Thứ Năm, ngày 02/01/2020 | 17:43
Năm 2020, Việt Nam đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ).
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Australia, giáo sư danh dự Đại học New South Wales, ông Carl Thayer, đánh giá Việt Nam có lợi thế và điểm mạnh để sẵn sàng đảm nhận hai vị trí quan trọng tại ASEAN và HĐBA LHQ.
Giáo sư Carl Thayer trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN.
Theo giáo sư Carl Thayer, về vị trí Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam sẽ nhận được sự tôn trọng trong khối không chỉ vì Việt Nam đã có kinh nghiệm làm Chủ tịch ASEAN trong quá khứ, mà còn vì có một đội ngũ cán bộ ngoại giao có tính chuyên nghiệp cao.
Điều quan trọng hơn là Việt Nam so với các nước ASEAN khác có các thế mạnh riêng để đảm bảo sự thành công của năm chủ tịch ASEAN. Đó là Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và sự ổn định trong nước - hai yếu tố nền tảng để Việt Nam có thể phát huy vai trò tích cực, chủ động của mình trong ASEAN.
Trong khi đó, tại HĐBA LHQ, Việt Nam có lợi thế là có quan hệ quốc tế rộng rãi.
Việt Nam hiện đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 16 quốc gia lớn trên thế giới và quan hệ đối tác toàn diện với khoảng hơn 10 nước.
Dựa trên các mối quan hệ quan trọng và tích cực này, Việt Nam có thể thúc đẩy các vấn đề mà Việt Nam ủng hộ tại Liên Hiệp Quốc. Một lợi thế khác là Việt Nam đã đóng góp cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, như triển khai quan sát viên, lập bệnh viện dã chiến cấp 2, và đang chuẩn bị triển khai đội công binh tham gia gìn giữ hòa bình.
Như vậy, Việt Nam đã tích cực hỗ trợ cho hòa bình thế giới không chỉ trong lời nói mà cả trong hành động thông qua việc tham gia vào thực thi các chính sách và hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc ở nhiều nơi trên thế giới.
Trả lời câu hỏi Việt Nam nên làm gì để phát huy hiệu quả những lợi thế của mình tại các diễn đàn trên, giáo sư Thayer cho rằng, năm 2020 sẽ là một năm đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam, bởi không chỉ là năm đảm nhiệm chức Chủ tịch ASEAN, mà Việt Nam cũng sẽ chủ trì các diễn đàn khu vực do ASEAN dẫn dắt, như Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn biển ASEAN mở rộng (EAMF), và nhiều thể chế liên quan khác.
Giáo sư Thayer nhấn mạnh Việt Nam sẽ cần chú trọng vào 3 lĩnh vực để phát huy hiệu quả những lợi thế của mình tại ASEAN. Đó là Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các chương trình Thái Lan đã đề xướng trong năm 2019 trong vai trò chủ tịch ASEAN. Điều đó cũng có nghĩa là Việt Nam cần phải làm việc với nước làm chủ tịch luân phiên tiếp theo về các chương trình này.
Lĩnh vực thứ hai bao gồm một loạt các công việc thông thường như xem xét, ban hành và sửa đổi các quy hoạch, kế hoạch đã hết hạn theo trách nhiệm của nước Chủ tịch ASEAN.
Và thứ ba là thực hiện các ý tưởng và hoạt động ưu tiên theo chủ đề “Gắn kết và Chủ động thích ứng” mà Việt Nam đưa ra cho năm chủ tịch ASEAN.
Ông Thayer cho rằng, với vai trò ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam cần đẩy mạnh sự liên kết với các nước ủy viên không thường trực khác cũng như các nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an trong khi vẫn duy trì sự độc lập.
Về những thách thức mà Việt Nam có thể sẽ gặp phải khi đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN và ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, giáo sư Thayer chỉ rõ Việt Nam sẽ phải đối mặt với một số thách thức trong công tác điều hành công việc sự vụ của ASEAN và vấn đề an ninh khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Trước hết, Việt Nam sẽ phải đổi mới các quá trình hành chính để tăng hiệu quả các hoạt động của ASEAN và cải thiện, thúc đẩy các mối quan hệ đối tác giữa ASEAN và các khu vực khác trên thế giới.
