Việt - Nhật hợp tác phát triển năng lượng bền vững ở tiểu vùng Mekong

Thứ Ba, ngày 16/03/2021 | 09:22

Sáng ngày 15-3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Trường chính sách công - Đại học Tokyo tổ chức Diễn đàn nghiên cứu Việt Nam - Nhật Bản với chủ đề “Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản nhằm phát triển năng lượng bền vững ở tiểu vùng sông Mekong mở rộng giai đoạn hậu Covid-19”.

Quang cảnh diễn đàn. Nguồn: BNEWS

Diễn đàn là cơ hội để cùng nhau nhìn lại bối cảnh tác động tới hợp tác phát triển năng lượng tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS); nhìn nhận lại một số vấn đề gây ảnh hưởng tới việc xây dựng chính sách năng lượng bền vững trong tiểu vùng, từ đó, khuyến nghị một số chính sách để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản và gia tăng đóng góp vào phát triển năng lượng bền vững ở tiểu vùng.

Phát biểu tại diễn đàn, tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh, Viện trưởng CIEM, cho biết kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ khá nhanh. Đảng và Chính phủ cũng đặt những mục tiêu quan trọng, trong đó có tăng trưởng kinh tế trong thập niên tới. Nhu cầu sử dụng năng lượng là rất lớn và có xu hướng liên tục tăng nhanh.

Để đáp ứng nhu cầu này một cách bền vững, Việt Nam đang nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng khác nhau, chứ không chỉ dựa vào các nguồn hóa thạch hay nguồn lợi thủy điện.

“Việt Nam cũng cần nhìn nhận tầm quan trọng của việc phát triển năng lượng một cách bền vững ở khu vực GMS và đã thường xuyên, chủ động trao đổi với các quốc gia thành viên. Trong quá trình đó, chúng tôi đánh giá cao sự tham gia hỗ trợ tích cực của các đối tác ở cả trong và ngoài khu vực GMS”, Viện trưởng Hồng Minh nhấn mạnh.

Trong những năm gần đây, hợp tác của các nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng gồm Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và 2 tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc đã gia tăng đáng kể. Khu vực này được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng lớn trong Asean.

Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng của ASEAN và ASEAN+, các nước ở khu vực GMS cũng đã có nhiều sáng kiến và nỗ lực hợp tác trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại - đầu tư cho đến phát triển kết cấu hạ tầng, năng lượng, viễn thông, phát triển nguồn nhân lực và môi trường... trong đó năng lượng là một lĩnh vực quan trọng, gắn kết mật thiết với quá trình hợp tác và phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.

Dù đều được dự báo sẽ cần thêm năng lượng trong thập niên tới, các nước ở khu vực GMS sẽ khó có thể phát triển bền vững và hiệu quả nếu chỉ xây dựng chính sách năng lượng một cách độc lập, không hài hòa với nhau. Chính ở đây, khu vực GMS vẫn cần gia tăng hợp tác nhằm hướng tới một chính sách năng lượng bền vững và hài hòa ở cấp vùng.

Ngài Fukunari Kimuara, Khoa Kinh tế - Đại học Keio, cho rằng tiểu vùng sông Mekong được đánh giá là tiểu vùng thành công nhất với tốc độ tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo nhanh trong 3 thập kỷ qua. Tuy nhiên, khoảng cách phát triển trong khu vực vẫn còn rộng.

Các vấn đề về phát triển bền vững khác như quản lý nguồn nước và môi trường nói chung đang trở thành những vấn đề cấp bách trong tiểu vùng...

Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, cho biết các quốc gia tham gia vào cơ chế hợp tác tiểu vùng (ngoại trừ những đối tác chính bên ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản và Hòa Kỳ) đều có năng lực kinh tế khiêm tốn và phụ thuộc nhiều vào hỗ trợ từ bên ngoài.

Cùng với đó, hiệu quả thực thi của một số cơ chế hoặc sáng kiến còn thấp; quá nhiều cơ chế hợp tác chồng chéo và trùng lắp các lĩnh vực, nội dung ưu tiên. Một số cơ chế sử dụng dự án của đối tác khác, dẫn đến những con số ảo và không phản ánh chính xác thực tế hợp tác trong khu vực.

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban nghiên cứu tổng hợp CIEM đề xuất Việt Nam cần đảm bảo cơ cấu năng lượng cân bằng hơn nữa; tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu năng lượng ở mức độ hợp lý; đồng thời thúc đẩy thảo luận thực chất hơn về năng lượng và phát triển bền vững với các nước GMS...

Theo Viện trưởng Nguyễn Hồng Minh, trong lĩnh vực năng lượng, Nhật Bản có nhiều dư địa để gia tăng hợp tác với các nước GMS. Bên cạnh việc tham gia các dự án năng lượng phù hợp, Nhật Bản còn có nhiều kinh nghiệm trong việc theo dõi đánh giá tác động cũng như việc xây dựng các kế hoạch, biện pháp xử lý các rủi ro liên quan đến các dự án này.

Chẳng hạn kinh nghiệm xử lý hậu quả và phục hồi sau khủng hoảng Fukushima, xảy ra 10 năm trước đây, vẫn còn lưu tâm với nhiều nước GMS.

Với việc doanh nghiệp Nhật Bản đang hiện diện nhiều hơn ở các nước GMS, một chính sách năng lượng bền vững của khu vực này cũng mang lại nhiều ý nghĩa cho Nhật Bản.

Theo VIETNAM+

Viết bình luận mới

Xem thêm

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

08:41 26/11/2024

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

14:54 24/11/2024

Tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

07:17 22/11/2024

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica Luis Abinader Corona, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 đến 21-11-2024.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới

08:14 21/11/2024

Sáng ngày 20-11, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp bà Manuela, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

08:00 20/11/2024

Tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững” dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương

08:12 19/11/2024

Trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự APEC

06:23 18/11/2024

Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình dương (APEC) 2024 theo lời mời của Tổng thống Peru Dina Boluarte.

Tạo thêm động lực cho quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Peru

08:27 15/11/2024

Nhận lời mời của Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima từ ngày 12 đến 16-11.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

08:31 14/11/2024

​​​​​​​Sáng ngày 13-11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển

08:15 13/11/2024

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển. Tại Stockholm, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Ulf Kristersson.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Góp sức xây dựng Đảng của những chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở

17:58 26/11/2024

Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.

Bài 4: Chuyển mình từ cao tốc

17:54 26/11/2024

Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ đột phá

17:53 26/11/2024

Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.

Xây dựng 41 cầu giao thông nông thôn

17:52 26/11/2024

(HG) - Một trong những dấu ấn nổi bật trong hoạt động của hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trong năm nay là vận động xã hội hóa xây dựng 41 cây cầu, tổng trị giá 13,8 tỉ đồng, trong đó huyện vận động xây dựng 19 cây, xã xây dựng 22 cây. Cầu được xây dựng góp phần “nối nhịp bờ vui”, phục vụ sự phát triển của địa phương và lợi ích của người dân.