Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

Thứ Năm, ngày 13/06/2024 | 08:04

Tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris, Kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003), đã khai mạc với sự tham dự của 183 quốc gia thành viên và hơn 100 quan sát viên. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp này.

Tại phiên khai mạc, Việt Nam đã được các nước thành viên tín nhiệm cao bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003, đưa số lượng các cơ chế then chốt của UNESCO mà Việt Nam tham gia lên con số 6 (thành viên Ủy ban Di sản thế giới và Hội đồng Chấp hành UNESCO, Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO, Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ và Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003).

Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của sự kiện này, một lần nữa cho thấy vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam, sự ủng hộ, tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và năng lực điều hành của ta tại các thể chế đa phương toàn cầu, và đặc biệt là sự ghi nhận đối với những đóng góp của Việt Nam trong gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể trong nước và trên thế giới. Đây cũng là kết quả của việc triển khai chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước về đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, cũng như Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030.

Phát biểu tại phiên khai mạc toàn thể của Kỳ họp lần thứ 10, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đánh giá cao nỗ lực của Ủy ban liên Chính phủ, Ban thư ký và các quốc gia thành viên Công ước 2003 trong thúc đẩy các mục tiêu của Công ước, nâng cao nhận thức về vai trò của bảo vệ và trao truyền di sản phi vật thể, đặt cộng đồng vào trung tâm của nỗ lực bảo tồn di sản. Thứ trưởng khẳng định Việt Nam, với 15 di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh và 550 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, luôn luôn quan tâm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, không ngừng xây dựng và hoàn thiện chính sách, luật pháp quốc gia, và gần đây nhất là Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Phát triển Văn hóa đến 2045, và Luật Di sản văn hóa sửa đổi.

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đề xuất UNESCO và các nước thành viên cần tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế, triển khai hiệu quả Công ước, ưu tiên chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển, các quốc gia châu Phi, nhóm đảo nhỏ đang phát triển, thúc đẩy tham gia và đóng góp của cộng đồng, phụ nữ và thanh niên.

Các quốc gia thành viên Công ước 2003 đánh giá cao những kinh nghiệm, hiểu biết và nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở cả phương diện lý luận, luật pháp và thực tiễn, là bài học tốt cho nhiều quốc gia ở khu vực và quốc tế, góp phần bảo vệ khẩn cấp những di sản có nguy cơ bị mai một, gìn giữ những di sản đại diện cho nhân loại và quảng bá những hình mẫu di sản được bảo vệ tốt trên thế giới.

Diễn ra trong hai ngày, 11 và 12-6, Kỳ họp lần thứ 10 của Đại hội đồng Công ước 2003 là dịp để các nước thành viên cùng nhau thảo luận các vấn đề quan trọng đối với tương lai của Công ước và hướng các nỗ lực của các quốc gia và cộng đồng vào việc bảo vệ di sản sống của thế giới. Các chủ đề chính trong chương trình nghị sự bao gồm: tổng kết các hoạt động của Đại hội đồng giai đoạn 2022-2023; xem xét việc triển khai rộng rãi hơn Điều 18 của Công ước; xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn lực của Quỹ Di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2024 và 2025; công nhận các tổ chức phi chính phủ mới và bầu 12 thành viên mới của Ủy ban.

Đại hội đồng Công ước 2003 là cơ quan quyền lực cao nhất của UNESCO trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, gồm đại diện của 183 nước thành viên. Đại hội đồng quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến chính sách, đường lối phát triển của Công ước, phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác bảo tồn di sản phi vật thể ở các quốc gia, bầu Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003. Việt Nam chính thức tham gia Công ước 2003 vào ngày 5-9-2005, trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới gia nhập Công ước quan trọng này. Là một thành viên tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam đã 2 lần được tín nhiệm, trúng cử vào Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Tinh thần của Công ước đã được vận dụng vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 và vào thực tiễn hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, với những kết quả rất đáng ghi nhận.