Thứ hai, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với thực tế là có sự khác biệt lớn về mức độ phát triển cũng như xu hướng chính trị của các quốc gia thành viên trong khối. Do vậy, Việt Nam sẽ phải nỗ lực tạo ra sự đồng thuận trên các vấn đề nhạy cảm và đẩy nhanh quá trình xây dựng cộng đồng dựa trên ba trụ cột, trong đó trụ cột an ninh - chính trị sẽ là lĩnh vực nhạy cảm nhất.
Một thách thức khác là làm sao để thống nhất được cách thức xử lý chung đối với vấn đề Biển Đông trong bối cảnh ASEAN hiện đang tiến hành các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Một thách thức nữa là việc Ấn Độ rút khỏi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong khi Nhật Bản cũng để ngỏ ý định không tham gia.
Thử thách lớn đối với Việt Nam là làm sao có thể gắn kết các nước còn lại giống như trong trường hợp của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) khi Việt Nam chủ trì Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Giáo sư Thayer lưu ý tại HĐBA, có vấn đề là 2 ủy viên thường trực Mỹ và Trung Quốc thường không có sự thống nhất, trong khi Nga đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Việt Nam đang duy trì mối quan hệ tốt với cả 3 nước này. Như vậy, điểm thuận lợi của Việt Nam là có thế độc lập của mình, nhưng điểm bất lợi là Việt Nam không muốn rơi vào tình trạng phải lựa chọn giữa các cường quốc.
Nhận định về khả năng Việt Nam có thể điều phối các nỗ lực chung trong ASEAN cũng như HĐBA LHQ để giải quyết các thách thức an ninh, trong đó có an ninh biển, giáo sư Thayer nêu rõ Việt Nam có tố chất cũng như truyền thống văn hóa trong việc xây dựng sự đoàn kết, đồng thuận và biết cách hợp tác hiệu quả với các đối tác.
Việt Nam biết cách đấu tranh để giành độc lập và đạt các thỏa thuận với các cường quốc bên ngoài. Ông luôn đánh giá cao và tin tưởng vào năng lực ngoại giao chuyên nghiệp của Việt Nam.
Theo VIETNAM+
09:03 28/11/2024
Tại Trụ sở Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ở Thủ đô Vientiane, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị,
08:15 27/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Vương quốc Đan Mạch, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã gặp Bộ trưởng Môi trường và Bình đẳng giới Đan Mạch Magnus Johannes Heunicke để trao đổi về hợp tác môi trường và các lĩnh vực liên quan giữa Việt Nam và Đan Mạch.
08:41 26/11/2024
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
14:54 24/11/2024
Tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
07:17 22/11/2024
Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica Luis Abinader Corona, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 đến 21-11-2024.
08:14 21/11/2024
Sáng ngày 20-11, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp bà Manuela, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.
08:00 20/11/2024
Tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững” dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm 2024.
08:12 19/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.
06:23 18/11/2024
Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình dương (APEC) 2024 theo lời mời của Tổng thống Peru Dina Boluarte.
08:27 15/11/2024
Nhận lời mời của Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima từ ngày 12 đến 16-11.
15:23 28/11/2024
(HG) – Sáng ngày 28-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì buổi tiếp xúc, đối thoại với thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trên địa bàn tỉnh.
11:00 28/11/2024
(HG) - Dự án Đường tỉnh 929 (đoạn từ Đường tỉnh 931B đến Quốc lộ 61) có chiều dài 4,9km, tổng mức đầu tư là 300 tỉ đồng, thời gian thực hiện dự án 2022-2025.
10:15 28/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng cho hơn 270 học viên là cán bộ phụ trách công tác tổ chức xây dựng Đảng thuộc đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở cấp huyện.
10:07 28/11/2024
(HG) - Cuộc thi “Đề xuất mô hình, sáng kiến, giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” năm 2024,