp với Trung Quốc, Mỹ luôn cố gắng tránh để khu vực này bùng phát xung đột hay “quân sự hóa”. Mỹ đã và đang hợp tác với các nước ASEAN trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định ở Biển Đông cũng như hỗ trợ các nước ASEAN nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.

Có thể nói, quan hệ Mỹ - ASEAN đã chuyển sang giai đoạn mới, thực chất hơn, hiệu quả hơn, vì lợi ích đôi bên, vì hòa bình, ổn định trên thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, điều này tạo ra những chuyển biến có lợi cho ASEAN, đưa ASEAN vào vị thế thuận lợi hơn trong giải quyết và cân bằng các mối quan hệ đối ngoại giữa các nước, hướng tới ổn định và phát triển.

Theo An Nhiên/tapchicongsan.org.vn

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam

07:55 30/06/2025

Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Australia Gillian Bird nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam.

Thủ tướng thăm sàn chứng khoán lớn nhất châu Á, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển trung tâm tài chính Thượng Hải

05:37 27/06/2025

Sáng ngày 26-6, tại Thượng Hải, trong chương trình công tác tham dự Hội nghị WEF Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, làm việc tại Sàn Giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SSE).

Thủ tướng đề xuất kết nối đường sắt Việt Nam – Kyrgyzstan và với các nước Trung Á

08:23 26/06/2025

Tiếp nối loạt hoạt động tiếp xúc song phương bên lề Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Thiên Tân, Trung Quốc, sáng này 25-6 (giờ địa phương),

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Cơ hội hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc còn rất rộng lớn

05:52 25/06/2025

Trong chương trình tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF 16 Thiên Tân) và làm việc tại Trung Quốc, chiều ngày 24-6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.

Bà Nguyễn Thị Thanh tiếp Đoàn Ủy ban Bình đẳng giới và Gia đình, Quốc hội Hàn Quốc

06:20 24/06/2025

Sáng ngày 23-6, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tiếp Đoàn Ủy ban Bình đẳng giới và Gia đình, Quốc hội Hàn Quốc nhân dịp Đoàn đến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Quân đội Nhân dân Việt Nam làm việc tại Cuba

07:02 22/06/2025

Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Quân đội Nhân dân Việt Nam do Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn, đã thăm và làm việc tại Cuba, nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt và hợp tác quốc phòng song phương.

Thúc đẩy liên kết, chia sẻ cơ hội phát triển hài hòa, bền vững và bao trùm giữa các nền kinh tế

06:37 20/06/2025

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh điều này khi dự và phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc - Nam Á lần thứ 9 và Hội chợ Xuất nhập khẩu Côn Minh lần thứ 29, tổ chức sáng ngày 19-6, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc,

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Mạnh Tiến tiếp Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam

07:27 19/06/2025

Tại Trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Mạnh Tiến tiếp Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Julien Guerrier.

Đại sứ Gillian Bird: Thành công của Việt Nam cũng là thành công của Australia

09:05 18/06/2025

Tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ Australia Gillian Bird nhân dịp Đại sứ bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Kết thúc vòng đàm phán lần thứ 3 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Mỹ

08:22 17/06/2025

Theo kế hoạch đã thống nhất, vòng đàm phán lần thứ 3 Hiệp định song phương về Thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Mỹ được tổ chức tại Washington D.C.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...