Thứ Hai, ngày 24/06/2024 | 07:50
Tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã tiếp Đại sứ Turkmenistan Parakhat Hommadovich Durdyev và Đại sứ Iceland Thórir Ibsen nhân dịp sang Việt Nam trình Quốc thư.
Tiếp Đại sứ Turkmenistan Parakhat Hommadovich Durdyev, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đề nghị hai bên tiếp tục thúc đẩy và tăng cường trao đổi, tiếp xúc các cấp trong cả khuôn khổ song phương và đa phương nhằm tăng cường tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, tạo cơ sở mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, du lịch, giáo dục - đào tạo, năng lượng... Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng bày tỏ mong muốn Bộ Ngoại giao hai nước cũng như Đại sứ Parakhat Hommadovich Durdyev phát huy vai trò đầu mối thúc đẩy, hỗ trợ các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước hợp tác hiệu quả. Bên cạnh đó, hai bên có thể trao đổi khả năng đàm phán, ký kết Hiệp định về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động trao đổi đoàn, tiếp xúc song phương.
Chia sẻ đánh giá của Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng về tiềm năng hợp tác của hai nước, Đại sứ Parahat Hommadovich Durdyev khẳng định tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị Bộ Ngoại giao và Chính phủ Turkmenistan các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực có thế mạnh và nhu cầu của hai nước, nhất là hợp tác trong lĩnh vực thương mại - đầu tư, công nghệ thông tin, nông nghiệp, dầu khí, du lịch, giáo dục - đào tạo.
Đại sứ Parahat Hommadovich Durdyev khẳng định Turkmenistan coi trọng hợp tác với Việt Nam và sẵn sàng làm cầu nối giúp Việt Nam phát triển quan hệ với các nước trong khu vực; mong muốn thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao; nhất trí duy trì hợp tác hiệu quả giữa hai bộ ngoại giao thông qua các cơ chế tham vấn, phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, tăng cường hợp tác đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm và nghiên cứu khả năng hai bên ký kết hiệp định miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao và công vụ.
Tại cuộc tiếp Đại sứ Cộng hòa Iceland Thórir Ibsen, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Iceland, thế mạnh của Iceland trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, du lịch, đổi mới sáng tạo, đồng thời bày tỏ vui mừng về các kết quả hợp tác tích cực giữa hai nước trong thời gian qua.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng nhất trí việc hai bên cần tăng cường hợp tác chính trị - ngoại giao, tham vấn lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và Liên Hiệp Quốc. Đánh giá cao vai trò của Iceland trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và khối EFTA, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đề nghị Iceland quan tâm thúc đẩy giao thương giữa hai nước, khuyến khích các doanh nghiệp Iceland tăng cường kinh doanh, đầu tư vào Việt Nam. Trên cơ sở những tiềm năng và thế mạnh của hai nước, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đề nghị hai bên chủ động nghiên cứu và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, công nghệ cao, năng lượng tái tạo, giáo dục - đào tạo, du lịch, văn hóa…
Chia sẻ về hợp tác của hai nước, Đại sứ Iceland Thórir Ibsen khẳng định Iceland coi trọng quan hệ hợp tác với khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, chính phủ hai nước cần triển khai các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác chính trị - ngoại giao, tăng cường trao đổi đoàn các cấp cũng như hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt là Liên Hiệp Quốc.
Đại sứ Thórir Ibsen khẳng định Iceland mong muốn đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại, đầu tư, thông qua việc đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại tự do FTA giữa Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu EFTA mà Iceland là thành viên với Việt Nam, nhằm tạo khuôn khổ khuyến khích các doanh nghiệp Iceland đầu tư vào Việt Nam cũng như tăng xuất khẩu của Việt Nam và Iceland sang thị trường nhau. Đại sứ đề nghị hai bên tiếp tục thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác năng lượng sạch đã ký trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Iceland năm 2015; tạo điều kiện cho doanh nghiệp lớn của Iceland trong lĩnh vực địa nhiệt hoạt động tại Việt Nam; triển khai hiệu quả hợp tác truyền thống trong lĩnh vực thủy hải sản, giáo dục - đào tạo, văn hóa - du lịch; mở rộng hợp tác sang lĩnh vực bình đẳng giới, khoa học và công nghệ cao…
Theo TTXVN
08:22 11/12/2024
Ngày 10-12, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, đồng chủ trì phiên họp lần thứ 16 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội kiến Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Hàn Chính.
08:15 10/12/2024
Sáng ngày 9-12, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc và đồng chủ trì phiên họp lần thứ 16 Ủy ban Chỉ đạo song phương Việt Nam - Trung Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đến thăm Khu công nghiệp công nghệ cao Trung Quan Thôn, tại Thủ đô Bắc Kinh.
08:08 09/12/2024
Nhận lời mời của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương phía Trung Quốc Vương Nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương phía Việt Nam Bùi Thanh Sơn thăm Trung Quốc và đồng chủ trì phiên họp lần thứ 16 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc từ ngày 8 đến 11-12.
06:43 06/12/2024
Sáng ngày 5-12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đã tiếp thân mật Đoàn đại biểu Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào do ông Monexay Laomoaxong, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng,
20:02 04/12/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, sáng ngày 4-12, tại thủ đô Tokyo, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Thống đốc tỉnh Nara Yamashita Makoto và lãnh đạo địa phương.
08:01 04/12/2024
Nhận lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu, thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 3 đến 7-12.
19:09 02/12/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, sáng ngày 2-12-2024, sau lễ đón chính thức tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng.
07:30 02/12/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Phần Lan, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã hội kiến Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb.
18:28 28/11/2024
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneat Norodom Sihamoni đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong ngày 28 đến 29-11.
09:03 28/11/2024
Tại Trụ sở Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ở Thủ đô Vientiane, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị,
14:21 11/12/2024
(HGO) - Chiều muộn ngày 9-12, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (ban chỉ đạo).
08:44 11/12/2024
(HG) - Theo bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, huyện Phụng Hiệp, HTX đang thu mua cá thát lát của bà con nông dân để sản xuất phục vụ các đơn hàng cuối năm. Giá cá thát lát hiện ổn định ở mức 73.000-74.000 đồng/kg, trong khi năm trước ở thời điểm này giá cá thát lát dao động từ 72.000-85.000 đồng/kg, có lúc lên đến 90.000 đồng/kg nhưng vẫn khan hiếm nguồn cung. Còn năm nay, nguồn cung dồi dào, với mức giá hiện tại, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi hơn 10.000 đồng/kg cá thát lát thương phẩm.
08:43 11/12/2024
(HG) - Nhằm ghi nhận ý kiến, kiến nghị, phản ánh trực tiếp của cử tri qua đường dây nóng 02933.504.987 tại Kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh, trong phiên chất vấn diễn ra vào sáng ngày 10-12, Tổ đường dây nóng đã tiếp nhận 7 cuộc gọi đến của cử tri.
08:42 11/12/2024
(HG) - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, từ tháng 12-2024 đến tháng 5-2025, tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 5-15%. Từ đó, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,2m. Trước tình hình trên, dự báo xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024-2025 tại ĐBSCL sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.