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, đệ trình và thúc đẩy việc ghi danh các hồ sơ đề cử như: Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc; Khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê; Hang Con Moong; Lễ hội Vía bà Chúa Xứ núi Sam; Nghệ thuật Tranh dân gian Đông Hồ; Nghệ thuật Chèo; Mo Mường; Công viên địa chất Lạng Sơn; và đặc biệt là Dự án bảo tồn và phát huy giá trị khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Theo TTXVN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Đối thoại Chiến lược Quốc phòng Việt Nam - Liên bang Nga lần thứ 7

08:07 27/12/2024

Sáng ngày 26-12, tại Hà Nội, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Alexander Fomin, Thứ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga, đồng chủ trì Đối thoại Chiến lược Quốc phòng Việt Nam - Liên bang Nga lần thứ 7.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam

09:19 26/12/2024

Ngày 25-12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hà Vĩ.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Australia là một trong các ưu tiên đối ngoại của Việt Nam

05:39 25/12/2024

Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Quan hệ Việt Nam - Pháp vươn lên tầm cao mới trong năm 2024

06:12 24/12/2024

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Pháp, khi hai nước nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh

06:20 23/12/2024

Tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy.

Thủ tướng tiếp đoàn doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh của Hoa Kỳ

08:18 20/12/2024

Tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đoàn doanh nghiệp ngành hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) thăm và làm việc tại Việt Nam nhân dịp Triển lãm Quốc phòng quốc tế lần thứ 2 năm 2024 do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào Khamliang Outhakaysone thăm chính thức Việt Nam

07:20 19/12/2024

Sáng ngày 18-12, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng (Hà Nội), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Lễ đón và hội đàm với Thượng tướng Khamliang Outhakaysone, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào sang thăm chính thức Việt Nam và tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.

Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Belarus thăm chính thức Việt Nam

07:21 18/12/2024

Nhận lời mời của Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng Khrenin Viktor Gennadievich, Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Belarus dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Belarus thăm chính thức Việt Nam

Chặng đường đầy tự hào của dân tộc Việt Nam dưới góc nhìn của nhà báo Argentina

05:46 17/12/2024

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), nhà báo Gaston Fiorda, Đài Phát thanh quốc gia Argentina, ca ngợi những đóng góp của lực lượng quân đội Việt Nam, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam cũng như biểu tượng của sự hy sinh anh dũng và lòng quả cảm.

Cơ hội mở rộng hợp tác giữa Việt Nam và Cuba còn rất lớn

07:49 16/12/2024

Tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Cuba Ydael Jesús Pézez Brito.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Gần 2 giờ gây án, đối tượng cướp giật tài sản bị bắt

09:05 27/12/2024

(HGO) – Sau khi tiếp nhận thông tin của nhân dân tại ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, xảy ra vụ cướp giật tài sản, lực lượng Công an xã đã phối hợp với lực lượng tham gia đảm bảo an ninh trật tự ấp xác minh thu thập chứng cứ, báo cáo về trên để truy bắt đối tượng.

Hiệp đồng giao nhận quân, huấn luyện

08:30 27/12/2024

(HGO) – Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vừa tổ chức Hội nghị hiệp đồng giao nhận quân; huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên lực lượng dự bị động viên năm 2025.

Cuộc thi Sáng tạo Thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh: Trao giải 34 sản phẩm xuất sắc

08:23 27/12/2024

(HG) - Ngày 26-12, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh Hậu Giang lần thứ XI năm 2024 đã tổ chức tổng kết và trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả có sản phẩm xuất sắc.

Lý do nhiều địa phương chưa tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2024

08:21 27/12/2024

(HG) - Tại Hội nghị giao ban giữa Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức mới đây, thông tin: 7/8 phòng GD&ĐT vẫn chưa tuyển dụng viên chức năm 2024, do phải rà soát theo vị trí việc làm; thực hiện theo Nghị quyết số 18, các phòng GD&ĐT sẽ thêm chức năng ở mảng GDNN, nhưng một số đơn vị dự kiến sẽ không được bổ sung thêm biên chế. Riêng đối với cấp THPT, Trung tâm GDNN-GDTX một số đơn vị cơ sở vật chất hiện nay xuống cấp, thiếu giáo viên gây khó khăn trong dạy học…